Đôi giòng ghi nhận về
“Buổi Hội thảo về Y tế Đời
sống và gia đình”
do Hội Người Việt Tị
Nạn CS tại Mönchengladbach tổ chức
Ông Hội trưởng Nguyễn văn Rị ngõ lời chào mừng Quan
khách
Bên cạnh các hoạt động văn hoá chánh yếu như
tổ chức các ngày Tết Nguyên đán, Tết Trung Thu, hoặc duy trì các lớp Việt ngữ
cho các em thiếu nhi tại tỉnh nhà, ý tưởng tổ chức một Buổi Hội thảo về Y tế đã được nhen nhúm từ lâu như
là một trong những hoạt động của Hội Người Việt Tị Nạn, tỉnh Mönchengladbach.
Tuy nhiên một buổi sinh hoạt với chủ đề “Sức
khoẻ là vàng” sau hơn 30 năm hội nhập
mới có cơ hội thực hiện, nhằm đáp ứng
phần nào nhu cầu giao tiếp giữa giới Y, Nha, Dược sĩ và các thành viên trong
Cộng đồng người Việt tha hương.
Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 15 tháng 6 năm 2013 Buổi
Hội thảo về Y tế đã được chánh thức tổ chức lần đầu tiên, với sự hổ trợ trực
tiếp của Liên Hội Người Việt Tị Nan Cộng sản tại Cộng Hoà Liên bang Đức. Buổi họp mặt nầy đã quy tụ được một số đồng bào địa phưong và
các vùng lân cận như Düsseldorf, Köln, Krefeld, Nettetal, Aachen, Oberhausen .
. , đặc biệt, còn một số
Quý đồng hương ở cách xa hằng 300
km, như nữ nha si Tuý Hương từ Kassel
cũng chiụ khó lặn lội đến tham dự.
(Chủ toạ đoàn từ trái:
Ds.Kim Khánh, Ds. Bạch Tuyết, Nha
sỉ Tuý Hương, Bs. Nam Huân, Bs. Trần văn Tích Tích, và Hội Trtưởng Nguyễn văn Rị
)
Nhìn chung, ban đầu yếu tố thiên thời rất thuận tiện,
thời tiết tuy không rực nắng như mùa hè, nhưng khí hậu tương đối mát mẻ, tiếc thay, sắp đến giờ khai mạc thì trời đổ mưa, vì thế
buổi hội thảo đã bị trì hoản chừng 30 phút nhằm chờ đón Bà con có đủ thì giờ tề
tựu đông đủ hơn. Cuối cùng con số tham dự chỉ đạt hơn đến
70 tham dự viên. Phải công nhận đây là một điều tiếc nuối của
Ban tổ chức vì đã bỏ ra rất nhiều công sức nhưng đối tượng phục vụ đại chúng chỉ đạt được ở một
số lượng rất khiêm nhường!.
(Quang cảnh Hội
trường – Quan khách tham dự)
Sau phần nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca, Phút mật
niệm, Ông Nguyễn Văn Rị được giới thiệu đứng lên chào mừng quan
khách, và đồng thời Ông mời tất cả Tham dự viên cùng chào mừng các vị Bác sỉ
Diển giả và Chủ toạ đoàn gồm các vị Dược
sĩ, Nha sĩ đến tham gia ủng hộ.
Ban Tổ chức giới
thiệu tiểu sử cuả Nhi vị Diễn giả đồng thờì cũng điểm qua đôi nét về quá trình
hoạt động của các vị nhân sĩ nầy.
-Diễn giả: Bs.
Giáo sư, Trần Văn Tích, Chủ tịch Liên Hội Người Việt Tị nạn
CS/CHLBĐ
-Diễn giả:
BS:Giáo sư Nguyễn Nam Huân, Giám đốc Bệnh viện Elizabeth, tỉnh
MG
Diễn
giả: Bs, Giáo sư Trần văn
Tích
Có lễ ở vào vị thế Niên truởng, Chủ tịch Liên Hội, một chuyên gia, vốn đã từng là nạn nhân có nhiều kinh nghiệm
với đời sống của người ti nạn, Bác sĩ Trần văn Tích đã thuyết trình đầu tiên về đề tài “Bệnh tâm thần
trong công đồng nguời Việt tị nạn”. Theo
quan điểm của chúng tôi, Bác sỉ diễn giã đã khéo tự chọn một đề tài thiết thực,
“gải đúng chỗ ngứa”, hoặc “soi
thấu tâm can” của đồng bào, một thực tế hiển nhiên nhưng ít được xã hội
quan tâm đúng mức. Chúng tôi không thể tóm lược hết nội dung phần phát biểu của
Bác sỉ Tích, vì e sợ “tam sao thất bổn”.
Chúng tôi thiển nghĩ các vị độc giả nếu cần tìm hiểu thêm, tốt nhất. nên liên lạc Ban tổ chức - Anh Rị -
qua những đoạn băng Video để bảo đảm nét trung thực của vấn đề. Tuy nhiên chúng tôi cũng đã ghi nhận một cách
khái quát là Bác sỉ diễn giả đã phân biểt rõ ràng thế nào là bệnh tâm thần, thế
nào là bệnh thần kinh. Bệnh tâm thần đại
thể do rối loạn tâm lý – Mental Disorder/Mental Illness - có thể do các chấn thương tâm lý, tự ti mặc cảm, thất chí, tha hương, kỳ thị
văn hoá. khó thích nghi trong môi trường hội nhập văn hoá mới . v.v. Theo diễn giả các nạn nhân, bệnh nhân tâm thần cần được các Bác sĩ chuyên khoa tâm
lý điều trị, khác với cách trị liệu thông thường dành cho những chứng bệnh về thể xác ví như tiểu đường, hay lở loét bao
tử, viêm gan v.v…. Phần thuyết trình đến
phần súc tích, nhiều tham dự viên sốt sắng nêu câu hỏi cùng diẽn giả, nhưng Ban
tổ chức thấy cần tạm ngưng để ưu tiên lo phần giải lao cho Bà con, và quyết định:
riêng phần thắc mắc, xin để hạ hồi phân
giải!..
Diễn
già: Bs. Giáo sư Nguyễn Nam Huân - Chủ
đề: Ung thư, Dinh
dưởng
Phần giải lao kéo dài chừng 15/20 phút, chương trình bước sang phần phát biểu cuả BS Nguyễn Nam Huân. Vốn là một Bác sĩ, Giáo sư chuyên ngành nội
khoa, Bác sỉ diễn giả đã vận dụng trợ huấn cụ với máy chiếu ảnh lên tường để
trình bày phần nội tạng của con người,
điển hình qua bộ máy tiêu hoá, gan, ruột; vấn đề
dinh dưỡng và sau đó chia xẻ đề tài được quan tâm nhất của thời đại:
Bệnh ung thư, biện pháp phòng ngừa, và xử lý. Một lần nủa chúng tôi nhân thấy không đủ khả
năng thâu thập hết phần thuyết trình, chỉ xin mạn phép ghi nhận phần toát
yếu. Bác sỉ cho rằng mọi bênh trạng không phải tự trên trời rơi
xuống, và phát triển tăng dần không phải một sớm một chiều. Do đó công viêc phát hiện bệnh trạng, khám
bệnh phải kịp thời “tốt hơn thà khám
lầm, còn hơn khám trẽ” thí dụ chứng đau bụng có thể có nhiều nguyên do và cũng
phải để tâm “phòng bênh bao giờ cũng hơn tri
bệnh” vì đương sự khi lo trả chi
phí phòng bịnh tức là đã chi trả trước chi phí trị bệnh rồi! Ngoài ra Bác sỉ diẽn giả cũng lưu tâm về khoa
dinh dương với nguyên tắc ăn uống “quân bình âm dương” có nghĩa đừng chuyên vào
thịt mở, trái lại phải biết điều hoà với rau quả, uống đủ nước, nghỉ ngơi hợp
lý, nhất là lo phòng ngừa, chủng ngừa ung thư cho các cháu bé gái từ 12 đến 16 tuổi, Ngoài ra mọi người cũng nên lưu ý đến các
biện pháp phòng viêm gan, như không lạm dụng ruợu đế, kim chi, dưa chua vì theo
thống kê cho biết những dân tộc có đời sống như ở vùng Nam Ý theo thực đơn Địa
Trung Hải thường có tuổi thọ cao và tỉ lệ ung thư rất
thấp….
Có lẻ phần hào hừng nhất
mà buổi hội thảo mong chờ là phần Hội luận vấn
đáp.
Rất nhiều câu hỏi
đã được nêu ra làm cho buổi sinh hoạt trở nên sôi động. những bệnh lý về tiểu đường, mất ngũ, thiếu
máu, nha chu - Parandontitis, tẩy răng,
phép gìn giử răng, những điều cần biết
khi làm răng giả, vấn đề mua thuốc, hay
cách xử lý thuốc men sắp hết hạn kỳ sử dụng v.v. đều được giải đáp, hướng dẫn
tận tình. Điều nầy khiến Ban tổ chức
càng tiếc rẻ vì nhiều Bà con đã bỏ lở một cơ hội hiếm có để tìm hiểu bệnh lý, biện pháp phòng bệnh để
phòng thân, trong khi tự bản thân mình e ít có dịp tìm hiểu tường tận do hàng rào ngôn ngữ, cơ hội tham vấn v.v. để
rồi bản thân chịu thiệt thòi vì những nhận thức hạn chế của
mình. Thí dụ trong phép dinh duởng bà con được nhắc nhở
không nên dùng dầu chiên cũ kỹ, hay không biết tiêu dùng phần bổ ích cuả một
số vỏ trái cây, hoặc sai lầm chọn ăn gạo
chà trắng bóng, hoặc khuyến cáo chỉ nên dùng ruợu vang đỏ qúa 3 năm tuổi mới có công năng đề phòng tim mạch ngừa tai biến
v.v.
Phần
giải đáp thắc mắc cuả các Diễn giả/Chủ toạ đòan do các tham dự viên nêu
ra
Phần hội thảo chất vấn thật rất sinh động chứng tỏ các
tham dự viên có tâm huyết tham gia, tuy số lượng khiêm nhường, nhưng Ban tổ chức
cưối cùng cũng rất hài lòng với chất lượng
về
nội dung của buổi sinh hoạt, phần thảo luận hào hứng đến
nổi ban tổ chức, tuy đã hết giờ cũng phải gia hạn thêm mới mong giải quyết được phần nào thắc mắc còn tồn
đọng.
Buổi hội thảo bắt buộc phải kết thúc lúc 18 giờ 30 phút
sau phần tặng hoa để ghi nhận
Công lao đóng góp cũa các vị Diẽn giả và các vị trong Chủ
toạ đoàn dành cho các vị Dược sĩ như Nữ
dược sĩ Bạch Tuyết , Duợc si Kim Khánh từ tỉnh nhà, Nha sĩ Tuý Hương từ Kassel,
Bác sỉ Huân, và Bs Trần văn Tích.
“Sức
khoẻ là vàng”
Trước khi chia tay toàn thể khách tham dự được Ban Tổ
chức mời nán lại để tham dự buổi khoản
đải thức ăn nhẹ gồm bánh mì, súp măng cua và nhiều loại bánh ngọt bên tách cà phê, hay ly nước ngọt để giải khát
hoặc đơ dạ trong tinh thần thân hữu của Cộng đồng người Việt do Ban Ẩm thực đảm
trác
Một vài thành
viên tiêu biểu trong Ban Ẩm
thực
Để kết thúc, Ban tổ chức nhận thấy Buổi Hội thảo “chưa thành công phen nầy, quyết kiên nhẩn
gầy thêm keo khác” với niềm mong mỏi luôn đươc sự ủng hộ của các vị Diển giả trong
các buổi hội thảo trong tương lai và đồng thời kêu gọi tinh thần tham gia của
các đồng hương để giúp cho công tác của Hội nhà thêm phần hữu hiệu. Hẹn sớm tái ngộ trong ngày “Sức
khoẻ là vàng” sắp tới!
BCH/HNVTNCS/MG