15 hồ thủy điện ở miền Trung đồng loạt xả lũ làm chết 40 người dân, hàng vạn ngôi nhà ngập, mùa màng, đường sá, cầu cống hư hỏng. Vậy mà Phó Thủ tướng CSVN Hoàng Trung Hải đanh thép khẳng định việc xả lũ vừa qua đều đúng quy trình!
Vào sáng sớm ngày 16 tháng Mười Một, tất cả 15 hồ thủy điện tại miền Trung đồng loạt xả tràn. Trong khi đó, Thủy điện Đắk Mi 4, và Thủy điện A Vương xả lũ gây ngập ở huyện Đại Lộc, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam). Riêng huyện Đại Lộc có khoảng 34,000 căn nhà chìm trong mực nước cao trên 3m; chính quyền đã di dời tại chỗ 1,200 hộ với 3.900 người.
Trước đó, vào ngày 7 tháng Mười Một, nhiều người dân thành phố Huế bất ngờ vì nước trên các sông lên rất nhanh do các thủy điện tại tỉnh này đồng loạt xả lũ bất ngờ, làm cho 4 học sinh bị lũ cuốn trôi, 1 em tử vong.
Đó chỉ là những đợt xả lũ vô trách nhiệm, coi thường tính mạng người dân, diễn ra trong tháng Mười Một. Vài tháng Chín, cũng trong một đợt xả lũ đột ngột ở Đắk Lắk, khiến người dân trở tay không kịp. Hậu quả là sau một ngày bị nhấn chìm trong biển nước, hàng chục ngôi nhà cùng hàng trăm hecta hoa màu của người dân tại thị trấn Eađrăng (huyện Eahleo, Đăk Lăk) đã bị dòng nước lũ cuốn trôi.
Người dân ở đây nói với báo chí, họ không hề được chính quyền và Ban quản lý đập thông báo từ sớm để di dời. Thông báo chỉ được phát ra khi lũ đã tràn về, mọi người chỉ biết tháo chạy, toàn bộ tài sản phải bỏ lại trong sợ hãi. Trong khi chính quyền nói ngược lại, cho rằng “đã thông báo đến dân trước khi xả lũ”. Nhưng nếu chỉ thong báo, cũng là hành động vô trách nhiệm, bởi người dân sẽ biết chạy đi đâu? Di dời tài sản thế nào? Ruộng vườn tan hoang, ai lo? Tương lai sẽ ra sao? Những thiệt hại này đền bù bằng tiền cũng không đủ, huống hồ chi là tính mạng của người dân!
Còn trong đợt xả lũ ở Quảng Nam hồi tháng Mười Một, thông báo chỉ được fax về địa phương 3 tiếng trước giờ xả lũ, người dân cũng không đủ thời gian để chạy, đừng nói tới chuyện làm sao để bảo vệ tài sản khỏi bị thất thoát sau khi nước rút.
Thủy điện Hương Điền xã lũ gây ngập nặng. Nguồn: megafun.com
Kinh hoàng hơn là đợt xả lũ vào tháng Năm, năm 2011, nhà máy thuỷ điện Ka Nát bất ngờ xả lũ lúc nửa đêm làm người dân huyện K’Bang (Gia Lai) mất trắng hơn 14 tỉ đồng.
Vào ngày 24/5/2011, nhà máy thuỷ điện Ka Nát (Ban Thuỷ điện 7 làm chủ đầu tư) bất ngờ xả lũ lúc nửa đêm làm người dân huyện K’Bang (Gia Lai) mất trắng hơn 14 tỉ đồng.
Còn tháng Mười, năm 2009, Thủy điện A Vương (Quảng Nam) gây ra trận lũ chưa từng có, khi cho xả lũ tới 2 ngày, 2 đêm, thay vì chỉ được phép xả 4 tiếng, có nghĩa là gấp 10 lần.
Hồ Thuỷ điện A Vương. Hình: wikimapia.org
Ai chịu trách nhiệm về việc xả lũ sai, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng của người dân? Câu trả lời là: chẳng có ai cả! Trước đây, đại diện Bộ công thương cho rằng sẽ kiểm tra các thuỷ điện nhỏ, nếu nhà máy nào phát điện ít mà gây ngập lụt nhiều, gây ảnh hưởng đến môi trường, sản xuất nông nghiệp, thì Bộ này sẽ yêu cầu loại bỏ. Nói là vậy, nhưng trên thực tế chưa thấy Bộ này ‘bỏ’ thuỷ điện nào, mà chỉ thấy ở các địa phương ngày càng ‘mọc’ lên rất nhiều đập thuỷ điện.
Trong khi đó, luật lệ hiện hành chưa xử phạt hành vi xả lũ sai. Đại diện Cục An toàn kỹ thuật và môi trường (Bộ Công thương) thừa nhận ngay trong quy định về phòng, chống lụt bão đối với các hồ thuỷ điện cũng không rõ rang, và vì vậy, khi có vi phạm thì chỉ ‘nhắc nhở’, và lần sau nếu tai vi phạm thì lâi…’nhắc nhở” tiếp, mà không thể xử phạt.
Để hạn chế tối đa thiệt hại gây ra cho người dân, các chuyên gia nhiều lần đề nghị đề nghị các nhà máy thủy điện phải báo trước tối thiểu 6 giờ trước khi xả lũ để người dân và các cấp chính quyền vùng hạ du triển khai các biện pháp ứng phó, nhưng cuối cùng người dân chỉ được thong báo trước khi xả lũ tối thiểu 2 giờ. Như vậy, người dân tiếp tục sống trong sợ hãi khi bị những đợt xả lũ…rình rập, xảy ra bất cứ lúc nào.
Vậy mà không biết dựa vào quy định nào, mới đây, khi trả lời phỏng vấn của báo chí, Phó Thủ tướng CSVN Hoàng Trung Hải lại ‘rất mừng’ và các địa phương đạ ứng phó tốt; các địa phương có hồ thuỷ điện thực hiện đúng quy trình thông báo thời gian xả lũ (?!)
Theo đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, xả lũ và xả thải chất độc nguy hại như nhau. “Thuỷ điện đã giúp cho những doanh nghiệp làm dự án rất nhanh chóng có sản phẩm điện để bán. Nhưng chúng ta không nhìn thấy, cố tình không nhìn thấy tác động đằng sau nó là phá hại môi trường và nguồn lợi khai thác lâm sản từ thuỷ điện.”, ông Quốc nói. Cũng theo đại biểu này, chính sách Nhà nước VN có những lỗ hổng rất lớn và có sự bất hợp lý. Đó là việc phân chia lợi ích. Các tỉnh hạ lưu phải chịu hậu quả mà không được lợi ích nào. Người ta chỉ thấy cái lợi nhiệm kỳ, cái lợi cấp phép mà không thấy cái lợi tổng thể và không lường trước được tính quy hoạch bị phá vỡ ngay từ đầu. Chưa kể, 40- 50 năm nữa, khi thuỷ điện hết giá trị khai thác sẽ biến thành hàng trăm, hàng ngàn ‘quả bom nước nổ chậm’ không ai quản lý.
Thủy điện đã và đang gây ra khá nhiều hệ lụy. Quy trình vận hành hồ thuỷ điện chưa có, mạnh ai nấy xả, quy định xã lũ không rõ ràng, muốn xả lúc nào thì xả, khi xả lũ gây thiệt hại thì không biết phạt ai. Và không chỉ những lỗ hổng lợi ích cá nhân như lời ông Dương Trung Quốc, mà còn có cã lỗ hổng trách nhiệm, bởi đã quá coi thường tài sản, tính mạng của người dân. Không ai khác, chính người dân sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả gây ra bởi những người tạo nên hết lỗ hổng này đến lỗ hổng khác, mà không biết đến bao giờ chúng mới được lấp đầy.
Nguồn Internet
Đập nào cũng xả đúng quy trình
Dân chạy đương nhiên chuyện tử sinh
Nắng đổ ngăn dòng thây lúa cháy
Mưa rơi xả đập mặc ai chìm
Lương tâm vấn kẻ toàn chui lủi
Trách nhiệm truy người chỉ lặng thinh
Đừng hỏi vì sao dân chết thảm
Luôn luôn tớ xả đúng quy … trình !
CAO BỒI GIÀ 22-11-2013
XẢ LŨ: ĐÚNG QUY RÌNH ...!
Giết dân đảng cướp bất thình lình
Xả đúng quy rình mặc tử sinh
Thủy điện giật người không kịp chạy
Cuốn phăng dân chết xác trôi sình
Lương tâm cán bộ: Hồ, Mao, Mác
Trách nhiệm đảng viên: chó, cáo, tinh
Chớ hỏi vì sao không báo trước?
Đảng luôn xả lũ đúng quy rình.
Thanh Sơn 24.11.2013