Hàng trăm ngàn người đã xuống đường ở thủ đô Kiev của Ukraine hôm 8/12 đòi chính phủ từ chức vì đã từ chối một thỏa thuận lập quan hệ gần gũi hơn với Liên hiệp Châu Âu (EU).
Họ đã lật đổ một bức tượng Lenin và dùng búa đập tan nó.
Nhân chứng nói một nhóm người biểu tinh đã dùng dây và thanh sắt kéo đổ bức tượng Lenin tại Đại lộ Shevchenko.
Sau đó, cho đến lúc tối muộn hôm Chủ Nhật, họ vẫn tiếp tục dùng búa đập tượng.
Những người khác đứng xem và hô to, 'Vinh quang cho Ukraine'.
Dù cả hai nước Nga và Ukraine không còn chủ nghĩa cộng sản, tượng Lenin là biểu tượng của mối quan hệ lịch sử với Moscow, theo các phóng viên bình luận.
Dân biểu Quốc hội Ukraine, ông Andriy Shevchenko, thuộc phe đối lập hô to 'Vĩnh biệt di sản cộng sản'.
Theo một biên tập viên BBC người Ukraine cho biết, đây không phải là bức tượng Lenin đầu tiên bị đập tại Ukraine nhưng là bức cuối cùng, 'to đẹp nhất' ở thủ đô Kiev.
Các lãnh đạo biểu tình đã cho Tổng thống Viktor Yanukovych 48 giờ để giải tán chính phủ.
Họ đang thiết lập các rào chắn bên ngoài văn phòng Thủ tướng.
Ông Yanukovych cho biết ông hoãn thỏa thuận với EU sau khi Nga phản đối.
Tổng thống Vladimir Putin đã thúc giục Kiev tham gia vào một liên minh thuế quan do Nga lãnh đạo.
Trong một diễn biến khác vào ngày Chủ nhật, cơ quan An ninh Ukraine nói họ đang điều tra một số các chính trị gia về nghi ngờ được gọi là "hành động nhằm mục đích chiếm đoạt quyền lực nhà nước".
Ủy ban này không nêu rõ tên các chính trị gia.
Tranh chấp năng lượng
Những người biểu tình đòi giải tán chính phủ
Cả Nga và Ukraine phủ nhận vấn đề Kiev gia nhập liên minh thuế quan cùng với Belarus và Kazakhstan đã được đưa ra trong cuộc họp giữa Putin - Yanukovych tại Sochi, miền nam nước Nga, hôm thứ Bảy.
Các phóng viên trước đó đã suy đoán rằng hai bên có thể đạt thỏa thuận về việc Ukraine gia nhập liên minh thuế quan, để đổi lấy việc giảm giá năng lượng.
Hai quốc gia láng giềng cũng đang cố gắng giải quyết một tranh chấp kéo dài lâu nay về các nguồn cung cấp năng lượng.
Ukraine phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt của Nga, nhưng nhà cung cấp, Gazprom, gần đây đã phàn nàn rằng Kiev chậm thanh toán.
Các tranh chấp về cung cấp năng lượng cho Ukraine trước năm 2009 dẫn tới việc Gazprom từng tạm cắt nguồn cung cấp .
Đường ống đi qua Ukraine cũng bơm khí đốt của Nga tới nhiều quốc gia thành viên EU.
Trước đó, chính phủ Ukraine đã vượt qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ở Quốc hội hôm thứ Ba ngày 3/12.Các cuộc biểu tình hiện nay ở Ukraine là lớn nhất kể từ cuộc Cách mạng Camhồi năm 2004.
Diễn biến biểu tình Kiev qua hình ảnh
Sang đến ngày 9/12/2013, các nhóm đấu tranh vẫn tiếp tục tại Kiev dưới con mắt của cảnh sát.
Người dân mang hoa tặng cảnh sát cơ động tại trung tâm Kiev.
Tổng thống Viktor Yanukovych được người biểu tình cho 48 tiếng, tính từ hôm Chủ Nhật 8/12 để từ chức. Có những 'tự vệ nhân dân' gác cổng cơ quan nhà nước sau khi chiếm trụ sở.
Khu trại tuyết phủ tại Quảng trường Độc lập sang một ngày mới.
Người dân Ukraine ít ra là ở Kiev phản đối chính quyền hoãn thỏa thuận với EU sau khi Nga phản đối.
Cảnh trại 'Tự do' cho đến sáng thứ Hai trước khi có tin cảnh sát Ukraine được lệnh dẹp khu vực này.
Trong khu trại có cả lều cho người cầu nguyện theo nghi thức Chính Thống giáo.
Cảnh nồi súp chung cho các nhóm biểu tình trong ngày giá rét.
Cuộc biểu tình tiếp tục sau khi đám đông lật đổ tượng Lenin ở đại lộ Shevchenko hôm Chủ Nhật.
Dù Ukraine không còn theo chủ nghĩa cộng sản, tượng Lenin bị cho là biểu tượng của quan hệ với Nga.
Cho đến nay, tin tức cho hay biểu tình tại Ukraine được một số bạn trẻ ở nước láng giềng Belarus ủng hộ. Họ mang biểu ngữ viết 'Ukraina, chúng tôi cùng các bạn'.
Nguồn baomai