Tôi viết nên đôi vần thơ trìu mến
Gởi về anh như ngọn nến tình thương
Tiễn anh đi như sưởi ấm con đường
Đường Công Lý anh ươm nền Dân Chủ
Cả đời anh chữ Tự do ấp ủ
Cho đồng bào no đủ bớt âu lo
Lời anh ca ru hạnh phúc ấm no
Gởi Quê Hương mong cho chút bình an
Từ trái tim yêu thương cứ tuôn tràn
Gởi Việt Nam muôn vàn lời yêu dấu
Mất Tự Do con người phải tranh đấu
Mất Nhân Quyền mới thấu được niềm đau
Mấy triệu người liều chết bế bồng nhau
Ra biển sóng bạc đầu tìm cõi sống
"Dấu Chân Của Biển" chìm như ác mộng
Bao xác người bất động dưới lòng sâu
Nỗi đau này ta đã biết từ đâu
Gây tang tóc thảm sầu trên đất nước
Anh hiên ngang Việt Dũng luôn tiến trước
Để từng ngày dân được sống Tự do
Từ Quốc Nội dân oan hết sợ lo
Giăng biểu ngữ thật to "yêu Việt Dũng"
Tên anh đã ở trong tim công chúng
Anh hiên ngang sống đúng chẳng sợ chi
Ngày hôm nay anh thanh thản ra đi
Muôn người tiếp những gì anh để lại
Lửa Tự Do, nhân quyền vang lên mãi
Đốt tiêu tan sợ hãi cùng đứng lên
Và rồi đây sử sách sẽ ghi tên
"Nguyễn Ngọc Hùng Dũng" nên anh trọng đại
Lời ca anh vang rền bay cao mãi
Trong trái tim mềm mại của muôn người
Anh ra đi thanh thản nét xinh tươi
Hương "Lời Kinh Đêm" người người khấn nguyện
"Mời Em về" "Giòng Cuồng Lưu" kỷ niệm
"Một Chút Qùa Cho Quê Hương" gửi lại.
Trầm Hương thơ
Tiễn anh đi: (Việt Dzũng)
------*****------
Thân thế và sự nghiệp
Ông sinh năm 1958 tại Sài Gòn, có cha là Nguyễn Ngọc Bảy - cựu dân biểu Hạ nghị viện thời Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam, thiếu tá, y sĩ trưởng Bộ tổng tham mưu và Sư đoàn 5 Quân lực Việt Nam Cộng hòa, có mẹ là giáo viên trường nữ sinh Gia Long. Ông có một anh, một chị, và một em trai.[1] Lúc nhỏ, Việt Dzũng từng học tạiTrường Trung học Lasan Taberd - nơi ông bắt đầu biểu hiện khiếu âm nhạc. Trong giai đoạn từ 1971 cho đến trước sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Việt Dzũng tham dự nhiều đại hội nhạc trẻ bên cạnh Trường Kỳ, Tùng Giang, Nam Lộc,... Năm 1975, ông vượt biên tỵ nạn sang đến Singapore, sau đó là đến trại tỵ nạn Subic ởPhilippines rồi sau sang Hoa Kỳ định cư, đến năm 1976 gia đình mới sang cùng đoàn tụ.[2] Ngay những năm đầu tiên tại Mỹ ông đã sáng tác và thắng giải Iowa Grand Ole Opry. Năm 1985 ông cho ra băng nhạc tiếng AnhChildren of the Ocean hợp tác với một số nhạc sĩ Mỹ.
Đối với tân nhạc Việt Nam ở hải ngoại, ông đã sáng tác một số bài nổi tiếng như "Một chút quà cho quê hương", "Lời kinh đêm", "Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn". Album Một bông hồng cho người ngã ngựa sau khi ra mắt được đón nhận rất thành công. Ông hợp tác với ca sĩ Nguyệt Ánh một thời gian, đi lưu diễn nhiều nơi ở Mỹ, Úc,Nhật Bản, Âu châu hát lên những bản nhạc tranh đấu, chống Cộng, mở đường cho phong trào Hưng ca ở hải ngoại.
Cũng vì việc đấu tranh chính trị mà cả hai bị nhà cầm quyền tuyên án tử hình khiếm diện ở Việt Nam.
Việt Dzũng với bài "Một chút quà cho quê hương" cùng với Nam Lộc (tác giả bài "Sài Gòn vĩnh biệt") được nêu danh là một trong những tên tuổi chính của dòng nhạc Việt Nam hải ngoại.
Ngoài những bản nhạc gói ghém nỗi niềm ly hương và đấu tranh vốn là sở trường của Việt Dzũng.
Ông còn có những tác phẩm tình ca vui trẻ như "Tình như cây cà rem", "Có những cuộc tình không là trăm năm" hay uẩn ức như "Bên đời hiu quạnh".
Tổng cộng ông đã viết hơn 450 bài, một số ra mắt trong hai tập nhạc Kinh Tỵ nạn vàLưu vong khúc.
Năm 1990 Việt Dzũng lập hãng ra băng và đĩa nhạc mang tên Trung tâm Việt Productions.
Dù ở lĩnh vực nào ông từng xuất hiện trong những cuộc vận động chống chủ nghĩa cộng sản. Ông luôn có mặt và hỗ trợ cho các công cuộc đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền cho dân tộc Việt Nam. Ông luôn sát cánh cùng các đoàn thể trẻ tại miền Nam California như Thanh Sinh Phó Đức Chính, Thanh Niên Cờ Vàng.[6][7] đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam, và ông cũng luôn vận động cứu giúp thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn. Năm 2010 ông được thượng nghị sĩ tiểu bang California là Lou Correa trao giải "Community Heroes" vì 20 năm hoạt động đóng góp cho cộng đồng.
Qua đời
Việt Dzũng đột ngột qua đời tại Bệnh viện khu vực Fountain Valley ở thành phố Fountain Valley, quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ do căn bệnh tim hồi 10h35' sáng, ngày 20 tháng 12 năm 2013, hưởng dương 55 tuổi.
Danh sách bài hát tiêu biểu:
Bên đời hiu quạnh (thơ Hoàng Ngọc Ẩn)
Bài tango cuối cùng
Có những cuộc tình không là trăm năm
Dấu chân của biển
Giòng cuồng lưu
Hát cho người dân oan
Khóc ru đời trinh nữ
Lời kinh đêm (ý thơ Mãn Thuận)
Một chút quà cho quê hương
Mời em về
Noel rồi! Đừng hờn anh nữa bé ơi
Ngày con về
Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn
Tình như cây cà-rem
Thung lũng chim bay
Và em hãy nói yêu anh
Những đứa con của Mẹ
Băng và đĩa nhạc
Một số băng và đĩa nhạc tiêu biểu:
Anh vẫn còn thương
Bên bờ đại dương
Bên em đang có ta
Hát cho Tự do
Hùng ca quật khởi
Lên đường
Mình ơi, đưa em về quê hương
Quê hương và em
Ru em sông núi đợi chờ
Tuổi trẻ về nguồn
Thánh ca vào đời
Thắp lửa Tự do
Thắp lửa yêu thương
Trái tim ở lại
Vuốt mặt
Nguồn wikipedia