TU, một chữ gốc từ chữ Tàu (bộ Nhân) đã thành danh từ (trong tiếng Việt) để chỉ: Sống khắt khe theo những giáo lý quy định chặt chẽ của một tôn giáo (nào đó) như tu đạo Phật, tu ở chùa, tu hành, tu sĩ, tu viện hoặc chú tâm vào việc học hành (một môn học) hay rèn luyện (bản thân) để nhằm đạt mức tận thiện như tu dưỡng, tu thân, tu tỉnh, chuyên tu, tự tu... Còn là động từ để nói: Sửa chữa, sửa lại như tu bổ, tu chỉnh, tu sửa... Ngoài các nghĩa trên thì chữ TU còn mang nhiều nghĩa khác như: Râu (tu mi nam tử), uống nhiều liền một mạch bằng cách ngậm miệng trực tiếp vào vật đựng mà dốc nghiêng vào (tu một hơi hết cả cốc nước đầy)... Từ chữ TU mà ngôn ngữ Việt có thêm các chữ (cụm từ) khác như: Tu binh mãi mã (huấn luyện quân đội để chuẩn bị phòng chiến tranh), Tu hành (rời bỏ cuộc sống thường nhật để thực hành theo một tôn giáo nào đó), Tu kỹ dĩ thân (lấy lòng thành kính mà sửa mình, tu thân), Tu thư (biên soạn sách giáo khoa), Tu nhân tích đức (ăn ở hiền lành, làm điều nhân đức để phúc lộc cho con cháu), Tu sĩ, Thầy tu (người đàn ông tu hành)...
Một chữ TU không thôi mà ta thấy có quá nhiều nghĩa khi giải thích và ở bài viết NGHỀ ĐI SƯ nầy thì Phạm Thắng Vũ (PTV) chỉ viết về tu sĩ hay thầy tu bên Phật Giáo không thôi. Chúng ta biết là bất cứ tôn giáo nào ngoài nhà thờ, chùa chiền thì đều cần có các tu sĩ để trông coi, hành đạo và hầu như để có các tầng lớp tu sĩ nối tiếp nhau thì tôn giáo đó còn phải có các tu viện, nhà dòng để đào tạo các tu sinh, chủng sinh, tiểu thành tu sĩ, thầy tu... Để thành một tu sĩ thực thụ thì một người bình thường phải tốn rất nhiều công sức (thời gian và sức lực), ý chí (học và hành đạo) chứ không phải một sớm một chiều mà thành (thầy tu) ngay được. Chính vì vậy, xã hội nào cũng dành sự kính trọng cho các tu sĩ, người đã từ bỏ gia đình cùng đời sống riêng của mình để nương thân vào chốn không cạnh tranh không ham danh-hám lợi nữa (vô sở cầu, vô sở trụ)... để tu, để giải thoát cho bản thân (sạch hết các ham muốn trần tục). Vẻ bề ngoài (sắc diện, y phục, ngôn từ) của các tu sĩ, đã mặc nhiên được xã hội chấp nhận là bậc lãnh đạo, dẫn dắt, giáo hóa chúng sinh (người đời) mà không chút nghi ngờ về nhân thân (của tu sĩ).
Có người do lòng tham cá nhân, muốn hưởng sự kính trọng của xã hội dành cho bậc tu hành nên đã giả dạng làm một tu sĩ và các tu sĩ giả nầy, tất nhiên vẫn hưởng sự kính trọng của dân chúng (phật tử, con chiên) như mình là tu sĩ thật. Đọc trong sách sử thì ta cũng biết từ xa xưa có khi chính quyền làm cuộc kiểm tra các chùa để giới hạn số tu sĩ (tăng) trong chùa cùng buộc hoàn tục các tu sĩ giả mạo (ở ngoài xã hội). Những người giả mạo nầy đã coi tu sĩ là một NGHỀ để họ hành hòng hưởng lợi. Tại Việt Nam hiện nay thì ta có thể dễ dàng thấy ở bất cứ địa phương nào cũng có người giả dạng tu hành nhưng có lẽ nhiều nhất thì thuộc về làng Vũ Dương xã Bồng Lai huyện Quế Võ thuộc tỉnh Bắc Ninh. Làng nầy nguyên là một làng thuần nông (sống bằng nghề ruộng vườn, trồng trọt) mà ít đất đai nên tất nhiên việc mưu sinh trong làng rất khó. Đổi qua nghề buôn bán hàng hóa mà cũng không khá, dưới mái lá nhà tranh-vách đất thì dân làng vẫn chật vật trong việc có được bữa ăn hàng ngày. Vậy mà chỉ độ chục năm trở lại thì bộ mặt trong làng Vũ Dương đã khác hẳn trước. Ai đến làng bây giờ sẽ thấy nhà cao 2 tấm 3 tấm (tầng) mọc lên san sát bên nhau thay cho các mái nhà tranh năm xưa. Tai sao? Hỏi thăm thì biết chủ những ngôi nhà cao tầng nầy là các người ĐI SƯ (đi làm sư) về. Những tu sĩ giả (ĐI SƯ) nầy có cả thẻ (do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cấp) đeo trước ngực khi hành nghề (khất thực, bán nhang với giá cao, xin tiền để giúp xây chùa, nuôi cô nhi, người khuyết tật...). Vẻ bề ngoài (y phục nhà chùa cùng bộ dạng hiền lành) cộng thêm với ít kiến thức (tự học) về Phật Pháp (cũng có người thêm khoa bói toán) cùng sự kính trọng của dân lành (nạn nhân), đã giúp các tu sĩ giả mạo kiếm tiền thật dễ dàng. Từ một cái làng thuần nhà tranh-vách đất, luôn lo cái đói hàng ngày mà chỉ nhờ NGHỀ ĐI SƯ mà những người ăn đói-mặc rét hồi trước trong làng Vũ Dương, nay đã trở thành các ông chủ của các căn nhà cao-cửa rộng cùng tiền bạc rủng rỉnh. Bí quyết làm giàu của họ đã trở thành phương kế " thoát nghèo " cho dân trong làng bắt chước. Thanh niên thanh nữ lêu lỏng, thích ăn chơi trong làng cũng học theo các đàn anh của mình và việc " đào tạo thành sư " thật gọn gàng. Người ĐI SƯ trong làng Vũ Dương nhiều đến nỗi có lúc, chỉ trong một buổi sáng đã có tới trên 100 vị sư từ trong (các căn nhà cao tầng) đi ra (như đi trẩy hội) để tỏa khắp các phương trời (các thành phố miền Bắc hoặc sẽ vào tận các tỉnh ở trong miền Nam) mà hành sự.
Sư đếm tiền trong bình bát của mình.
Những cá nhân ĐI SƯ của làng Vũ Dương nầy chỉ vì tiền mà đánh mất đạo đức, sự hổ thẹn cá nhân của mình. Với họ, tiền là cứu cánh là phương tiện để sống nên đổ lỗi cho hoàn cảnh vì muốn thoát nghèo mà buộc lòng phải hành nghề tu sĩ giả mạo nầy. Không riêng gì các đàn anh trong làng Vũ Dương đã lấy hết kinh nghiệm hành nghề Đi SƯ của mình để truyền lại cho các người mới muốn học thì tại Hà Nội, xa hơn về hướng Tây Nam của tỉnh Bắc Ninh, lại có một văn phòng của lực lượng công an Việt Cộng chuyên đào tạo các công an tôn giáo. Đó là Cục A 22, nơi mà các học viên sau khi tốt nghiệp sẽ thành các tu sĩ phật giáo (cấp Đại Đức) trẻ để chính quyền dễ dàng gài vào tu tập (hay trụ trì) trong các chùa, tu viện ở bất cứ tỉnh thành nào trong nước (có khi còn gửi ra hoạt động ở hải ngoại nữa). Những công an tu sĩ nầy, tất nhiên do được đào tạo bài bản thì ngoài việc tuổi đời còn trẻ, đẹp trai, rành chuyện học hỏi kinh nghiệm giao tiếp (với phật tử) thì việc kinh kệ, Phật pháp... họ thuộc như cháo chẩy. Đến (thâm nhập vào) bất cứ nơi nào để hành sự (thi hành nhiệm vụ Đảng Việt Cộng giao phó) thì chắc chắn, họ sẽ dễ dàng một sớm một chiều chiếm được cảm tình của phật tử, để rồi (với thời gian) thì họ sẽ từng bước trở thành tu sĩ trụ trì, lãnh đạo (ngôi chùa, phật tử) nơi địa phương đó.
Học viên A22 trong một buổi liên hoan (để ý hình sex treo trên tường).
Sư và mũ công an Việt Cộng.
Hình như Việt Cộng vẫn chỉ lũng đoạn được hàng ngũ tu sĩ của đạo Phật, Cao Đài tại Việt Nam( Việt Cộng cố sức lũng đoạn hàng ngũ tu sĩ đạo Công Giáo, Hòa Hảo, Tin Lành nhưng vẫn chưa thành).
Để chấm dứt bài viết về NGHỀ ĐI SƯ nầy thì PTV xin kể một câu chuyện để các bạn đọc thấy cách gài người trong hàng ngũ tu sĩ của Việt Cộng. Câu chuyện kể về một linh mục đạo Thiên Chúa Giáo thời còn miền Nam VNCH là linh mục ĐCT (xin được dấu tên). Linh mục T có thời là linh mục tuyên úy trong quân đội miền Nam VNCH (cấp Tá) và khi còn ở ngoài miền Bắc (trước thời điểm di cư năm 1954) thì linh mục T có một người thân cận (thầy 6) lúc nào cũng theo chân linh mục như hình với bóng (để phụ việc). Linh mục T có xây vài ngôi trường trung học tư thục (trong vùng Gia Định-Hốc Môn-Gò Vấp thuộc ngoại ô Sài Gòn) và thầy 6 nầy là người giữ tay hòm-chìa khóa (quản lý về tài chánh) cho linh mục T. Đi đâu thì giáo dân ai cũng thấy hai thầy trò bên nhau, có gì ăn nấy... Thời điểm 30-4-1975 đến thì vào một buổi chiều cuối năm (không nhớ rõ ngày, tháng), có một chiếc xe hơi mầu trắng chạy đến đậu ngay trước căn phòng của linh mục T (trong khu nhà chung của xứ đạo) và một toán công an túa ra. Đám công an ùa vào phòng, đọc lệnh bắt rồi còng tay linh mục T, đưa lên xe rồi sau đó tống linh mục T đi tù cải tạo tuốt luốt ngoài miền Bắc xa xôi. Hết thời hạn cải tạo thì linh mục T bị an trí ở ngoài miền Bắc luôn như trường hợp của ông Vũ Hồng Khanh (người ký tên chung với Hồ Chí Minh trong thỏa ước Sơ Bộ 1946 với Thực dân Pháp). Hành động của đám công an trong buổi chiều hôm đó, xẩy đến đột ngột không ai ngờ và cái mà những người có mặt thấy tận mắt (rồi sau đó họ kể lại) là việc mà họ sợ đến sững sờ, chính là gã chỉ huy đám công an đến bắt linh mục T lại là thầy 6. Ai nghe chuyện kể cũng phải đặt câu hỏi không hiểu cái lão thầy 6 này ăn phải cái gì của Việt Cộng mà lão mê chúng khiếp đảm vậy? Và, nếu như linh mục T chịu đi di tản ra nước ngoài (trong thời điểm 30-4-1975) thì rồi với cái vỏ là thầy 6, cúc cung phụ việc với linh mục T (ở một quốc gia tự do nào đó mà phần chắc sẽ là USA) thì nhiệm vụ và bộ mặt thật của thầy 6 sẽ tiếp tục ra sao (trong nhiệm vụ nằm vùng cho chính quyền Việt Cộng)?
Phạm Thắng Vũ
Feb 09, 2014.
Last edited by phamthangvu; 02-10-2014 at 03:47 AM.
Hà Nội: Lật tẩy nhân diện các sư giả ở Phủ Tây Hồ
(Dân trí) - Không kể sáng hay chiều, những người vẫn thường được cho là sư tung hoành ở mọi nẻo đường vào Phủ Tây Hồ. Thấy vẻ mặt khắc khổ trong bộ quần áo nâu sồng của những người đầu trọc, đi chân đất nên nhiều du khách chẳng ngần ngại rút tiền bỏ vào... bát nhựa.
Cách thức hoạt động của những người gây lầm tưởng là sư ở Phủ Tây Hồ đó là đứng bất động thành hàng dài ở giữa lối đi vào Phủ nhằm thu hút sự quan tâm của du khách. Cứ mỗi lần có người ủng hộ tiền có mệnh giá lớn thì các “sư” nhanh tay đẩy tiền chẵn xuống dưới và tiếp tục đưa tiền lẻ lên trên. Khi bát nhựa đầy tiền, ngay lập tức họ cầm cả nắm nhét vào tay nải đeo ở trên vai và tiếp tục hoạt động.
Theo điều tra của chúng tôi, những người trong bộ dạng mà nhiều người lầm tưởng là sư thường ăn ở lang bạt ở gần khu vực Phủ Tây Hồ. Để có thể hành nghề từ sáng đến tối các sư giả chuẩn bị xoong, nồi đi cùng. Tranh thủ lúc du khách vắng họ cũng đi chợ, nấu cơm…
Điều đáng nói ở đây, phần lớn các du khách đến Phủ Tây Hồ ít tìm hiểu nguồn gốc của đội quân tưởng là “sư” này. Có người ngộ nhận những người đầu trọc, chân đất là sư, có người thì quan niệm đơn giản coi như là làm công đức mỗi khi đến chùa đình…
Trong vai người đi lễ ở Phủ Tây Hồ, chúng tôi đã bí mật tiếp cận với những đối tượng này. Và thật bất ngờ khi chính họ cũng thừa nhận mình không phải là sư mà đơn thuần chỉ là người đi “quyên góp” để cứu độ chúng sinh… nhưng lại không có giấy tờ chứng minh cũng như pháp hiệu.
Tưởng chừng những đồng tiền công đức vài nghìn đồng chẳng đáng là bao nhiêu nhưng có chứng kiến cảnh đội quân sư “biến” tiền lẻ thành tiền có mệnh giá lớn ở các chợ mới thấy “thu nhập” của họ khủng ra sao. Theo điều tra, một ngày trong bộ dạng giả sư đi cứu độ chúng sinh thì số tiền mỗi người thu được có thể lên đến tiền triệu…
Nguyễn Hùng – Nguyễn Dương
Hành động 'kỳ lạ' của nhà sư 'hốt bạc' trước cổng chùa Phúc Khánh
Thứ ba, 11/02/2014 13:44
(Xã hội) - Có người cho tiền, nhà sư gãi đầu gãi tai, ngó trước nhìn sau rồi nhanh tay cất giấu những đồng tiền có mệnh giá cao vào trong tay nải.
Liên tục có người cho tiền nhà sưTrước cổng chùa Phúc Khánh (Đống Đa – Hà Nội) sáng 10/2, xuất hiện một nhà sư không rõ lai lịch, đầu cạo nhẵn bóng, mặc áo tăng ni, chân đi dép tổ ong đứng xin tiền của khách hành hương.
Nhà sư mang theo một chiếc bình bát, trên vai đeo chiếc tay nải. Những người bán đồ lễ ở chùa Phúc Khánh không biết nhà sư này từ đâu tới và tu ở chùa nào. “Tôi thấy nhà sư không vào bên trong chùa mà chỉ đứng xin tiền du khách ở phía ngoài” – một người nói.
Nhà sư liên tục gãi đầu, gãi tai.Theo quan sát của PV, hành động của nhà sư này rất kỳ quặc, thường xuyên gãi đầu gãi tai rồi ngó nghiêng trước sau. Đặc biệt, mỗi khi có người cho tiền xong, nhà sư lại nhanh tay nhặt những đồng tiền có mệnh giá cao cho vào chiếc tay nải cất giấu.
Rất đông người dân đến chùa Phúc Khánh cầu bình an trong những ngày đầu năm khi nhìn thấy sự nhà sư đứng trước cổng chùa với chiếc bình bát thì đều cho tiền. Chiếc bình bát không ngớt những đồng tiền với nhiều mệnh giá khác nhau liên tục được nhà sư “tuồn” vào trong tay nải. Mặc dù đã quá 12 giờ trưa, nhà sư vẫn kiên trì đứng “hóng” tiền của khách.
Một bảo vệ ở chùa Phúc Khánh cho biết, sáng 10/2, khi ra nhận ca trực đã thấy nhà sư đứng ở đây rồi, "không biết nhà sư này ở đâu, khi tôi hỏi tu ở chùa nào thì nhà sư không nói gì, miệng chỉ lẩm bẩm “a di đà phật”.
Bảo vệ này nói thêm: “Bây giờ sư thật sư giả chẳng biết đường nào mà lần, cứ cạo trọc đầu là thành sư hết, kiếm tiền như bỡn. Tôi để ý thấy khách đến lễ ai cũng cho tiền, mỗi người một vài đồng, từ sáng đến giờ nhà sư này kiếm bộn tiền của khách”.
Nguồn Doisongphapluat.com