Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm Gạc Ma (tháng 3/1988), Trung Quốc đã không ngừng gia cố các công trình trái phép, đưa binh sĩ tới đóng quân trên đảo.
Không ảnh của NASA chụp cụm Sinh Tồn, trong đó có đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa của Việt Nam (khoanh đỏ).
Ảnh vệ tinh của Google chụp đảo Gạc Ma và Cô Lin.
Một thời gian ngắn sau khi tấn công chiếm đóng Gạc Ma vào tháng 3/1988, Trung Quốc đã đưa người và vật liệu xây dựng lên đảo nhằm thực hiện những bước đi đầu tiên trong kế hoạch thôn tính lâu dài. Bức ảnh đen trắng chụp đầu những năm 1990 này cho thấy một công trình quân sự của Trung Quốc đang được xây dựng trái phép trên hòn đảo còn thấm đẫm máu những người lính Việt Nam.
Nhà nổi trái phép của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma năm 1992
Bãi cọc của Trung Quốc tại đảo Gạc Ma.
Tàu Trung Quốc cập bến nhà nổi phi pháp ở Gạc Ma.
Quân đội Trung Quốc đóng quân trái phép trên đảo Gạc Ma.
Hỏa lực phòng không của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma
Kể từ năm 1992 trở đi, Trung Quốc đã có nhà nổi kiên cố trên đảo Gạc Ma.
Toàn cảnh nhà nổi kiên cố mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma, một phần máu thịt thiêng liêng của đất mẹ Việt Nam đang tạm thời bị chia cách.
Đây không chỉ là nơi ở mà còn là nơi lính Trung Quốc lập trạm quan sát vùng biển xung quanh.
Nhà nổi kiên cố mà Trung Quốc xây dựng trái phép tại đây là một phần trong âm mưu độc chiếm biển Đông.
Một góc nhà nổi do Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma.
Một ảnh chụp gần đây cho thấy nhà nổi trái phép của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma vẫn tiếp tục được gia cố.
Chí Quân - theo Trí Thức Trẻ