Dân Luận:Trong kỳ Kiểm Điểm Phổ Quát Định Kỳ (UPR) 2014 vừa qua, Nauy ghi nhận những thành tựu của Việt Nam đạt được về tiêu chuẩn IECSR và đã có một xã hội dân sự sống động hơn. Nauy cũng đề nghị Việt Nam chú ý đến quyền tự do ngôn luận và vai trò của báo chí trong sự phát triên kinh tế xã hội. Nauy khuyến nghị Việt Nam thực thi Điều 69 Hiến Pháp (tự do ngôn luận) theo đúng cam kết với Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Đảm bảo rằng bộ luật hình sự của Việt Nam tương thích với các cam kết đảm bảo quyền con người của Việt Nam với quốc tế. Cho phép các cá nhân, các nhóm và các thành phần tổ chức xã hội được phép thúc đẩy quyền con người, và cho họ được bày tỏ chính kiến hay phản đối công khai. Đảm bảo có hành lang pháp lý để các báo chí trong và ngoài nước hoạt động độc lập theo cam kết đảm bảo quyền con người của Việt Nam với quốc tế.
Dang Tien Dung: Xin phép tóm lược nội dung phóng sự:
Chuyến viếng thăm của Thái Tử Na Uy và phái đoàn nhằm gia tăng thương mại giữa hai nước.
Có những câu chuyện mà nhà nước Việt Nam không tiện kể cho khách như trường hợp của bà Trần Thị Nga, mẹ của hai cháu nhỏ mà nhóm phóng viên chúng tôi tìm cách tiếp xúc tại Hà Nội; và chúng tôi biết đời sống của bà có thể rơi vào tình huống nguy hiểm vì lên tiếng cho quyền làm người và dân chủ (phần trình bày của bà Trần Thị Nga bằng tiếng Việt).
Theo các tổ chức Nhân Quyền cho biết, bà Trần và rất nhiều người khác thường xuyên bị khủng bố, trù dập, quản chế tại gia, bắt bỏ tù... vì nói lên sự phê bình của mình đối với nhà nước độc đảng ở Việt Nam.
Bên lề:
Trước chuyến viếng thăm Việt Nam của phái đoàn Thái Tử Na Uy, bà con người Việt tại Na Uy đã có Kiến Nghị Thư trình bày về hiện trạng tại Việt Nam và yêu cầu phái đoàn nên đặt vấn đề Quyền Làm Người và Sinh Hoạt Dân Chủ trong các buồi đối thoại.
Theo yểu cầu của Thái Tử Na Uy, vị cố vấn đã phúc đáp Kiến Nghị Thư với nội dung: Na Uy luôn quan tâm đến Quyền Làm Người, và chuyến đi này sẽ đặt vấn đề Quyền Làm Người tại Việt Nam trong các buổi đối thoại.
Thái Tử Na Uy và Thứ Trưởng Ngoại Giao Na Uy cho biết là đã nêu những vấn đề này trong buổi đối thoại với giới chức nhà nước Việt Nam. Đặc biệt Na Uy mong ước một xã hội cởi mở hơn ở Việt Nam!
Một điểm cần lưu: Chính phủ Na Uy đã thay đổi sau lần bầu cử Quốc Hội mùa thu năm 2013 vừa qua. Lập trường của Na Uy về Quyền Làm Người và một xã hội nghiêng về dân chủ càng được quan tâm hơn!
Dân luận tổng hợp