Mỗi triều đại cũng tự chọn lá cờ có hình thức và màu sắc kết hợp cách riêng theo thuyết vận hành Âm Dương thế nào để tượng trưng cho sự hưng thịnh nhất của triều đại đó như triều Lý chọn cờ viền màu ngũ hành có chữ Lý ở giữa, triều Nguyễn chọn màu vàng của hoàng tộc. Cũng vậy, lá cờ biểu tượng cho vị quân vương thường có thêu hình rồng ở chính giữa, tụy nhiên dù lá cờ biểu tượng cho nhà Vua, hoặc cho một triều đại cũng chỉ tượng trưng cho hoàng gia mà thôi và thường treo tại hoàng thành hoặc chỗ nào có nhà Vua ngự đến mà không phải là lá quốc kỳ tiêu biểu tổng quát cho một quốc gia gồm cả chính quyền, lãnh thổ và nhân dân trong đó như quốc kỳ Pháp.
Quốc kỳ triều Lý |
1. Cờ Long Tinh
Sau Thế Chiến Thứ II, Hoàng Đế Bảo Đại ấn định quốc kỳ đầu tiên của nước Việt Nam gọi là cờ Long Tinh gồm nền vàng với một sọc đỏ nằm ngang bằng 1/3 chiều rộng lá cờ. Cờ Long Tinh được dùng trên toàn cõi Bắc Kỳ và Trung Kỳ do Triều Đình Huế cai quản. Trong khi đó, Nam Kỳ đã bị Pháp chiếm làm nước thuộc địa nên treo cờ tam tài của mẫu quốc Pháp.
Sau Thế Chiến Thứ II, Hoàng Đế Bảo Đại ấn định quốc kỳ đầu tiên của nước Việt Nam gọi là cờ Long Tinh gồm nền vàng với một sọc đỏ nằm ngang bằng 1/3 chiều rộng lá cờ. Cờ Long Tinh được dùng trên toàn cõi Bắc Kỳ và Trung Kỳ do Triều Đình Huế cai quản. Trong khi đó, Nam Kỳ đã bị Pháp chiếm làm nước thuộc địa nên treo cờ tam tài của mẫu quốc Pháp.
Cờ Long Tinh có từ ngày 11 tháng 3 năm 1945 (1)
Cờ Quẻ Ly
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương và lên tiếng trao trả độc lập lại cho Việt Nam. Hai ngày sau, Hoàng Đế Bảo Đại tuyên bố Việt Nam đôc lập và giao cho học giả Trần Trọng Kim lập nội các ngày 17 tháng 4. Ngày 2 tháng 6, Chính Phủ Trần Trọng Kim chọn cờ vàng chính giữa có một quẻ Ly của Bát Quái Đồ gồm 2 vạch liền hai bên và một vạch đứt khúc ở giữa làm quốc kỳ cho toàn nước Việt Nam gọi là cờ Quẻ Ly. Tuy nhiên, Nhật hoãn trả Nam Kỳ lại cho Triều Đình Huế mãi đến ngày 14 tháng 8, năm 1945 chỉ 4 ngày trước khi Nhật đầu hàng Đồng Minh và 10 ngày trước khi Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị nên trên thực tế, Nam Kỳ chưa từng treo quốc kỳ Quẻ Ly.
Cờ Quẻ Càn
(Sơ Lược Về Lịch Sử Quốc Kỳ Việt Nam Tự Do)
|
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ
Không thể thỏa hiệp được với Việt Minh, vào tháng 9 năm 1947, Pháp quay sang thương nghị chính thức trao trả độc lập cho Việt Nam với Hoàng Đế Bảo Đại qua Hiệp Ước Vịnh Hạ Long ký kết ngày 5 tháng 6 năm 1948. Hoàng Đế Bảo Đại chọn mẫu cờ vàng ba sọc đỏ của Họa Sĩ Lê Văn Đệ vẽ (nối dài 3 vạch đỏ của cờ Quẻ Càn) làm quốc kỳ cho quốc gia Việt Nam độc lập và giao cho Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân lập chính phủ lâm thời ngày 1 tháng 6 năm 1948 tại Sài Gòn. Hôm sau, Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân ký pháp lệnh ban hành quốc kỳ và quốc ca. Quốc Kỳ của nước Việt Nam nền vàng, ba sọc đỏ ở giữa. Quốc Ca là bài “Tiếng Gọi Sinh Viên” sau đổi thành “Tiếng Gọi Thanh Niên”của Lưu Hữu Phước. Lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ đã chính thức là quốc kỳ của nước Việt Nam độc lập, tự do kể từ thời đó đến khi đất nước chia đôi năm 1954, nối tiếp qua các chính phủ Việt Nam Cộng Hòa miền Nam cho đến cuối tháng 4 năm 1975. Sau năm 1975, gần 3 triệu người Việt chối bỏ chế độ CS đã di tản ra hải ngoại và định cư khắp nơi trên thế giới và những cộng đồng người Việt yêu tự do này vẫn nhất quyết dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm biểu tượng của họ.
Quốc kỳ Việt Nam độc lập từ Nam ra Bắc do Hoàng Đế Bảo Đại chọn năm 1948 |
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là cờ của quốc gia Việt Nam độc lập, tự do từ Nam ra Bắc, có từ ngày 5 tháng 6 năm 1948 Ý NGHĨA LÁ QUỐC KỲ VÀNG BA SỌC ĐỎ |
1. Về Phương Diện Màu Sắc
Không những màu vàng và đỏ tượng trưng cho dân Việt da vàng máu đỏ mà màu quốc kỳ Việt Nam còn mang ý nghĩa sâu sắc hơn nhiều, liên hệ đến nhân-sinh-quan cùng vũ-trụ-quan của dân Việt. Nói chung, màu vàng thuộc hành Thổ (trong ngũ hành) nằm tại trung ương, vì thế màu vàng tượng trưng cho lãnh thổ và cho uy quyền sở-hữu-chủ của lãnh thổ này. Màu đỏ thuộc hành Hỏa và nằm ở hướng Nam; do đó, màu đỏ chỉ dân tộc Việt ở phương Nam so với Trung Hoa.
2. Về Phương Diện Chính Trị
Nền vàng của lá quốc kỳ chỉ quốc gia và dân tộc Việt Nam và ba sọc đỏ tượng trưng cho ba kỳ. Quốc kỳ vàng mang hai ý nghĩa quan trọng: thứ nhất, tiêu biểu cho chế độ tự do, dân chủ tại Việt Nam; thứ hai, tiêu biểu cho một quốc gia thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, có chính quyền lãnh đạo nhân dân trong lãnh thổ đó và nhân dân gồm tất cả 3 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Do đó, nước Việt không thể bị phân chia như thời Trịnh Nguyễn phân tranh, cắt nhượng cho bất cứ ngoại bang nào như Pháp đã chia Nam Kỳ thành một nước khác biệt với Bắc và Trung Kỳ.
3. Về Phương Diện Triết Lý
Tương tự như quan niệm về vũ trụ gồm Trời ở trên, Đất ở dưới và Người ở giữa mà tất cả hợp với nhau biến thái, chuyển dịch thành lẽ biến dịch của vạn vật trong vũ trụ, lá Quốc Kỳ Việt Nam chính thống cũng được chọn thế nào để phù hợp hài hòa với lẽ biến dịch này. Màu vàng thuộc hành Thổ, màu đỏ thuộc hành Hỏa và vận chuyển theo Ngũ Hành Tương Sinh thì Hỏa sinh Thổ nên thuận hợp với nhau. Như vậy, kết hợp hai màu vàng và đỏ làm thành quốc kỳ, chúng ta nhấn mạnh cho Trung Quốc biết rằng dân Việt ở phương Nam là một dân tộc có lãnh thổ riêng và chủ quyền hoàn toàn trên đất nước ta như ý nghĩa bài thơ Phạt Tống Lộ Bố Văn của Lý Thường Kiệt (4) và bản Bình Ngô Đại Cáo (5) mà Nguyễn Trãi đã khẳng định.
IV. KẾT LUẬN
IV. KẾT LUẬN
Quốc kỳ vàng ba sọc đỏ đã từng được dùng làm biểu tượng chính thức cho một Quốc Gia Việt Nam chưa bị phân chia trước năm 1954; nên chi, quốc kỳ vàng sẽ vẫn là biểu tượng chung của những người Việt quốc gia chân chính. Quốc kỳ vàng mang linh hồn của dân tộc Việt cùng tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của dân Việt trong suốt chiều dài lịch sử thăng trầm từ thuở khai quốc đến nay. Quốc kỳ vàng đượm thắm máu đào của bao tiền nhân và anh hùng liệt sĩ đã hi sinh xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, không phân biệt người dân sống dưới thể chế chính trị Quốc Gia hay Cộng Sản, sắc tộc Kinh hay Thượng, hoặc tôn giáo, phái tính, tuổi tác nào. Vì thế, người Việt quốc gia có bổn phận phải bảo vệ và phát huy chính nghĩa quốc gia tượng trưng bởi lá quốc kỳ chính thống nền vàng ba sọc đỏ, lá cờ tiêu biểu cho tự do, công bằng và bác ái của truyền thống dân Việt.
Phạm-văn-Thanh
Phạm-văn-Thanh
Chú Thích:
(1), (2) và (3) Éric Deroo & Pierre Vallaud, “Indochine Francaise 1856- 1956 Guerres, Mythes et Passions” Perrin, Paris, France, 2003.
(4) Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Lý Thường Kiệt)
Nước Nam là của dân Nam
Thiên thư phân định giang san rõ ràng
Nghịch quân xâm lấn tham tàn
Tất là nuốt nhục chuốc vàn bại vong
(Phạm Văn Thanh dịch)
(5) “...Như nước Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu;
Sơn hà cương vực đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương.
Dẫu cường nhược có lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có...”
(Bình Ngô Đại Cáo, Bùi Kỷ dịch)
(1), (2) và (3) Éric Deroo & Pierre Vallaud, “Indochine Francaise 1856- 1956 Guerres, Mythes et Passions” Perrin, Paris, France, 2003.
(4) Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Lý Thường Kiệt)
Nước Nam là của dân Nam
Thiên thư phân định giang san rõ ràng
Nghịch quân xâm lấn tham tàn
Tất là nuốt nhục chuốc vàn bại vong
(Phạm Văn Thanh dịch)
(5) “...Như nước Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu;
Sơn hà cương vực đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương.
Dẫu cường nhược có lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có...”
(Bình Ngô Đại Cáo, Bùi Kỷ dịch)