Một vết nứt khá lớn, dài khoảng hơn chục mét, xuống cấp nghiêm trọng
Kỹ sư Nguyễn Đăng Tâm (Hiệp hội Xây dựng Việt Nam) cho biết: tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai là tuyến đường mới, cho đến ngày thông xe mới cho các xe con, xe tải vào hoạt động. Các phương tiện xe khách cũng chưa lên tuyến đường này để khai thác.
Vậy khó có thể nói là đường nứt, hỏng là do các phương tiện giao thông vận tải, xe quá tải, quá khổ gây nên được. Cái chính cần làm rõ là chất lượng của công trình có đảm bảo? Hay các nhà thầu làm ẩu, dẫn đến tình trạng trên.
Dấu hiệu “ăn bớt” công trình
Được biết, từ khi dự án hình thành và đi vào đầu tư, phía chủ đầu tư đã chuyển cho Hội đồng GPMB của các tỉnh, TP là: Hà Nội , Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái , Lào Cai .
Diện tích giải phóng mặt bằng của dự án là 2.062,38 ha; đền bù giải phóng mặt bằng cho 25.031 hộ dân bị ảnh hưởng; xây dựng 99 khu tái định cư; di dời và xây mới hàng trăm công trình công cộng; dự án áp dụng chương trình phục hồi thu nhập cho gần 17.000 hộ dân.
Tuy nhiên, đã có nhiều khiếu kiện về đất đai như: tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Người dân đã làm đơn khiếu nại về những dấu hiệu sai phạm tại Hội đồng GPMB huyện Văn Yên về những “vô lý” mà người dân gánh chịu.
Hiện trường ta luy sạt lở ở km 103, đoạn từ Yên Bái đi Phú Thọ.
Điển hình như công tác di dân, tái định cư ở xã An Thịnh, gia đình ông Trương Minh Xim, vợ Đoàn Thị Hiền, trú tại thôn Đại An, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái tố cáo:
Vì dự án của quốc gia, nhà chị đã bị thu hồi hơn 3.000 m2 đất, trong đó có 300 m2 đất thổ cư. Giá đất thổ cư thu hồi là 100 ngàn m2, sau khi nhận tái định cư, gia đình chỉ có nhận được 280 m2 đất tái định cư (hụt 20 m2), giá đất lại tính 150 ngàn m2. Cao hơn 50 ngàn/1m2. Bởi vậy, cho đến nay, người dân vẫn chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nhiều người dân tiếp tục tố cáo: hiện tại khu tái định cư này chưa có đường dẫn nước sạch vào đây, người dân không thể đào được giếng vì tái định cư trên quả đồi. Hội đồng GPMB huyện Văn Yên khi trả tiền GPMB cũng “cấu” của một số hộ gia đình số tiền 25 triệu đồng, lý do nộp là tiền “đường - điện”.
Đến thực tế khu dân cư, phóng viên quan sát thấy nhiều dấu hiệu “ăn bớt” công trình như: một số bờ kè đã bị nứt, lở, cao trình của khu tái định cư bị “tố” làm cao đến 1,5m, không hạ xuống như thiết kế, yêu cầu người dân ký nhận tiền đền bù GPMB năm 2008, nhưng đến 2010 mới mời nhận tiền, vậy suốt 2 năm, số tiền hàng chục tỉ đồng của người dân nằm “ở đâu” mà không chi trả, chưa kể thu hồi đất ở thời điểm nào thì phải tính tiền thời điểm đó…
Đến trụ sở UBND huyện Văn Yên đề nghị làm việc, tiếp phóng viên, ông Đức, Chánh văn phòng đã giới thiệu sang gặp Hội đồng GPMB và một báo cáo đầy “tươi sáng” đã được gửi cho phóng viên.
Tuy nhiên, khi hỏi về những vấn đề cụ thể như: Thu khoản tiền 25 triệu đồng của dân vào việc gì? Đơn giá đền bù, sao có chuyện thu giá thấp, bán đất giá cao, một số công trình hư hỏng… thì các nhân viên ở đây không trả lời nổi vào thoái thác.
Người dân tố cáo những vết nứt của khu tái định cư Đại An, xã An Thịnh