Bồ công anh có danh pháp khoa học: Taraxacum, là chi thực vật có hoa thuộc họ hàng với Cúc (Asteraceae), có vị đắng. Chi Taraxacum gồm hơn 2.000 loài được ghi nhận, trong đó hơn 500 loài được ghi nhận phổ biến, có rất nhiều từ các vùng nhiệt và ôn đới. Tên tiếng Đức là Löwenzahn, tiếng Anh và Pháp, Ý là:Taraxacum. Lá Bồ Công Anh ở Âu Châu người ta thường dùng tươi như một loại Sà Lát, có bán trong các siêu thị.
Thành phần các chất dinh dưỡng trong 100gr lá Bồ công Anh (Menge pro 100 Gramm)
Kalorien 45
Fettgehalt 0,7 g (chất béo, mỡ)
Cholesterin 0 mg
Natrium 76 mg
Kalium 397 mg
Kohlenhydrate 9 g
Ballaststoff 3,5 g
Zucker 0,7 g (đường)
Protein 2,7 g
Vitamin A 10.161 IU Ascorbinsäure 35 mg (Ascorbic acid)
Calcium 187 mg Eisen (sắt) 3,1 mg
Calciferol 0 IU Vitamin B6 0,3 mg
Cobalamine 0 µg Magnesium 36 mg
DƯỢC TÍNH CỦA BỒ CÔNG ANH:
1) Bồ công anh có hoa nở vàng, vị ngọt, giải được các độc do ăn phải, tán được khí trệ, Nhập vào kinh Dương minh, Thái âm, hóa giải được nhiệt độc, tiêu sưng hạch rất đặc hiệu. Sắc chung với Nhẫn đông đằng uống với 1 chút rượu để trị nhũ ung, sau khi uống mà muốn ngủ là có công hiệu, khi ngủ ra mồ hôi là lành bệnh (Đan Khê Tâm Pháp).
2) Nước nhựa của Bồ công anh bôi vào chỗ nước đái của chồn đái là khỏi ngay (Tân Tu Bản Thảo Đồ Kinh).
3) Bồ công anh có thể giải được các thức ăn bị độc, làm tiêu tan được trệ khí, hòa được nhiệt độc, làm tiêu tan được trệ khí, hòa được nhiệt độc tiêu chỗ sưng đau, kết hạch đinh nhọt rất hiệu quả (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
4) Dùng bồ công anh xát vào răng chữa được chứng đau răng, đen dược tóc, khỏe mạnh gân xương (Bản Thảo Cương Mục).
5) Bồ công anh khí không có gì độc cả, khí vị nhập vào Can, Vị. Đó là vị thuốc chính trong việc giải huyết, làm mát huyết. Nhọt sưng vú thuộc Can kinh, phụ nữ sau khi hành kinh thì Can chủ sự nên nó làm chủ, người đàn bà bị nhũ ung sưng vú, các chứng ấy nên dùng lá tươi (Bản Thảo Kinh Sơ).
6) Bồ công anh vị ngọt, tính bình, làm cho mát huyết, giải nhiệt, nên những chứng nhũ ung, vú có ung nhọt thì nó là thuốc quan trọng được xem như đứng đầu. Vả lại nó hay thông lợi được chứng lâm, xát vào răng đau, bôi làm đen râu tóc, xức được gai chích, giải được thức ăn có độc, tiêu được đinh nhọt. Vì quanh đầu vú thuộc Can, nhũ phòng thuộc Vị nên khi phát ra chứng nhũ ung, nhũ nham phần nhiều bởi nhiệt thịnh mà có huyết độc trệ, dùng vị này nhập vào 2 kinh ấy, bên ngoài đắp có tác dụng tan khỏi sưng, nhưng nếu muốn chóng chóng tiêu thì nên dùng với Hạ khô thảo, Bối mẫu, Liên kiều, Bạch chỉ là những vị thuốc trị được rất hay. Bồ công anh thuộc thổ, hoa màu vàng nên trị được thức ăn đình trệ, hoặc có hơi độc cũng phải tiêu tan, nó lại nhập vào kinh Thận làm cho mát huyết, nên nhuộm đen được râu tóc. Nhưng phải chú ý cây nào chỉ có 1 ngọn 1 hoa thì mới đúng, nếu thấy nhiều cành nhiều hoa là không đúng (Bản Thảo Cầu Chân).
7) Bồ công anh có vị ngọt, khí bình cho nên thanh được phế, lợi được hung cách, hóa được đờm, tiêu tan được tích kết, chữa được những chứng mụn nhọt, nuôi dưỡng được âm phận, mát huyết, cứng xương, cứng răng, thông lợi được chứng nhũ ung, làm cho ít tinh khí. Khi non nó mềm mại như rau, lúc về gìa nó được dùng làm thuốc, đúng là 1 vị thuốc hay, người đời nay dùng nó để trị bệnh nhũ ung, sưng vú, đau vú nghĩa là bây giờ người ta chỉ biết dùng bình thường hoặc cũng bởi tính hẹp hòi sau đó mà không làm được việc gì (Trung Hoa Dược Học Đại Từ Điển).
8) Bồ công anh và Tử hoa địa đinh đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Nhưng Bồ công anh có công hiệu sơ Can, trị viêm tuyến vú rất tốt, còn Tử hoa địa đinh có tác dụng mạnh trong thanh nhiệt, giải độc, trị đinh nhọt rất hiệu nghiệm.
MÔ TẢ:
Bồ công anh còn gọi là Phù công anh (Thiên Kim Phương), Cấu nậu thảo, Bộc công anh (Đồ Kinh Bản Thảo), Thái nại, Lục anh, Đại đinh thảo, Bột cô anh (Canh Tân Ngọc Sách), Bồ công định, Thiệu kim bảo, Bồ anh, cổ đính, Thiệu kim bảo, Ba ba đinh, Địa đinh thảo, Bát tri nại, Bạch cổ đinh. Nhĩ bản thảo (Tục Danh), Kim trâm thảo, Kim cổ thảo, Hoàng hoa lang thảo, Mãn địa kim tiền, Bột Bột đinh thái (Hòa Hán Dược Khảo).
Cỏ sống dại, mọc hoang ở những nơi vùng núi cao như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa, mọc hoang nhiều ở Trung Hoa, rễ đơn, dài, khỏe, thuộc loại rễ hình trụ. Lá mọc từ rễ nhẵn, thuôn dài hình trái xoan ngược, có khía răng uốn lượn hoặc xẻ lông chim, mép giống như bị xé rách. Đầu màu đơn độc ở ngọn, cuống dài rỗng, từ rễ mọc lên. Tổng bao hình chuông gồm nhiều dãy lá bắc, những cái ở phía ngoài xòe ra và cong xuống, còn các cái ở trong thì mọc đứng. Hoa hình nhỏ ở phía ngoài có màu nâu ở mặt lưng, quả bế 10 cạnh, có mỏ dài. Các tơ của màu lông sắp theo 1 dẫy, ra hoa từ tháng 3-10.
Nguyên cây Bồ Công Anh
Bông Bồ Công Anh
Lá Bồ Công Anh
Bông Bồ Công Anh kết hạt
bay trong gió
Bồ Công Anh đã kết hạt
Qúa trình nở hoa của Bồ Công Anh
Rể cây Bồ Công Anh
DƯỢC CHẾ TỪ BỒ CÔNG ANH TRONG ĐÔNG Y:
Để chế tạo dược liệu trị bị bệnh bằng Bồ Công Anh, chúng ta nên chọn vào giữa tháng 4 đến tháng 5 là thời kỳ có vị đắng nhiều nhất, có người dùng thứ nhỏ và dài, thân và cành màu tím là tốt nhất. Dùng toàn cây phơi trong râm cho khô. Dùng rễ khô toàn cây phơi khô. Lựa thứ nhiều lá, mầu lục tro, rễ nguyên đủ là tốt. Rễ Bồ công anh Trung Hoa có hình dùi tròn, uốn cong, dài 3,3 - 5cm, mầu nâu, nhăn. Đầu rễ có những lông nhung mầu nâu hoặc mầu trắng vàng hoặc đã rơi rụng. Lá mọc từ rễ, lát lá dài, nhăn lại thành đám hoặc nhăn không đều. Mặt ngoài mầu nâu lục hoặc màu lục tro. Ở mặt sau lá có gân chính nổi rõ. Có nhiều cuống hoa dài, ở mỗi đầu đỉnh cuống mọc một hoa tự đầu trạng, mầu nâu vàng hoặc mầu trắng vàng nhạt. Không mùi, vị hơi đắng. Phơi thật khô, để nơi cao ráo, hoặc phơi nắng, bị ẩm thấp rất mau mốc và mục.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA BỒ CÔNG ANH:
+ TARAXASTEROL, CHOLINE, INULIN, PECTIN (TRUNG DƯỢC HỌC).
+ FRUCTOSE (POWER F B VÀ CỘNG SỰ C A, 1913, 7: 13523).
+ SUCROSE, GLUCOSE (BELAEV V F VÀ CỘNG SỰ, C A, 1975, 51: 11495C).
TÁC DỤNG DƯỢC LÝ:
TẠI HOA KỲ, NHIỀU NGƯỜI XEM BỒ CÔNG ANH LÀ THẦN DƯỢC CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BỆNH SƯNG LOÉT BAO TỬ, UNG ĐỘC, ĐẶC BIỆT LÀ UNG THƯ VÚ. Ở NƯỚC TA, BỒ CÔNG ANH MỌC HOANG DẠI Ở CÁC VÙNG NHƯ ĐÀ LẠT, TAM ĐẢO, SA PA VÀ CŨNG ĐƯỢC TRỒNG ĐỂ LẤY LÁ LÀM THUỐC.
Loại cây này còn có tên là rau bồ cóc, diếp dại, mũi mác, rau bao; thường mọc hoang ở nhiều nơi. Theo y học cổ truyền, bồ công anh vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chữa các bệnh mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày – tá tràng, viêm gan, viêm họng..
THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN, MỘT SỐ DƯỢC TÍNH CỦA BỒ CÔNG ANH NHƯ SAU:
1. CHỐNG LOÃNG XƯƠNG: HÀM LƯỢNG MANHÊ CAO TRONG BỒ CÔNG ANH RẤT TỐT CHO NHỮNG BỆNH NHÂN LOÃNG XƯƠNG, CÒI XƯƠNG. XAY LÁ Ở DẠNG NƯỚC ÉP (KHOẢNG 100GR LÁ TƯƠI) PHỐI HỢP VỚI CÀ RỐT HOẶC CỦ CẢI, UỐNG MỖI NGÀY RẤT HIỆU QUẢ.
2. CHỮA RỐI LOẠN GAN MẬT: PHỐI HỢP VỚI CẢI XÀ LÁCH XOONG CHẾ THÀNH MỘT LOẠI NƯỚC ÉP, SẼ RẤT HIỆU QUẢ VÀ GIÚP GAN MẬT HOẠT ĐỘNG BÌNH THƯỜNG. CÁC BỆNH NHÂN ĐAU GAN, VÀNG DA CÓ THỂ SỬ DỤNG THƯỜNG XUYÊN DẠNG NƯỚC ÉP HOẶC DẠNG TRÀ ĐƯỢC BÀO CHẾ SẴN.
3. CHỮA SUY NHƯỢC CƠ THỂ: BỒ CÔNG ANH CÓ TÁC DỤNG NÂNG ĐỠ VÀ TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NỘI TẠNG TRONG CƠ THỂ, CHỮA SUY NHƯỢC, BIẾNG ĂN. NÓ CÒN CÓ TÍNH LỌC MÁU, TẨY ĐỘC CHO CƠ THỂ VÀ LÀM GIA TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG.
4. CHỮA CÁC RỐI LOẠN TRÊN HỆ BÀI TIẾT: TOÀN CÂY BỒ CÔNG ANH ĐƯỢC CHẾ BIẾN THÀNH MỘT LOẠI TRÀ, UỐNG MỖI NGÀY LÀM GIA TĂNG LƯỢNG NƯỚC TIỂU BÀI TIẾT.
5. CHỮA MỤN CÓC: CẮT NGANG PHẦN GỐC CỦA CÂY VÀ LẤY CHẤT DỊCH TIẾT RA TỪ CÂY BÔI LÊN CHỖ MỤN CÓC, 2-3 LẦN MỖI NGÀY, SẼ THẤY HIỆU QUẢ.
CÂY BỒ CÔNG ANH LÀM THUỐC
6. CHỮA VIÊM TUYẾN VÚ, TẮC TIA SỮA: PHỤ NỮ SAU KHI SINH BỊ VIÊM TUYẾN VÚ GÂY ĐAU NHỨC DỮ DỘI, DÙNG LÁ SẮC LẤY NƯỚC UỐNG. LIỀU DÙNG HẰNG NGÀY 20-40G LÁ TƯƠI HOẶC 10-15G LÁ KHÔ. CÓ THỂ DÙNG RIÊNG HOẶC PHỐI HỢP VỚI CÁC VỊ THUỐC KHÁC NHƯ HẠ KHÔ THẢO, THƯỜNG DÙNG DƯỚI DẠNG THUỐC SẮC CÓ THÊM ĐƯỜNG CHO DỄ UỐNG. NÊN PHỐI HỢP UỐNG TRONG VÀ GIÃ NÁT ĐẮP NGOÀI THÌ RẤT HIỆU QUẢ.
7. CHỮA CÁC CHỨNG VIÊM LOÉT: BỒ CÔNG ANH CÒN CHỮA VIÊM LOÉT DẠ DÀY, UNG THƯ VÚ, MỤN NHỌT, GHẺ LỞ, CÁC BỆNH NGOÀI DA, GIÚP LÀN DA TƯƠI SÁNG, TRẺ HÓA, NGỪA UNG THƯ NHỜ TÁC DỤNG TĂNG CƯỜNG THẢI ĐỘC CHO GAN. MỖI NGÀY KHOẢNG 20G, THÊM HẠ KHÔ THẢO, KIM NGÂN HOA ĐỒNG LƯỢNG, SẮC VỚI 600ML NƯỚC, ĐUN CẠN CÒN 1/2, CHIA 2-3 LẦN UỐNG TRONG NGÀY.
MỘT SỐ BÀI THUỐC NAM THƯỜNG DÙNG TRONG DÂN GIAN:
- MẮT ĐAU SƯNG ĐỎ: BỒ CÔNG ANH 40 G, DÀNH DÀNH 12 G. SẮC UỐNG NGÀY MỘT THANG.
- VIÊM TUYẾN VÚ, TẮC TIA SỮA: BỒ CÔNG ANH 30-50 G TƯƠI, GIÃ NÁT VẮT LẤY NƯỚC CỐT UỐNG, BÃ ĐẮP LÊN VÚ.
- MỤN NHỌT: BỒ CÔNG ANH 40 G, BÈO CÁI 50 G, SÀI ĐẤT 20 G. SẮC UỐNG NGÀY MỘT THANG.
- VIÊM HỌNG: BỒ CÔNG ANH 40 G, KIM NGÂN HOA 20 G, CAM THẢO NAM 10 G. SẮC UỐNG NGÀY MỘT THANG.
- VIÊM LOÉT DẠ DÀY, TÁ TRÀNG: BỒ CÔNG ANH 40 G, LÁ KHÔI, NGHỆ VÀNG 20 G, MAI MỰC 10 G, CAM THẢO 5 G. SẮC UỐNG NGÀY MỘT THANG.
- VIÊM PHỔI, PHẾ QUẢN: BỒ CÔNG ANH 40 G, VỎ RỄ DÂU 20 G, HẠT TÍA TÔ 10 G, KIM NGÂN HOA 20 G, CAM THẢO NAM 10 G. SẮC UỐNG NGÀY MỘT THANG.
- VIÊM GAN VIRUS: BỒ CÔNG ANH 30 G, NHÂN TRẦN 20 G, CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA (KIỀM VƯỜN) 20 G, RAU MÁ 30 G, CAM THẢO NAM 20G. SẮC UỐNG NGÀY MỘT THANG.(BS ANH MINH)
BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỬA LOÉT BAO TỬ
ĐẶC BIỆT , BỒ CÔNG ANH CHỮA TRỊ ĐƯỢC CÁC CHỨNG BỆNH ĐAU BAO TỬ ÁC TÍNH NHƯ LỦNG LOÉT , ĐÃ BỊ XUẤT HUYẾT NHIỀU - CHỈ CÒN CÁCH DUY NHẤT LÀ GIẢI PHẪU - NHƯNG KHI DÙNG BỒ CÔNG ANH PHỐI HỢP VỚI HẠ KHÔ THẢO NẤU NƯỚC UỐNG , THÌ CHỈ SAU 3 NGÀY LÀ THẤY GIẢM ĐAU , SAU 1 TUẦN LÀ THẤY KHÔNG CÒN ĐAU ĐỚN NHƯ TRƯỚC NỮA , BỆNH NẶNG , DÙNG LIÊN TỤC KHÔNG QUÁ 1 THÁNG LÀ ĐÃ THẤY CÔNG HIỆU THẦN KỲ CỦA NÓ . NẾU AI CÓ MẮC CHỨNG ĐAU BAO TỬ THÌ CỨ DÙNG NHƯ VẬY - ĐƠN GIẢN LÀ NẤU NƯỚC UỐNG , KG CÓ GÌ LÀ KHÓ KHĂN VÀ TỐN KÉM , NẾU BỆNH NẶNG LÂU NGÀY THÌ CHO THÊM HẠ KHÔ THẢO ĐỂ THÊM CÔNG HIỆU (BỒ CÔNG ANH 1 NẮM , HẠ KHÔ THẢO DÙNG PHÂN NỬA) BỎ VÔ NỒI NẤU NƯỚC UỐNG THƯỜNG XUYÊN .NẾU DÙNG BỒ CÔNG ANH ĐỂ TRỊ BỆNH (BỆNH NẶNG THÌ CHO THÊM PHÂN NỬA HẠ KHÔ THẢO)
NÊN NẤU BẰNG NỒI ĐẤT (LOẠI ẤM ĐIỆN SẮC THUỐC) HAY NỒI THUỶ TINH THÌ CÔNG HIỆU NHIỀU HƠN , KHI DÙNG UỐNG TRỊ BỆNH : THÌ NẤU CHO SÔI KỸ , RỒI CHIA RA UỐNG 3 LẦN TRONG NGÀY (TRƯỚC HOẶC SAU KHI ĂN 30 PHÚT) NẾU NẤU ĐỂ TỦ LẠNH , THÌ NÊN ĐỂ TRONG CA THUỶ TINH (TRÁNH DÙNG LOẠI CHAI NHỰA , MỦ). TRƯỚC KHI UỐNG , NÊN HÂM LẠI CHO ẤM ẤM SẼ THÊM CÔNG HIỆU. NẾU UỐNG ĐỂ NGỪA BỆNH (UỐNG GIẢI KHÁT TRONG NGÀY) THÌ KHÔNG CẦN NẤU ĐẶC QUÁ .
BỒ CÔNG ANH VÀ HẠ KHÔ THẢO, 2 LOẠI NÀY DÙNG CHUNG CÒN TRỊ ĐƯỢC CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG VÀ MÁU CAO RẤT CÔNG HIỆU (NẤU NƯỚC UỐNG NHƯ TRÊN TRONG NHIỀU NGÀY). BÀI THUỐC ĐƯỢC CUNG CẤP TỪ NICK LÍNH TÀPAO TRÊN
NGHIÊN CỨU CỦA ĐẠI HỌC WINDSOR
Các nhà khoa học tại Đại học Windsor đã tiến hành một nghiên cứu ban đầu tại Khoa Hóa học và Sinh hóa. Và kết quả từ những nỗ lực của họ đã đem tới hy vọng cho tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.
Họ phát hiện ra rằng rễ bồ công anh phá hủy các tế bào ung thư mà không làm hại các tế bào khỏe mạnh, và kết quả đã được công bố trên trang web ‘Natural News’.
Theo các nghiên cứu, trà bồ công anh làm cho tế bào ung thư phân hủy trong vòng 48 giờ, và nó không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh. Các nhà khoa học kết luận rằng tiêu thụ thường xuyên của rễ bồ công anh phá hủy hầu hết các tế bào ung thư ở bệnh nhân.
Trà rễ bồ công anh phá hủy các tế bào ung thư bằng cách làm cho chúng tan rã trong vòng 48 giờ, mà không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh. Thế giới vẫn còn hạn chế trong việc nhận thức về sức mạnh của nó, nhưng các nhà khoa học đã xác nhận phạm vi rộng lớn của các thuộc tính sức khỏe trong rễ cây bồ công anh.
Nhưng, tất nhiên, bạn phải chắc chắn rằng nó được thu thập từ các khu vườn sạch, cách xa khu vực giao thông.
Bạn cũng có thể biết rễ cây bồ công anh hoa dùng làm xi-rô tự nhiên, nhưng những gì bạn không biết là rễ bồ công anh có thể giúp bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh chết người này.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rễ bồ công anh là tốt hơn rất nhiều so với hóa trị, vì nó chỉ phá hủy hoàn toàn tế bào ung thư.
Ngoài tính chất lợi tiểu của nó, rễ bồ công anh kích thích sự tiết mật, làm sạch gan, giúp trong việc điều trị các bệnh dị ứng và làm giảm nồng độ cholesterol. Nó rất giàu vitamins thiết yếu và khoáng chất, bao gồm vitamin B6, thiamin, riboflavin, vitamin C, sắt, canxi, kali, acid folic và magiê.
Rể Bồ Công Anh
CÁC MÓN SÀ LÁT VỚI LÁ BỒ CÔNG ANH
Làm rau ăn: lá bồ công anh hấp chín được sử dụng như một loại rau cải hay đem dùng tươi thay thế rau xà lách. Khi dùng nên dùng tay xé nhỏ lá tốt hơn là dùng dao cắt để giữ được mùi của lá. Hấp chín để loại bớt chất đắng trong lá bồ công anh. Riêng ở Ấu Châu lá bồ công anh thường được làm sà lát, không hấp hay luộc chín.
Nấu canh hoặc chế biến thành món xúp chung với các loại rau khác như rau diếp, có mùi vị dễ chịu khi ăn.
Löwenzahnsalat mit Salami
Sà Lát Bồ Công Anh với Trứng gà, Xúc xích (Salami) và Haselnüßkern
Löwenzahn Spinatsalat in Limettenvinaigrette mit Jakobsmuscheln und Atlantikgarnelen:
Sà Lát Bồ công Anh với rau mồng tơi Âu Châu ( Spinat)
Giấm chanh, Sò Jacop và tôm Atlantik
LÖWENZAHNSALAT MIT WACHTELN AN GRÜNEM SPARGEL
Sà lát Bồ Công Anh với măng tây xanh và chim cút
Löwenzahn-Käse-Suppe
Súp Bồ Công Anh với phó mát
TRÀ BỒ CÔNG ANH
Vị đắng và uống rất ngon
Tác dụng: là vị thuốc bổ đắng tẩy máu, lọc máu. Tăng chức năng của dạ dày và ruột, giúp dồi dào sinh lực. Là đồ uống mát dịu thay thế cho các đồ uống chứa chất caffeine. Dùng làm mạnh tim và phục hồi chức năng ruột non, đồng thời tạo sinh khí.
Vị ngọt đắng có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, tán kết, thông sữa, lợi tiểu tiểu tiện dùng trong các bệnh sưng vú, mụn nhọt, ung bướu, trứng cá, tiểu tiện khó khăn, ít sữa.
hộp trà Bồ Công Anh của Anh Quốc
CHÙM ẢNH ĐẸP VỀ HOA BỒ CÔNG ANH
Bồ Công Anh vẫn thường bảo với Gió :
"Em là Bồ Công Anh vì anh là Gió.
Em sẽ theo anh đi đến cuối phương trời..."
"Vậy thì Bồ Công Anh ơi, em phải hứa...
ko bao giờ trách hờn anh..."
Rồi Gió đưa bồ công anh bay đi.
Bay đi xa...
Xa mãi...
Xa...
Bồ Công Anh lâng lâng trong hạnh phúc.
Bồ Công Anh nào có còn nhớ tới miền đất yên bình nơi cũ.
Gió đã đưa Bồ Công Anh đi xa lắm lắm rồi...
(Sưu tầm)
Cám ơn tất cã tác giả hình ảnh và tài liệu được người viết sưu tầm và hiệu đính trong bài viết nầy!
Võ Thị Linh biên khảo (22/3/2015)