Trong nỗ lực phá vỡ bưng bít thông tin và góp phần giải quyết tình trạng nhiều trang web trên thế giới bị chặn tường lửa, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã thực hiện chiến dịch “Operation Collateral Freedom” để giúp người đọc truy cập tự do vào 9 trang web tiêu biểu đang bị ngăn chặn tại 11 quốc gia. Tại Việt Nam, trang blog được chọn cho chiến dịch này là Danlambao.
Bạn đọc tại Việt Nam bây giờ có thể vào Danlambao mà không bị tường lửa qua đường link:
Xin quý bạn đọc, bằng hữu bloggers, facebooker hỗ trợ Danlambao bằng cách post đường link trên blog, FB hay chuyển đến người thân, bạn bè qua email, skype, lời nhắn điện thoại...
Sau đây là thông báo của RSF - Phóng Viên Không Biên Giới.
*
Để đánh dấu Ngày Thế giới Chống Kiểm duyệt Mạng Internet (ngày 12 tháng 3),Tổ chức Phóng Viên Không Biên giới phát động một chiến dịch mang tên“Operation Collateral Freedom” để mở khóa 9 trang thông tin bị ngăn chận truy cập tại 11 quốc gia đang được xếp vào danh sách "Kẻ thù của Internet".
Bị chặn ngay từ khi vừa mới thành lập vào năm 2010 tại Việt Nam, trang webDanlambao bây giờ có thể truy cập tự do, không bị tường lửa tại địa chỉ:
Để Danlambao và 8 trang web của 11 quốc gia có thể được truy cập tự do, Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới đã tạo ra một dương bản copy cho mỗi trang web và đặt những dương bản này tại các trung tâm dịch vụ lưu trữ lớn như Amazon và Microsoft.
Với tên gọi #CollateralFreedom, chiến dịch này khai dụng yếu tố là chính phủ của các quốc gia sẽ không muốn chặn các trung tâm dịch vụ lớn này, mặc dù họ có khả năng làm chuyện đó. Chặn Amazon hay Microsoft sẽ làm tổn thương hàng ngàn công ty công nghệ sử dụng mạng Amazon hay Microsoft mỗi ngày. Tổn thất về kinh tế và chính trị khi ngăn chặn truy cập vào Amazon hay Microsoft sẽ quá cao.
Tổ chức Phóng Viên Không Biên giới sẽ duy trì các trang dương bản copy này trong vài tháng.
Các trang web tham gia vào chiến dịch #CollateralFreedom:
1. Grani.ru, bị chặn tại Nga, hiện đang có thể truy cập tự do ở đây:
2. Fergananews.com, bị chặn ở Kazakhstan, Uzbekistan và Turkmenistan, bây giờ đã có thể truy cập tự do ở đây:
3. Tây Tạng Post, bị chặn tại Trung Quốc, bây giờ đã có thể truy cập tự do ở đây:
4. Danlambao, bị chặn ở Việt Nam, bây giờ đã có thể truy cập tự do ở đây:
5. Mingjing News, bị chặn tại Trung Quốc, bây giờ đã có thể truy cập tự do ở đây:
6. Hablemos Press, bị chặn tại Cuba, bây giờ đã có thể truy cập tự do ở đây:
7. Gooya News, bị chặn ở Iran, bây giờ đã có thể truy cập tự do ở đây:
8. Vịnh Trung tâm Nhân quyền, bị chặn ở United Arab Emirates và Saudi Arabia, bây giờ đã có thể truy cập tự do ở đây:
9. Bahrain Mirror, bị chặn tại Bahrain và Saudi Arabia, bây giờ đã có thể truy cập tự do ở đây:
Danh sách này cũng có thể được nhìn thấy ở các trang web hoạt động #CollateralFreedom http://12mars.rsf.org và
Để hỗ trợ cho tự do thông tin đến với người dân tại các quốc gia này, xin mời tất cả các bạn dùng Internet tham gia vào hoạt động này bằng cách đăng danh sách này trên các mạng xã hội với các hashtag #CollateralFreedom.
Benjamin Ismaïl
Head of Asia-Pacific Desk
Reporters Without Borders
47, rue Vivienne - 75002
Paris - France
Websites:
Twitter:
Facebook:
Skype:
rsfasia