Kính thưa qúy độc giả, TTVH. nhận được bài chia sẻ trong ngày lễ cầu hồn và lễ giỗ 51 năm cố TT Ngô Đình Diệm, Tác Giả gửi trực tiếp xin đăng lên để chia sẻ đến qúy vị.
Máu Giu-đa Vẫn Còn Tiềm Ẩm Trong Chúng
Ta.
Kính thưa qúi hội đoàn,
kính thưa qúi ông bà,
qúi anh chị em thân mến!
Tối rất hân hạnh và vui mừng được chia sẻ vài tư tưởng
với qúi cộng đoàn, nhân dịp thánh lễ Giỗ lần thứ 51, cầu cho đại ân nhân của dân
tộc là cố TT Ngô Đình Diệm cùng bào đệ Ngô Đinh Nhu. Cũng trong dịp này, chúng
ta cùng cầu nguyện cho các Binh si, sĩ quan, vì lòng trung thành với Công lý và
sự thật, cũng đã bị thảm sát đau thương tức tưởi, trong biến cố
01/11/1963.
Hôm nay, chúng ta cũng không quyên cầu nguyện cho những
chiến sĩ đã hy sinh bỏ mình vì đại nghĩa, bảo vệ tự do dân chủ hòa bình. Chúng
ta cũng cầu nguyện quốc thái dân an, để dân tộc mau chóng thoát khỏi tà quyền
Cộng sản man rợ.
Năm nay, chúng ta cũng tưởng nhớ đến 60 năm, (1954-2014)
cuộc chia đôi đất nước trong đau thương và nước mắt, vì dã thuyết Cộng sản áp
đặt trên miền Bắc.
Thánh Lễ cầu cho TT Diệm năm nay, đúng vào ngày Lễ trọng
Kính các Thánh Nam Nữ. (Thứ bảy, 01-11-2014).
Kính thưa qúi đoàn thể, ông bà anh chị em thân
mến!
Hôm nay tôi xin được chia sẻ với qúy vị đề tài: Máu Giu-đa vẫn còn
tiềm ẩm trong chúng ta.
Anh chị em thân mến!
Khi nói đến Giu-đa là chúng ta hồi tưởng ngay đến sự phản
bội. Sự phản bội xẩy ra trong ngũ luân: Vua-tôi, cha-con, anh-em,
vợ-chồng và huynh đệ. Trong năm quan hệ này, thì ba quan hệ: Quân-thần, Phụ-tử
và phu-tử là quan trọng. Ta gọi đó là Tam Cương. Sự phản bội trong quan hệ Quân
thần, đồng nghĩa với sự phản bội tổ quốc.
Mọi sự phản bội xẩy ra, đều vấp phải một trong ngũ
thường. Ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm:
Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Nhân là lòng yêu thương đối với mọi sinh vật
Nghĩa là cách cư xử với mọi người theo công bình lẽ
phải
Lễ là sự tôn trọng hòa nhã trong cư xử với mọi
người
Trí là sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.
Và
Tín là giữ đúng lời, đáng tin cậy.
Phản bội trong quan hệ cha-con: Điển hình là trường hợp
Trường Chinh, Đặng Xuân Khu đấu tố cha, vì tham vọng chính trị.
Điển hình tiêu biểu, phản bội trong quan hệ huynh đệ, đó
là cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm, trong vụ cải cách ruộng đất. Bà Nguyễn Thị
Năm, còn gọi là bà Cát Hanh Long. Bà là người đóng góp gương mẫu nhất cho „tuần
lễ vàng“.
Bà là người đã cho ăn, cho ở và bao che cho Võ Nguyên
Giáp, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, v.v. khỏi chết khi bị lùng bắt.
Nhưng bất nhân thay, viên đạn đầu tiên khai mào cho cảnh đấu tố man rợ, lại
chính là nạn nhân: Nguyễn Thị Năm. Vụ phản bội này biểu lộ thật rõ bản chất tình
đồng chí bất tín của Cộng sản.
Qua sự kiện này, trong dân gian, ta có câu ngạn ngữ:
Bịt râu đeo kính. Câu thành ngữ ý ám chỉ: Hồ Chí Minh bịt râu và
Trường Chinh đeo kính, để che mắt mọi người, tham dự cuộc đấu tố
này.
Phản bội trong quan hệ Vua-tôi: Điển hình là trường hợp
Đức Chúa Gie-su với Giu-đa; Và trường hợp TT Ngô Đình Diệm với nhóm hàng tướng,
đứng đầu là Dương Văn Minh.
Chúng ta thấy. Tuy cùng ăn cùng bàn, cùng uống chung một
chén, nhưng khi con người với nhận định chủ quan mù quáng, họ sẽ không còn phân
biệt được đâu là thiện ác, đâu là sai trái. Để đạt tham vọng chính trị bất
lương, họ sẽ dùng mọi mưu chước xấu xa bẩn thỉu. Dù đạp lên xác người mà đi, họ
cũng không e ngại!
Nhóm phản tướng Dương Văn Minh, có lẽ cho rằng, TT Diệm
cư xử không có nghĩa, độc tài thiên vị, kỳ thị Phật Giáo, cấm sinh hoạt của Phật
Giáo. Thử hỏi, trong lịch sử Việt Nam, thời cận đại, những thời đệ Nhị Cộng Hòa,
và trong triều đại Cộng sản Hồ Chí Minh hiện nay, thì thời nào, Tam Giáo đồng
thịnh nhất? Thời nào người dân sống trong thanh bình thịnh vượng và an khang
nhất? Thời nào người dân sống hưởng tự do dân chủ, hưởng thanh bình, nhân vị
nhân bản con người được tôn trọng cao nhất?
Xin thưa! Chúng ta phải công tâm mà thú thật: Thời vàng
son của dân tộc trong lịch sử cận đại, đó là thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Và thiết
nghĩ, những qúi vị cao niên, sống ở miền Nam, chắc hẳn đều đồng ý với tôi về
nhận định khách quan này. Nếu không đúng, thì tại sao hằng năm, khắp nơi trên
thế giới đã tổ chức thánh lễ tưởng nhớ đến vị vĩ nhân của dân tộc.
Giả nếu như Hồ Chí Minh là ân nhân của dân tộc. Vậy thử
hỏi, có đoàn thể, cộng đồng liêm chính nào, tổ chức thánh lễ cầu cho bạo chúa Hồ
Chí Minh không? Tuy cho rằng, nghĩa tử là nghĩa tận. Dù Hồ Chí Minh, vì mục đích
chính trị, đã xin rửa tội, nhưng không một nhà thờ nào tổ chức Lễ Giỗ cho
HCM.
TT Diệm đã chứng minh tài lãnh đạo của mình trong chín
năm, tạo cho quốc thái dân an. Còn Dương Văn Minh, cầm quyền hai lần. Lần thứ
nhất chỉ gần ba tháng với chính phủ Lâm thời bù nhìn Nguyễn Ngọc Thơ, do
Dương Văn Minh lập ra. Lần thứ hai chỉ có ba ngày.
„Nước loạn nhờ tướng giỏi“, cha ông chúng ta khẳng định
như thế. Thế, tướng Dương Văn Minh là loại tướng nào? Kết qủa xấu tốt, suy hay
thịnh cho dân tộc, là câu trả lời chứng nghiệm rõ
nhất.
Nhân đây, chúng ta xét về trường hợp quan hệ Quân-thần
xẩy ra giữa Đức Chúa Giê-su với Giu-đa và TT Diệm với nhóm phản tướng Dương Văn
Minh. (Tôi xin được đóng ngoặc mở ngoặc ra đây: Đứng trước biến cố 30/04/1975,
thì thử hỏi, có phản tướng nào nhúng tay vào trong vụ đảo chính bất chính
02/11/1963, thề sống chết với dân? Hay họ chỉ nói bằng mồn, nhưng ba chân bốn
cẳng, họ đã lo bỏ chạy? Đừng nghe họ nói, mà hãy nhìn kỹ họ làm!).
Qúi ông bà anh chị em có biết lý do tại sao Giu-đa phản
bội Chúa không? Xin thưa, Vì lý do tham vọng chính trị. Giu-đa thuộc về nhóm
Zelót, là một nhóm đấu tranh giải phóng dân tộc. Giu-đa là môn đệ Chúa Giê-su,
ít gì cũng đã ba năm trời ròng rã, cùng đồng hành với Người, đi khắp nơi rao
truyền tin mừng của Chúa.
Giu-đa nhận thấy Đức Chúa Giê-su có đủ quyền lực để giải
phóng dân Do Thái khỏi ách thống trị của đế quốc La-Mã. Nhưng Đức Chúa Giêsu vẫn
„thờ ơ“ trước vấn nạn quốc gia này. Vì thế, Giu-đa tìm mưu kế, để Đức Chúa
Giê-su ra tay.
Mục đích tham vọng của Giu-đa là: sau này, sẽ được giữ
chức vụ lớn trong triều đại Giê-su. Chính vì vậy, mười hai môn đệ đã một lần đặt ra câu hỏi, là ai là
người có chức vụ cao nhất.
Để tham vọng chính trị thành đạt, Giu-đa giăng ra cái
bẫy. Giu-đa tự xin làm Ăng-Ten cho đế quốc La-mã. Giu-đa chỉ điểm, tố cáo Đức
Chúa Giêsu là người có chủ mưu lật đổ chế độ. Giu-đa muốn quân La-mã bắt đức
Chúa Giê-su. Vì, có như vậy, thì Đức Chúa Giê-su mới phẫn nộ ra tay đuổi quân
La-mã. Giu-đa đòi hỏi Đức Chúa Giê-su phải làm theo ý mình. Nếu không, Giu-đa
phản. Và Giu-đa đã phản ý Chúa.
Nhưng khi quân La-Mã đến bắt Đức Chúa Giê-su, thì Người
không những chạy trốn, mà còn tự ý nộp mình để cho quân dữ bắt.
Và cuối cùng, Người còn chịu chết đau khổ nhục nhã trên
thập giá. Giu-đa còn chút lương tri, khi thấy mình đã phản bội Chúa. Mục đích
tham vọng chính trị không thành, Giu-đa qúa tuyệt vọng và phải tự tìm cho chính
mình cái chết, để tự giải oan cho sự mù quáng tham vọng chính trị của
mình.
Kính thưa qúi hội đoàn!
Xét chung trong hai trường hợp giữa Đức Chúa Giê-su và TT
Diệm, thì chúng ta tìm thấy có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng có vài điểm
khác biệt:
Những điểm tương đồng là:
- Cả hai không chạy trốn, mà tự ý nộp mình trao cho quân
dữ đem đi bắt.
- Cả hai, với quyền lực trong thay, có thể thay đổi tình
huống, nhưng cả hai không lạm dụng quyền lực. Thà chịu chết để chứng minh ơn cứu
độ cho mọi người, còn hơn gây ra tội ác. Con người đều phải chết một lần, chết
vinh còn hơn sống nhục.
- Cả hai, biết mình sẽ bị giết.
- Cả hai, trước khi chết, đã cầu nguyện suốt đêm. Đức
Chúa Giê-su trong vườn Giệt-sê-ma-ni. TT Diệm trong nhà thờ Cha Tam.
- Cả hai bị quân dữ trang bị vũ trang hùng hổ đến bắt.
Quân dữ xem Đức Chúa Giê-su và TT Diệm như một tướng cướp đầy bạo lực. Họ bạch
lộ chân tướng, suy bụng ta ra bụng người, khi chủ mưu giết TT Diệm, qua cung
cách đón bắt các Ngài.
- Cải hai bị giết chết nhục nhã, oan ức tức tưởi.
- Cải hai phải mất gần 50 năm sau, nhân loại mới hiểu ý
nghĩa của cái chết u nhục này.
- Cả hai, sau gần 50 năm, mới được cả thế giới noi gương
và theo chân hai Người. Nay là tinh thần Ngô Đình Diệm bất diệt. Xưa là mã mật
con cá, nay là biểu tượng thập giá.
- Cả hai là biểu tượng hình ảnh con chiêm bị đem đi
giết.
- Đức Chúa Giê-su chịu chết, vì nhóm bảo thủ tôn giáo cực
đoan cục bộ. TT Diệm bị giết, vì tham vọng chính trị của nhóm hàng tướng. Cả hai
bị giết bởi một nhóm có thế lực trong nước.
- Cả hai bị đem đi giết vì hai yếu tố: Tôn giáo và chính
trị.
- Trước khi đem đi giết, cả hai bị tra tấn. Đức Chúa
Giê-su trong dinh quan Tổng Trấn Philatô. TT Diệm trong Bộ Tổng Tham
Mưu.
- Kẻ phản bội: Giu-đa và đại úy Nhung. Cả hai đều tự tử.
(Bị thủ tiêu trong tù, để giữ bí mật. Nếu việc làm chính đáng, thì phải vinh
danh, không cớ gì phải thủ tiêu để giữ bí mật. Có bất chính mới phải làm như
thế!)
- Trị giá thưởng công cho kẻ giết người, xưa cũng như
nay, cách gần 2000 năm, cũng gần tương đương với
nhau.
Sau đây vài điểm khác biệt:
Giu-đa thì mượn quân ngoại bang giết Chúa. Ngược lại,
nhóm tài Phiệt ngoại bang Mỹ lại dùng người Việt giết người Việt.
Giu-đa bán Chúa được 30 nén vàng do đế quốc ngoại bang
thưởng. Nhóm tay sai phản Tướng giết TT Diệm thì được vài trăm ngàn Đôlla, cũng
do nhóm tài Phiệt ngoại bang thưởng.
Dù biến cố xẩy ra cách nay trên 2000 năm, nhưng giống
nhau thật nhiều chi tiết. Tuy nhiên, có sự khác biệt rõ rệt, đó là: Đức chúa
Giê-su được triệu ra trước quan tòa Tổng trấn Philatô. Còn TT Diệm không được
điều ra tòa án, trước khi xử án.
Vua Philatô đã xét xử. Và đã phán quyết, là „không tìm
thấy người này có tội“. Nhưng đứng trước sự bất bình mù quáng, bè phái cục bộ
tôn giáo, lòng ích kỷ, tham vọng của nhóm Thượng đế, Philatô đã rửa tay, để làm
chứng, là ông ta không nhúng tay trong vụ giết người công chính vô cớ
này.
Chính Đức Chúa Giê-su cũng nói quân dữ: Tại sao các ngươi
đánh ta, nếu ta làm đúng. Còn TT Diệm thì nói với cha Tam trước đi đi nộp mình:
„Mình có làm gì sai trái mà phải lẩn trốn?“.
Nếu ngày nay, có quan tòa lập ra xét xử biến cố
02/11/1963, thì dĩ nhiên, TT Diệm sẽ trắng án. Mong có được phiên tòa như thế,
vì một số nhân chứng vẫn còn sống.
Qua hai cách phán xử, thì chúng ta thấy cách phán quyết
của nhóm phản tướng Dương Văn Minh qủa ư là qúa man rợ. Giết người không có luật
pháp công minh xét xử. Cảnh giết người như thế, biểu lộ con người không có văn
hóa, thiếu nền văn minh nhân bản. Nói chung, cách hành xử của nhóm phản tướng
Dương Văn Minh là bất chính. Gỉa như họ có chính nghĩa, tôi nói gỉa như họ có
chính nghĩa, nhưng chúng ta xét đoán qua lối hành xử của họ, thì họ có khác gì
như một nhóm cao bồi du đãng?!
Để kết luận, chúng ta có nhận định
sau:
Kẻ phản bội tự mình xấu hổ phải đi tìm cái chết. Kẻ phản
bội là kẻ vu khống, vu oan cáo vạ cho người khác, vi phạm đến nhân phẩm người
khác. Họ tự đưa mình sa vào vòng vi phạm luật pháp.
Từ những nhận định chủ quan mù quáng, từ lòng đố kị ganh
tương, do lòng tham vọng chính trị, từ kiểu cách bảo thủ cực đoan, cục bộ tôn
giáo, mà đã biến con người thành dã thú, bất nhân.
Kính thưa qúi cộng đoàn!
Máu của Giu-đa vẫn còn thấm
máu trong nhiều người chúng ta. Giu-đa là kẻ gián điệp, làm Ăng-ten cho ngoại
bang, vì tham vọng chính trị quyền lợi.
Đức Chúa Giê-su chết, vì sự cứng lòng bảo thủ, cục bộ tôn
giáo của các Thượng Phẩm Do Thái kiêu ngạo.
Xưa kia, các phản tướng giết TT Diệm và bào đệ Ngô Đình
Nhu, thì họ dựa vào vì lý do gì?
Cái cớ gì, để họ giết vị TT khả kính chấp chính, chính
danh qua bầu phiếu tự do? Lý do cục bộ tôn giáo cực đoan? Lý do hận thù ganh tị cá nhân? Hay lý do tham
vọng chính trị?
Nếu
giết TT Diệm, vì lý do chính trị, thì thật là lý do không đứng đắn. Vì, TT Diệm
là một người ái quốc gương mẫu, không những được cả nước mến phục, mà cả các
cường quốc, các quốc gia lân bang cũng phải thừa
nhận.
Giết
TT Diệm, vì lý do kỳ thị tôn giáo? Vậy tại sao TT Diệm không kỳ thị tôn giáo Cao
Đài Hòa Hảo, hay tin Lành, hay Hồi Giáo?
Vậy
chúng ta hãy nhìn những thành phần nội các bù nhìn của Nguyễn Văn Thơ, do Dương
Văn Minh lập ra? Chính phù này có kỳ thị tôn giáo không? Chế độ Nguyễn văn Thơ
có gia đình trị không?
Như
đã trình bày, không thời kỳ nào Tam Giáo đồng thịnh như thời Đệ Nhất Cộng Hòa.
Chẳng nhẽ lấy danh nghĩa tôn giáo mà giết một vị TT chính danh một cách dã man
như một ác qủy, mà gọi được là đường chánh đạo sao? Người lãnh đạo không nhân
đức thì làm sao thiết lập một nước nhân bản được. Kẻ nào hành xử bất chính, kẻ
đó không thể thiếp lập một quốc gia pháp trị được.
Lãnh
đạo nào, quốc gia
đó! Lãnh đạo là bọn cường hào ác bá, thì sinh ra cũng toàn bọn tay sai là côn đồ
du đãng. Chính họ cũng sẽ tự đón nhận hậu qủa của những kẻ bất nhân này. Kẻ ác
trồng cây dữ, họ sẽ tự ăn qủa đắng, trái cay! Chúng ta thử suy gẫm tình hình
hiện nay ở Việt Nam! Công an cấu kết với côn đồ, để hội đồng nhân dân. Thử hỏi,
có phải nhà nước là phường côn đồ không?! Có phải đúng là một băng đảng, cá mè
một lứa không?!
Để
kết luận chúng ta có nhận định rõ rằng: Kẻ giết TT Diệm, cố vấn Ngô Đình Nhu,
cùng những tướng sĩ cao cấp, trong biến cố 02/11/1963, họ là những Ăng-ten cho
ngoại bang, họ là đảng viên CSVN hay cảm tình viên của đảng này. Trong họ vừa là
kẻ phạm pháp, vừa là đao phủ. Trong họ không bao giờ có Công lý, sự thật công
bằng và đạo lý. Ai theo họ, sẽ tự mình, tìm gán cho chính mình bản án: bất nhân,
bất nghĩa, và bất tín!
Kính
thưa qúi nhân sĩ hội đoàn!
Anh
chị em thân mến!
Trước khi Đức Chúa Giê-su tắt hơi thở cuối cùng trên thập
giá, Ngài cầu nguện cùng Chúa cha rằng: “Lạy cha, xin tha tội cho họ, vì họ
không biết việc họ làm”. (Lc 23, 43) Thời sinh thời, TT Diệm là người nổi tiếng
về tíh hiền lành nhân hậu. Tôi tin rằng, nay trước nhan thánh Chúa, Người cũng
cầu xin cho nhóm phản tướng: “Lạy Cha, xin Cha tha tội cho họ, vì họ không biết
việc họ làm!”.
Amen!
Thứ
bảy, ngày 01.11.2014, tại Đức Quốc,
Frankfurt-Bonames
Lm Gioan Baotixita Đinh Xuân Minh