Tin mới nhận được: Sáng nay, 5/10/2015 lúc gần 9h sáng, một chiếc xe biển số xanh chở 4 người không mặc sắc phục vào một gia đình ở Giáo xứ Đông Yên tại khu Tái định cư bên đường Quốc lộ 1A, Hà Tĩnh đoạn qua Vũng Áng. Đây là gia đình có người bị bắt giữ hơn một tháng nay và việc bắt giữ, theo giáo dân là trái pháp luật và đạo đức. Theo giáo dân Đông Yên, mục đích của việc này, là nhằm để bắt giữ tiếp người con thứ 2 của gia đình.
Sau khi 4 người vào gia đình, giáo dân đã tập trung đến và yêu cầu cho biết họ là ai, đến đây với mục đích làm gì mà không có sắc phục và không có lệnh nào, cũng không có chính quyền địa phương hoặc ít nhất là Xóm trưởng đi cùng. Họ đã không trả lời thỏa đáng những căn cứ pháp luật của việc này và đã bị người dân giữ lại.
Đông đảo giáo dân Đông Yên đã bất bình và bao vây 4 người lạ mặt này để xác minh xem họ là ai. Khi được biết họ là công an, thì giáo dân đã yêu cầu họ thả ngay một giáo dân đã bị bắt cách đây hơn một tháng là anh Nguyễn Xuân Toàn. Bởi theo giáo dân, những người chủ động gây sự đáng bắt thì nhà cầm quyền đã không bắt, lại bắt một người chỉ vì sự công chính và sự thật mà bày tỏ thái độ của mình. (Hình 1: Nơi tái định cư của Đồng Yên)
Nhưng những yêu cầu đó đã không được đáp ứng. Việc bao vây trở thành nhức nhối khi hầu hết giáo dân đã bao vây toàn bộ khu vực và nhà cầm quyền đã không thế đến trực tiếp để giải thoát. Tổ An ninh của Giáo xứ đã phải đến để bảo vệ tài sản là xe biển xanh và đảm bảo an ninh cho 4 người bị giữ lại, nhằm không để sự phẫn nộ của người dân gây hại đến họ.
4 người bị giữ lại đã được bảo vệ trong nhà của giáo dân, nơi họ đến và được đối xử tử tế, gia đình nấu cơm, nước mời họ ăn và Tổ an ninh thôn đã bảo đảm an toàn cho họ về tài sản và con người trong suốt quá trình họ ở đó.
Cũng hôm nay, linh mục quản xứ đi công tác vắng, khi lực lượng này đến không thông qua bất cứ ai, nên nhà cầm quyền đã không thể nhờ ai can thiệp. Ban Hành giáo của Giáo xứ đã vất vả tìm cách bảo vệ an toàn cho tất cả khi giáo dân bao vây ngày càng đông với sự phẫn uất, đòi thả người bị bắt.
Nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã phải cầu viện đến linh mục Quản Hạt Kỳ Anh và Tòa Giám mục Xã Đoài can thiệp. Tòa Giám mục Xã Đoài, Đức cha Phaollo Nguyễn Thái Hợp đi vắng, Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên ở nhà. Đức cha Viên đã tìm hiểu và chỉ rõ cho nhà cầm quyền biết việc bắt giữ người dân này là trái với pháp luật, những người có tội đã không bị bắt, lại bắt nạn nhân là người đã bảo vệ lẽ phải. Do vậy việc này nhà cầm quyền phải nói chuyện với người dân.
Sau đó, một Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh là ông Đặng Quốc Khánh, hai Phó Giám đốc Sở Công an là Đại tá Bùi Đình Quang, và ông An, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Thị xã Kỳ anh, Giám đốc Công an Thị xã Kỳ Anh ông Đại tác Đặng Hoài Sơn, ông Tiến Chủ tịch UBND xã là ông Sơn đã mời Ban Hành Giáo và Cán bộ thôn và đại diện gia đình người bị bắt để thương lượng. (HÌnh 2: Một cuộc cưỡng chế đập nhà xứ cũ của Đông Yên 2014)
Qua cuộc thương lượng, bên phía chính quyền đã cam kết sẽ thả người bị bắt là ông Nguyễn Xuân Toàn vào ngày kia, sau ngày mai gia đình viết đơn đề nghị trả tự do.
Biên bản được viết thành hai bản cam kết giữa chính quyền cấp Tỉnh và các cơ quan pháp luật liên quan, cùng ký và đóng dấu.
Cho đến 21h đêm, sau khi văn bản được ký kết và đọc cho người dân, thì người dân Đông Yên mới đồng ý để cho 4 viên công an ra về và giải tán.
Cần nhắc lại rằng, Đông Yên thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh là một giáo xứ lâu đời sống bằng nghề biển, nay bị cưỡng bức chuyển lên vùng núi gần Quốc lộ 1A, để nhà cầm quyền lấy đất của họ, nhưng điều trớ trêu là họ bị đuổi khỏi quê hương khi mà đất đai họ ở chưa có một dự án cụ thể nào, mà chỉ là vì họ ở quá gần khu Formosa là vùng đất nhà nước bán cho Tàu 70 năm. Cuộc di dời người dân ở đây đã gây ra nhiều hệ quả đau thương, tan nát.
(Chúng tôi đã có loạt bài Phóng sự: Thăm lại Đông Yên, thảm cảnh của nhiều thế hệ tại đây: P1, P2, P3, P4, P5, P6 )
Hiện nay, vẫn còn gần 200 hộ giáo dân với gần 1.000 dân đang ở lại nơi cũ không đi di dời vì theo họ, chưa có quyết định nào có hiệu lực pháp luật buộc họ phải rời nơi chôn rau cắt rốn, Trong khi nhà cầm quyền ở đã đập phá hết trường học buộc 155 học sinh thất học suốt hơn một năm qua để nhằm buộc các gia đình phải đi khỏi nơi này. Nhưng giáo dân ở đây thể hiện thái độ kiên quyết không di chuyển.
Trong quá trình di dời Đông Yên, một giáo xứ mạnh mẽ, lâu đời ở Kỳ Anh, đã có những rcan thiệp và sự lũng đoạn của nhà cầm quyền vào nội bộ giáo dân, tạo nên sự mất đoàn kết nghiêm trọng. Chính đó là cơ hội để nhà cầm quyền đưa 1.000 hộ dân lên miền đất gò đồi hôm nay được thuận lợi.
Tuy nhiên, khi đến nơi mới, người dân đã phải dối mặt với những khó khăn không thể chấp nhận được và chứng kiến lời nói của nhà cầm quyền đối với họ. Do vậy mà nhiều người dân đã thấy sự thật. Đồng thời, những rạn nứt, những hiểu lầm đã dần đần được giải tỏa.
Sự việc hôm hay có nguyên nhân bắt nguồn từ những việc lộn xộn ở trong Giáo xứ, trong đó có một Ban hành giáo cũ đã bị người dân phế truất qua cuộc bầu cử lại Ban Hành giáo mới kỳ vừa qua. Cuộc bầu cử này đúng với giáo luật và quy định, tuy nhiên, theo giáo dân nơi đây cho biết, một số vẫn muốn tiếp tục điều hành Giáo xứ và có mâu thuẫn giữa BHG mới và những người cũ là những người đã được nhà cầm quyền tin tưởng mấy năm qua trong quá trình di dời dân khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình. Do vậy họ được nhà cầm quyền ưu ái.
Vụ việc lộn xộn giữa những người cũ này đã làm nhiều giáo dân bất bình, trong đó có anh Nguyễn Xuân Toàn, anh đã lên tiếng phản ứng những người cù dù không được bầu vẫn làm phức tạp vấn đề.
Và anh Toàn bị bắt giam từ hơn một tháng nay.
Hôm nay, theo giáo dân cho biết, nếu họ không phản ứng, thì nhà cầm quyền sẽ tiếp tục bắt người con thứ 2 của gia đình này là anh Nguyễn Xuân Thành. Và giáo dân đã đồng loạt phản ứng.
Sau khi có bản cam kết của các cấp chính quyền và các cơ quan pháp luật tử Tỉnh, đến Thị xã và địa phương, giáo dân đồng ý để cho 4 người này về lúc 21h30. Tuy nhiên, giáo dân Đông Yên đã có kinh nghiệm về việc cam kết của nhà cầm quyền qua vụ Mỹ Yên. Khi nhà cầm quyền viết cam kết, đóng dấu đỏ choét rồi chỉ mấy ngày sau trở mặt đàn áp giáo dân gây ra vụ Mỹ Yên nổi tiếng ở Nghệ An năm trước. Do vậy, họ tuyên bố rõ ràng rằng: Với tinh thần đoàn kết nhất trí, nếu nhà cầm quyền không thực hiện lời hứa, thì tất cả họ sẽ nên như một trong việc đòi công lý cho nạn nhân đang bị tù tội oan uổng trong những ngày tới bằng các biện pháp có thể.
(Hình: Bản cam kết đóng dấu đỏ của UBND Xã để rồi lật lọng ở vụ Mỹ Yên, Nghi Lộc, Nghệ An)
22h, Ngày 5/10/2015
J.B Nguyễn Hữu Vinh