NỮ TRUNG TÁ MỸ GỐC VIỆT GẶP LẠI NGƯỜI CỨU MẠNG SAU 41 NĂM
Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015
Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.
Thiếu úy Trần Khắc Báo và nữ Trung Tá Kimberly Mitchell hội ngộ sau 41 năm bặt vô âm tín.
Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ. Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo.
Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận. Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán, Chính khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận. Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Cộng Sản Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt. Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn: “Cây cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe! ”
Ông cố nài nỉ: “Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này. ”
Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa: “Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội? ”
Người ôm vòng chiếc nón lá nói với Thiếu úy Trần Khắc Báo: “Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách gì giúp em bé này. ”
Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho Thiếu úy Báo. Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi: “Mình là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng tinh thần 'Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm' nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ: 'Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn. '”
Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số.
Mùa hè đỏ lửa năm 1972
Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát mà ông thì còn là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao?
Người tài xế tên Tài trả lời: “Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú. ”
Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC.
Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói: “Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá. ”
Ông này nhìn ông Báo cười và nói: “Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum! ”
Ông Báo thanh minh: “Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó. ”
Thiếu tá Nhiều bảo: “Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó. ”
Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói với ông: “Thiếu úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở ngoài mặt trận thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để sau này nó biết cội nguồn của nó mà tìm. ”
Lúc đó, ông còn độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích. Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị Việt cộng bắt làm tù binh.
Mãi đến năm 1981 ông được chúng thả về gia đình và bị quản chế. Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico...
Em bé mồ côi gặp may mắn
Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc.
Số hồ sơ của em là 899. Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi. Bé Trần Thị Ngọc Bíchmay mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình này từ đó đến nay.
Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng. Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi bò và làm phó mát. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?
Khi đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết mình là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể trả lời cho cô.
Lieutenant Commander Kim Mitchell at the U. S. Embassy in Hanoi with Deputy Chief of Mission Claire Pierangelo and U. S. Defense Attache Colonel Patrick Reardon.
Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đình. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học.
Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.
Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương trong vai một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân.
Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC.
Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết: “Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm. ”
Kimberly không biết gì hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của mình.
Cuộc hội ngộ sau 41 năm với chiếc nón lá mà 41 năm trước, Trần Thị Ngọc Bích đã được cứu sống bởi các chiến sĩ VNCH. Trong hình, gia đình ông Trần Ngọc Báo và nữ Trung tá Kimberly Mitchell (quàng khăn hình Quốc kỳ VNCH)
Gặp lại cố nhân
Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số hình ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói: “Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín.
Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích.
Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên cho cô. ”
Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc tìm kiếm Mitchell.
Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.
Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy sang bắt quàng làm họ” như ông cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông.
Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D. C cũng như nhiều nơi về tham dự.
Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sởHội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29. 8. 2012.
Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28. 8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào thị Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.
Giây phút đầy xúc động
Gia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt.
Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell: "Cô đến đây tìm ai? ”
Cô trả lời: "Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo. ”
Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu: "Đây là ông Trần Khắc Báo. ”Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.
Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo: "Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi? ”
Ông Trần Khắc Báo nói: “Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó. ”
Và ông mãn nguyện ngay, khi Kimberly Mitchell gọi“Tía”.
Ông nói với chúng tôi: “Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện. ”
Lieutenant Commander Kimberly M. Mitchell, US Navy
Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi. Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô là Trần Thị Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc người thân của mình.
Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.
Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết: " cô có hai cái may:
-Cái may thứ nhất là cô được tìm thấy và mang tới trại mồ côi.
-Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi. ”
Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới. Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH, luôn đặt Tổ Quốc - Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết.
Kimberly M. Mitchell
Lieutenant Commander Kimberly M. Mitchell, US Navy
LCDR Mitchell was born in 1971 in DaNang, South Vietnam. She was adopted and brought to the United States in September 1972. Raised in Solon Springs, Wisconsin, she was active in sports, church, 4-H and other community activities.
Upon graduation from high school, LCDR Mitchell was accepted into the United States Naval Academy and graduated in 1996 with a Bachelor of Science degree in Ocean Engineering. Selecting the Surface Warfare Community, she was assigned to USS STUMP (DD 978) as the Damage Control Assistant. Following that tour, she was assigned to Assault Craft Unit 4 as a Detachment Officer-In-Charge (OIC) for a detachment of Landing Craft Air Cushion (LCAC). Her first shore duty brought her to Washington DC as part of the Washington Navy Intern Program where she completed her Masters of Arts degree in Organizational Management from The George Washington University as well as completing three internships in the office of the Chief of Naval Operations, the State Department and on the Joint Staff.
Following shore duty, LCDR Mitchell reported to USS CROMMELIN (FFG 37) as the Operations Officer and then reported to Commander Destroyer Squadron 50 home ported in the Kingdom of Bahrain as the Future Operations Officer and Maritime Security Operations Officer.
LCDR Mitchell’s second shore duty again brought her to Washington DC as a Country Program Director assigned to the Navy International Programs Office (NIPO) doing Foreign Military Sales. Following her tour at NIPO, she was selected to be the Military Assistant in the Office of Wounded Warrior Care and Transition Policy in the Office of the Secretary of Defense. Following a year in that job, she transferred to the Office of the Chairman of the Joint Chiefs of Staff where she is currently the Deputy Director for the Office of Warrior and Family Support.
LCDR Mitchell’s personal awards include Joint Commendation Medal, Navy Commendation Medal, Joint Service Achievement Medal, Navy Achievement Medal, as well as other unit awards. She has also received recognition from the Assistant Secretary of State for her work in Humanitarian and Peacekeeping Operations as well as the Director of the Defense Security Cooperation Agency for her work in Foreign Military Sales.
Trẻ bị bỏ rơi về VN trong vai Trung tá Mỹ
Trung tá Kimberly Mitchell vừa có chuyến thăm một tuần tới Việt Nam
Cô Kimberly Mitchell vừa có chuyến về thăm lại quê hương trong vai Trung tá Hải quân Hoa Kỳ, gần 40 năm sau khi được một trung sĩ kỹ thuật thuộc Không lực Hoa Kỳ và vợ ông nhận làm con nuôi hồi năm 1972.
Đại sứ quán Hoa Kỳ nói cô từng được biết đến như em bé số 899, một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại trại trẻ mồ côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng.
Trung tá Mitchell, hiện là Phó Giám đốc Văn phòng Trợ giúp Quân nhân và Thân nhân tại Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, được dẫn lời nói với các quan chức tại cuộc gặp ở Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội:
"Tôi muốn cố gắng kết nối lại với quá khứ còn chưa biết của mình. "
"Tôi đã nói về việc quay trở lại đây từ nhiều năm, nhưng việc đó giống như một quả bóng bầu dục mà tôi cứ đá giật lùi trong sân. "
Thông báo từ Đại sứ quán Hoa Kỳ nói ngoài Hà Nội, Trung tá Mitchell đã tới thăm Thành Phố Sài Gòn và Đà Nẵng trong một tuần ở Việt Nam.
Chuyến thăm trại trẻ mồ côi Thánh Tâm (hiện là một tu viện) được coi là "phần xúc động nhất trong chuyến thăm quê hương".
Tại tu viện, cô Mitchell đã gặp sơ Mary, người làm việc cho trại trẻ mồ côi Thánh Tâm vào thời điểm em bé số 899 được nhận nuôi.
Trung tá Mitchell được dẫn lời nói: "Sơ Mary đã cho tôi biết về cái tên họ đặt cho tôi, Trần Thị Ngọc Bích, và nó có nghĩa là một viên ngọc quý. "
"Đây là chuyến thăm của một đời người. Tôi chắc chắn sẽ không chờ đợi 40 năm nữa để quay trở lại. "
'Đấy là đâu? '
Cây viết Richard Curry của Hội Cựu Chiến binh Hoa Kỳ nói không ai biết về cha mẹ cô bé bị bỏ rơi nhưng người ta cho rằng cô là con của một người Mỹ và một phụ nữ Việt Nam.
Cô Mitchell phát biểu tại New York hồi tháng Ba năm nay trong lễ ghi nhớ Ngày Cựu binh Việt Nam mà cô là khách mời:
"Cái may đầu tiên của tôi là được tìm thấy và mang tới trại trẻ mồ côi. "
Kimberly Mitchell
"Cái may thứ hai là khi trung sĩ kỹ thuật Không quân có tên James Mitchell bước vào trại trẻ mồ côi và nói với các sơ rằng ông và vợ muốn nhận một trong các em bé làm con nuôi. "
Vị Trung tá cũng nói nhận trẻ lai làm con nuôi vào thời điểm đó không phải là điều phổ biến. Cha nuôi của cô, Trung sĩ Mitchell ra khỏi lực lược không quân và trở lại Hoa Kỳ hồi năm 1972.
Ông quyết tâm mang con gái nuôi đi cùng, theo lời kể của cô Mitchell:
"Có một số thủ tục giấy tờ cần làm. Cũng mất một thời gian nhưng khi Bố rời Việt Nam hồi tháng Sáu năm 1972, tôi đi cùng ông. Khi đó tôi sáu tháng tuổi. "
Kimberly Mitchell nói cô lớn lên tại một trang trại ở Solon Springs tại bang Wisconsin, Hoa Kỳ.
Cô nói với nhà báo Richard Currey: "Đó là cuộc sống thường thấy ở các thị trấn nhỏ của Hoa Kỳ. Tôi chơi và rồi làm việc trong trang trại. Chúng tôi nuôi bò và làm phó mát.
"Tôi đi học, chơi thể thao và vào hội thanh niên. Nếu có ai nói gì về Việt Nam tôi hay nghĩ 'Đấy là đâu nhỉ'"
'Từng ngày một'
Trung tá Kimberly cũng kể với phóng viên của Hội Cựu Chiến binh về lý do cô vào Hải quân cho dù cha của cô muốn cô vào Không quân Hoa Kỳ từ khi cô mới học lớp ba.
Vài năm sau cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh cấp ba xuất sắc.
Cô Mitchell nói khi còn là học sinh cô chịu ảnh hưởng của những hình ảnh đẹp đẽ về hải quân mà người ta gửi tới nhà.
Cô nói: "Tôi tới hơi muộn một chút và mọi người đề nghị tôi giới thiệu về bản thân với người nói chuyện. "
Người nói chuyện đó chính là Đề Đốc Hải quân Ray Winkel, người sau đó vận động cô vào Học viện Hải quân và gửi cho cô một số tài liệu giới thiệu về học viện ngay cả khi cô đã kể cho ông về truyền thống Không quân trong gia đình.
"Tôi nghĩ Học viện Hải quân marketing tốt hơn. Những quyển giới thiệu họ gửi tới được tin bằng màu. Các sinh viên tươi cười. Họ đang ở trên tàu và trên đầu họ là bầu trời xanh đẹp đẽ. Và có cả phụ nữ trong các ảnh đó. "
LCDR Kim Mitchell (left) and MAJ Ed Kennedy (right) accept a giclee of the painting "Wounded Warrior" from Academy President, Dr. Thomas P. Rosandich, during their visit on 2 September. The original five foot by seven foot painting, by 2002 Sport Artist of the Year Mina Papatheodorou-Valyraki, was later presented to the guests who will display it at the Pentagon.
Nhà báo Richard Currey nói từ đó cô đã quyết định sẽ học lên Học viện Hải quân và đăng ký vào trường dự bị cho học viện này hồi năm 1990, nhưng đã phải nghỉ học một năm để trông nom gia đình sau khi bố cô bị tai nạn ở trang trại và qua đời hồi mùa hè năm 1991.
Sau đó cô trở lại học và tốt nghiệp ngành Cơ khí Hàng hải vào năm 1996.
Khi được hỏi Hải quân có phải là cuộc sống của cô không, cô nói: "Tôi trải nghiệm từng ngày một thôi. Rồi xem mọi chuyện sẽ đi tới đâu. "