Xót xa hình ảnh 3 em nhỏ đứng co ro trong giá rét ở Sa Pa
Hình ảnh về những đứa trẻ mặc không đủ ấm phải chống chọi với những cơn giá rét ở Sa Pa đã khiến nhiều người xót xa.
Những ngày qua, nhiệt độ tại các tỉnh ở miền Bắc xuống thấp khiến trời rét, xuất hiện băng giá, tuyết rơi tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp ở khắp nơi như Sa Pa, Mẫu Sơn…
Tuyết rơi trắng xóa khắp nơi. Ảnh: Internet
Hàng nghìn du khách khắp nơi đã đổ về nơi này để một lần ngắm được tuyết rơi. Tuy nhiên, trái với sự háo hức đó là tâm trạng lo lắng, là sự khốn khổ của người dân địa phương đang oằn mình chống chọi với thời tiết khắc nghiệt này.
Nhiều bạn trẻ tỏ ra rất thích thú khi được ngắm và đùa giỡn trong tuyết. Ảnh: Zing
Theo đó, hai ngày qua tuyết đã rơi nhiều nơi ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Ngay khi biết thông tin này, hàng nghìn khách du lịch từ khắp nơi đã đổ về những nơi như Sa Pa, Mẫu Sơn, Tam Đảo, Ba Vì… để “săn tuyết”. Đơn cử như Sa Pa, lượng du khách đổ về đây để ngắm tuyết rơi là hơn 300 nghìn người, vì vậy làm cho các con đường trong khu vực bị ùn tắc nghiêm trọng trong nhiều giờ đồng hồ.
Điều này cũng dễ hiểu, bởi với một đất nước nhiệt đới như chúng ta được ngắm tuyết rơi là một giấc mơ xa xỉ. Nhiều người từng mơ ước trong đời được ngắm cảnh tuyết rơi trắng xóa, được nhảy nhót, ném tuyết, đắp người tuyết.
Chính vì vậy, vào những dịp mùa đông về, không khí lạnh tăng cường là có hàng nghìn người hướng về Sa Pa xem có tuyết rơi hay không. Nếu truyền thông đưa tin hôm nay có tuyết rơi, ngay lập tức hàng nghìn người ấy lại xách ba lô lên đường để được nhìn thấy tuyết, được thưởng thức khung cảnh tuyệt đẹp như trong các bộ phim tình cảm lãng mạn.
Trái ngược với sự thích thú của du khách khi tuyết rơi là nỗi khốn khổ của người dân địa phương khi hoa màu, gia súc chết. Ảnh: Internet
Tuy nhiên, trái ngược với hình ảnh thích thú của du khách là những người dân nghèo ở các địa phương này đang phải tìm mọi cách để sưởi ấm cơ thể, gia súc, gia cầm và bảo vệ vườn hoa màu của mình.
Dù tuyết chỉ rơi có hai ngày nhưng gia súc, gia cầm của người dân tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã bắt đầu có dấu hiệu kiệt sức vì giá rét. Ngoài ra, các cánh đồng hoa màu cũng dần chìm trong tuyết và bị dập nát nghiêm trọng.
Nhiều em nhỏ co ro trong cái lạnh thấu xương. Ảnh: Internet
Tại nhiều bản làng hiện nay, các em nhỏ đang được nghỉ học do thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, khi ở nhà các em cũng phải làm những công việc để phụ giúp cha mẹ dù tiết trời vô cùng rét mướt, chỉ những khi rảnh rỗi các em mới được ngồi quây quần bên bếp lửa để sưởi ấm.
Hình ảnh ba em nhỏ co ro trong giá lạnh được cư dân mạng chia sẻ. Ảnh: Chụp màn hình
Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh ba em nhỏ mặc đồ không đủ ấm, đứng co ro trong giá lạnh làm nhiều người không khỏi xót xa. Hiện vẫn chưa biết được địa chỉ chính xác hình ảnh ba em nhỏ tội nghiệp này được chụp ở đâu. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến trái chiều về hình ảnh này.
Sau hơn 1 ngày nhiệt độ xuống thấp kỷ lục, nhiều huyện miền núi, biên giới ở Nghệ An đã chìm trong tuyết trắng. Nhiều trâu bò, hoa màu của người dân bị chết vì quá rét.
Ngày 25/1, theo báo cáo của cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An, nhiệt độ ở các huyện miền núi, biên giới như: Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương vẫn tiếp tục giảm sâu xuống 0 độ C. Có nơi nhiệt độ xuống đến -8 độ C, tuyết rơi dày đặc.
Tại khu vực cửa khẩu lối mở thuộc bản Buộc Mú (xã Na Ngoi, kỳ sơn, Nghệ An), tuyết bắt đầu rơi từ sáng 24/1.
Đến thời điểm hiện tại (chiều tối 25/1) tuyết vẫn rơi dày và nhiều hơn.
Ở các huyện miền núi Nghệ An, tuyết bắt đầu rơi từ ngày 24/1 và trong ngày 25/1 tiếp tục rơi nhiều và dày hơn. (Ảnh: Bằng Trần).
Theo các cán bộ làm việc tại khu vực cửa khẩu lối mở Buộc Mú (Na Ngoi), vào thời điểm ban ngày nhiệt giảm xuống -8 độ C và đến đêm khuya có thể giảm sâu hơn.
Đến chiều tối 25/1, tình trạng tuyết rơi dày hơn 10cm và không có dấu hiệu ngừng. Dự kiến ngày mai 26/1 sẽ vẫn có băng tuyết tại khu vực cửa khẩu này.
Do ảnh hưởng của thời tiết giá rét và băng tuyết nên cuộc sống của người dân nơi đây cũng bị đảo lộn và ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt, nhiều trâu bò, gia súc, gia cầm và hoa màu của người dân ở các huyện miền núi đã bị chết, thiệt hại vì giá trét.
Trao đổi với PV, ông Vi Thái Điệp - Chủ tịch UBND xã Quang Phong (huyện Quế Phong, Nghệ An) cho biết, mấy ngày qua nhiệt độ trên địa bàn giảm sâu xuống chỉ còn từ 5-8 độ C. Vì quá rét nên trên địa bàn xã đã có 8 con trâu bò bị chết.
Nhiều tuyến đường phủ trắng trong tuyết với độ dày hơn 10cm, đi lại rất khó khăn, trơn trượt. (Ảnh: Bằng Trần).
Để phòng tránh tình trạng trâu bò, gia súc chết vì rét, người dân đã tìm nhiều cách để phòng tránh rét cho trâu bò như đắp chăn, đốt củi sưởi ấm cho trâu bò.
Hiện chính quyền xã Quang Phong vẫn đang tiếp tục thống kê số lượng trâu bò, gia súc, gia cầm và hoa màu của người dân bị chết để có phương án tìm cách hỗ trợ giúp người dân qua lúc khó khăn.
Ông Lê Văn Giáp - Chủ tịch UBND huyện Quế Phong (Nghệ An) cho biết: “Rét nặng nhất là ở xã Tri Lễ, Tối qua nhiệt độ xuống -2 độ C nên có tuyết rơi.
Chúng tôi đã chỉ đạo bà con đưa trâu bò thả rông lùa về nhốt ở chuồng và đốt lửa sưởi ấm. Tất cả mạ gieo trong vụ đông xuân cũng được bà con bọc ni lông”.
Ô tô mắc kẹt trong tuyết trắng ở xã Na Ngoi (Kỳ Sơn, Nghệ An), người dân phải xuống cuốc bộ.
Trước tình trạng giá rét, nhiệt độ xuống thấp kỷ lục như hiện nay, Sở GD - ĐT Nghệ An cũng đã có chỉ đạo cho phòng giáo dục các huyện xem xét tình hình thực tế thời tiết để thông báo cho học sinh nghỉ học, đảm bảo sức khỏe của các học sinh.
Sở GD-DDT Nghệ An yêu cầu các phòng Giáo dục cần phải thường xuyên theo dõi tin tức trên các kênh dự báo thời tiết để cập nhật tình hình.
Nếu nhiệt độ dưới 10 độ C sẽ cho học sinh mầm non và tiểu học nghỉ. Nếu dưới 7 độ C học sinh THPT và THCS sẽ nghỉ học.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Trọng Hoàn - Phó Chánh văn phòng Sở GD - ĐT Nghệ An cho biết, trong ngày 25/1, học sinh tiểu học và mầm non của TP.Vinh, huyện Tân Kỳ và huyện Con Cuông được nghỉ học.
Riêng huyện miền núi Kỳ Sơn như xã Na Ngoi, Nậm Càn, Mường Lống, Huồi Tụ, Tây Sơn, Nậm Cắn do nhiệt độ đã xuống dưới 0 độ C nên toàn bộ các cấp học đã được nghỉ học.
Một số hình ảnh tuyết rơi trắng xóa ngày càng dày tại xã Na Ngoi (Kỳ Sơn, Nghệ An):
Nhiều con đường ngập trong tuyết trắng. (Ảnh: Bằng Trần).
Tuyết rơi ngày càng dày đặc trong ngày 25/1 ở xã Na Ngoi (Kỳ Sơn, Nghệ An). (Ảnh: Bằng Trần).
Xe máy lạnh quá không thể nổ được. (Ảnh: Bằng Trần).
Trạm Biên phòng Buộc Mú cũng "đóng băng" trong cái rét kỷ lục. (Ảnh: Bằng Trần).
Nhiều dân phượt đổ xô về đây để săn ảnh khoảnh khắc tuyết rơi đặc biệt tại Nghệ An. (Ảnh: Bằng Trần).
Hàng rào trắng xóa vì tuyết.
"Cây băng".
Mọi thứ từ đường đến cây cối đều phủ màu tuyết trắng.
Một xô hứng đầy tuyết trắng sau 2 ngày. (Ảnh: Bằng Trần).
Những cánh hoa đào "đóng băng" trong tuyết. (Ảnh: Bằng Trần).
Những cành cây cao cũng đóng băng vì tuyết.
Người tuyết mang thương hiệu "Nghệ An".
Lán trại công nhân mong manh và phủ trắng tuyết.
Nhiều đoạn đường bị đóng băng, trơn trượt.
Hàng loạt nơi nữa xuất hiện mưa tuyết, băng giá ở Việt Nam
Thành Công (TH)
Ảnh: Báo Hà Giang
Sau Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hà Nội, Tam Đảo, Hòa Bình thì mưa tuyết đã xuất hiện ở xã Suối Tọ (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La), Quảng Ninh, Nghệ An...
Tại Quảng Ninh
Báo giới trong nước dẫn lời ông Phạm Văn Dược (Phó Trưởng Ban Quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử) cho biết, băng giá xuất hiện ở đây từ đêm 23/1 sau đó ngày càng dày, đọng lại các cành cây.
Theo báo Quảng Ninh, đêm và rạng sáng 24/1, tại vùng núi huyện Bình Liêu đã có tuyết rơi, băng tuyết dày.
Tuyết tại Bình Liêu. Ảnh: Báo Quảng Ninh
Băng giá tại chùa Đồng, Yên Tử. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Tại Nghệ An
Tại xã Tam Hợp (Tương Dương) từ sáng 24/1 đã xuất hiện băng tuyết. Một số nơi của huyện Kỳ Sơn như Huồi Tụ, Mường Lống nhiệt độ đo được chiều cùng ngày chỉ còn 0 - 1 độ C.
Chiều và tối ngày 24/1, tại xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn đã xuất hiện tình trạng băng tuyết.
Băng tuyết xuất hiện tại xã biên giới Nậm Cắn (Kỳ Sơn). Ảnh: Nghệ An online
Ảnh: Nghệ An online
Tại Sơn La
Sáng 24/1, tại các huyện Bắc Yên, Vân Hồ, Mộc Châu (tỉnh Sơn La) nhiệt độ đo được chỉ còn ở mức -7 độ C đến -5 độ C. Theo đó, mưa tuyết và băng giá xuất hiện phủ kín tại nhiều khu dân cư và dọc các tuyến đường.
Một khu vực khác của Sơn La cũng xuất hiện tuyết đó là xã Suối Tọ, huyện Phù Yên. Trước đó, một số vùng núi cao của Mộc Châu đã phủ tuyết trong đêm 23, rạng sáng 24/1.
Tuyết rơi tại Vân Hồ, Mộc Châu 12h trưa nay (Ảnh: Mai Nguyên Hạnh/ Gia đình Việt Nam)
Tại Hà Giang
Từ đêm 23 đến ngày 24/1, băng giá và mưa tuyết xuất hiện ở một số huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang.
Sáng 24/1, xã Lũng Cú và thị trấn Phó Bảng (thuộc huyện Đồng Văn) và các xã Tả Lủng, Lũng Pù, Xín Cái, Sơn Vĩ, Tát Ngà và thị trấn Mèo Vạc (thuộc huyện Mèo Vạc) nhiệt độ giảm sâu, có nơi xuống dưới -2 độ C.
Băng giá và mưa tuyết xuất hiện và dày từ 2-3 cm. Cao nguyên đá Đồng Văn bị phủ trắng xóa.
"Dọc Quốc lộ 4C từ thị trấn Mèo Vạc đi xã Tát Ngà, tuyết rơi phủ trắng hai ven đường đã gây nhiều khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông", tờ Hà Giang online thông tin.
Ảnh độc giả cung cấp/Kênh 14
Ảnh: Báo Hà Giang
Ảnh: Báo Hà Giang
Tại Bắc Giang
Hôm 24/1, tuyết đã rơi mỏng ở khu vực đỉnh núi Vạn Cung, xã Phong Minh, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Băng tuyết được chụp tại xã Minh Phong, Lục Ngạn. Ảnh: Lao động
Dưới đây là nhiệt độ đo được lúc 19 giờ ngày 24/01/2016: (Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương)
(Tổng hợp)