Đây là tấm ảnh cuối cùng của Lenin cho thấy ông đang ngồi trên xe lăn sau khi bị ba cơn đột quỵ (tai biến mạch máu não) trong hai năm trước đó. Cuối cùng ông đã bị liệt và bị câm hoàn toàn. Kế bên là người chị Anna Ilyinichna Yelizarova - Ulyanova và một trong những bác sĩ của ông ta, A.M.Kozhevnikov.
Sự căng thẳng từ việc dẫn dắt một cuộc cách mạng, cai trị và chiến đấu một cuộc nội chiến đã làm những vết thương của ông từ cuộc ám sát trở nên nghiêm trọng hơn.
Lê Nin và vợ, ảnh năm 1922
Năm 1918, Lenin đã may mắn thoát khỏi một cuộc ám sát, nhưng bị thương trầm trọng. Sức khỏe lâu dài của ông đã bị ảnh hưởng nặng nề. Tháng 3/1922 các bác sĩ đã yêu cầu ông phải nghỉ ngơi để dưỡng sức. Sau khi trở lại Petrograd (Saint Petersburg) vào tháng 5/1922, Lenin đã bị tai biến mạch máu não lần thứ nhất trong tổng số ba lần trong đời, điều đó đã khiến ông không thể nói chuyện trong vài tuần, và làm tổn thương khả năng vận động cơ thể bên phải của ông.
Đến tháng sáu, ông bình phục trở lại. Đến tháng tám ông đã bắt đầu làm việc trở lại và đã thực hiện ba bài diễn văn dài trong tháng 11. Vào tháng 12/1922, ông bị tai biến mạch máu não lần thứ hai và bị liệt bán phần bên phải cơ thể, sau đó ông đã rút lui khỏi chính trường.
Những chiếc xe lăn của Lê Nin
Vào ngày 10 tháng 3/1923, sức khỏe của Lenin đã bị thêm một đòn rất nặng khi ông ta đã bị tai biến mạch máu não lần thứ ba, điều này đã lấy đi khả năng nói và chấm dứt sự nghiệp chính trị của ông. Lenin bị điếc và nằm liệt giường cho đến khi lìa đời nhưng vấn giữ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
Vladimir Lenin chết vào 18:50, giờ Moscow, vào ngày 21 tháng 1/1924, thọ 53 tuổi, tại ngôi nhà Gorki (sau này được đặt tên Gorki Leninskiye - ảnh trên). Trong bốn ngày tang lễ, đã có hơn 900,000 người đến viếng ông tại tòa nhà Hall of Columns.
Mặc cho báo cáo chính thức về cái chết ông là từ tai biến mạch máu não, đã có vô số câu chuyện cho rằng ông ta đã chết từ bệnh giang mai mà ông đã bị lây từ một cô gái bán dâm ở Paris. Một cuộc nghiên cứu đã được xuất bản trong tạp chí Thần Kinh Học Châu Âu (The European Journal of Neurology) 2004 đã tăng sự hoài nghi về sự thật.
Helen Rappaport, một một sử gia uy tín và một nhà văn, đã cho rằng Lenin đã có nhiều triệu chứng của bệnh giang mai và đã có rất nhiều quan chức cao cấp Soviet cũng nghĩ như thế. Nhưng họ đã bị cấm tiết lộ thông tin đó ra vì điều đó sẽ làm xấu mặt Lenin. Trọng điểm của bài báo của Rappaport là một báo cáo viết bởi một nhà khoa học nổi tiếng, Ivan Pavlov. Ông ta đã cho rằng “nhà cách mạng đó là một người điên khùng với bệnh giang mai não.”
Trong những năm cuối cuộc đời, Lenin lo lắng về sự quan liêu của chế độ và cũng đã lo ngại về sự tăng trưởng quyền lực của Joseph Stalin. Càng ngày ông càng thấy một đảng và chính phủ đã đi lệch mục đích cách mạng ban đầu của mình. Đầu năm 1923, ông đã ban hành một bản di chúc. Trong đó ông ta đã bày tỏ sự hối hận về sự độc tài của chính phủ Soviet. Ông ta đã rất thất vọng với Joseph Stalin, tổng bí thư của Đảng Cộng Sản, người đã bắt đầu tích lũy quá nhiều quyền lực./cafekubua
Sưu tầm & tìm minh họa: Hoa Cải