Quảng Bình thiệt hại nặng nhất trong đợt mưa lũ 4 ngày qua với 9 người chết, 10 người mất tích, 13 người bị thương.
Hôm nay, mưa tại các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An đã ngớt, nước lũ bắt đầu rút chậm. Do kết nối được thông tin với nhiều vùng chia cắt nên con số thiệt hại do mưa lũ được các địa phương tổng hợp tăng nhiều so với hôm qua.
Tại Quảng Bình, nơi hứng trận mưa lớn nhất trong lịch sử quan trắc, có 9 người chết, 10 người mất tích và 13 người bị thương. Tỉnh Hà Tĩnh có 2 người chết, một người mất tích; Nghệ An và Thừa Thiên - Huế mỗi tỉnh 2 người chết.
Toàn vùng có 98.000 ngôi nhà còn ngập, tập trung ở Quảng Bình với hơn 71.000; Hà Tĩnh 24.000; Nghệ An 2.800. Diện tích hoa màu bị ngập ở 3 tỉnh trên là hơn 9.000 ha. Hệ thống giao thông, thủy lợi và các đầm hồ thủy sản cũng bị thiệt hại rất nhiều, hiện chưa kể thống kê hết do nước còn ngập.
Dân chui lên mai nhà tránh lũ. Ảnh: Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, lũ thượng nguồn sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh), sông Gianh, Kiến Giang (Quảng Bình) đang xuống chậm; lũ vùng hạ du các sông ở Hà Tĩnh, Nghệ An đang lên, dự báo đạt đỉnh vào chiều tối nay ở mức báo động 1-2. Riêng sông Kiến Giang tại Lệ Thủy (Quảng Bình) xuống mức 2,7 m, tức là vẫn ở mức báo động cao nhất số 3.
Cơ quan dự báo khí tượng thủy văn cảnh báo người dân các huyện Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Châu (Nghệ An), Hương Sơn, Vũ Quang (Hà Tĩnh) đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi. Tình trạng ngập lụt tại các huyện Hương Khê, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) sẽ giảm chậm.
Trong khi mưa lũ miền Trung chưa rút hẳn thì dự báo khoảng ngày 19/10, cơn bão thứ bảy Sarika khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến miền Trung, gây ra một đợt mưa lũ mới.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, từ đêm 13/10, các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra Nghệ An có mưa rất to.
Tâm mưa là Quảng Bình, tổng lượng mưa trong 4 ngày qua ở tất cả trạm đo từ 670 đến 880 mm. Cá biệt trong 24 giờ từ đêm 13 đến ngày 14/10, lượng mưa tại trạm Đồng Hới lên tới 747 mm - cao nhất trong lịch sử quan trắc ở tỉnh này.
Mưa lớn kết hợp với nhiều thủy điện xả lũ khiến mực nước sông suối đồng loạt dâng cao, tràn vào làng xã, gây ngập nặng ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An.
Xuân Hoa
Người dân nuôi cá ven sông Gianh (Quảng Bình) bỗng rơi vào cảnh trắng tay, khi trong nhà tài sản bị hư hại, ngoài bè cá chết nổi trắng.
Nước xiết kéo theo rác thải cào rách lưới, va đập mạnh khiến hàng trăm bè cá của ngư dân xã Quảng Lộc, Ba Đồn (tỉnh Quảng Bình) gần như mất trắng sau cơn lũ hai ngày qua.
Trở dạ khi nước lũ dâng cao, chị Như được lực lượng cứu hộ hộ tống bằng cano đến bệnh viện. Chị Thành cũng kịp đến viện an toàn, nhưng một người giúp chị vượt suối đi sinh đã bị lũ cuốn mất tích.
Do mưa ngớt, lượng nước đổ vào hồ thấp, còn thiếu 10 cm mới đến mức xả lũ nên nhà chức trách tỉnh Nghệ An quyết định dừng xả lũ hồ chứa lớn nhất của tỉnh.
Sáng 16/10, ngành giao thông đang nỗ lực sửa chữa 90 km đường sắt bị hư hỏng để thông đường vài ngày tới. Riêng quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh qua Quảng Bình đã thông xe.
Nghe tiếng kêu cứu của hai nam sinh, anh Phong lao xuống dòng nước lũ cứu được một em đưa vào bờ song kiệt sức. Anh Huân thấy vậy bơi ra cứu em còn lại.
Mưa to cùng với thủy điện xả lũ khiến hàng loạt trường học ở Hà Tĩnh bị ngập sâu. Hiện nước rút dần, nhưng phải đến giữa tuần sau học sinh mới có thể ổn định học tập.
Thăm hỏi gia đình nạn nhân, kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền trên sông Gianh, giao thông trên quốc lộ 1A, Phó thủ tướng yêu cầu địa phương sớm khắc phục hậu quả lũ lụt, chuẩn bị đối phó với cơn bão sắp vào biển Đông.
Nước lũ chảy xiết qua Quảng Bình cuốn trôi nền đường sắt, có điểm ray treo lơ lửng 1,6 m.
Mưa kỷ lục đã làm ít nhất 8 người chết, 10 người mất tích, giao thông miền Trung tê liệt. Cơ quan khí tượng dự báo mưa đã giảm nhưng một số nơi vẫn trên 100 mm.
Mưa lớn kết hợp việc thuỷ điện xả lũ, hàng nghìn hộ dân ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị cô lập, chờ tiếp tế, ký ức về trận lũ lịch sử 2010 lại tràn về.
Đơn vị vận hành hồ chứa Vực Mấu dự kiến xả lũ vào ngày mai, trong khi mưa lớn do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đang gây ngập lụt trung tâm thành phố Vinh.
Mưa lớn kết hợp việc thuỷ điện xả lũ, hàng nghìn hộ dân ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị cô lập, chờ tiếp tế, ký ức về trận lũ lịch sử 2010 lại tràn về.
Mưa rất to trong hai ngày qua khiến các tỉnh từ Quảng Bình đến Nghệ An bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hàng chục nghìn học sinh phải nghỉ học.
Mưa lũ ở Quảng Bình khiến sạt lở mái ta luy âm nền đường sắt, tàu SE19 xuất phát từ Hà Nội mắc kẹt lúc 4h sáng 14/10 gần ga Lệ Sơn. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình huy động 30 quân nhân, dùng cano tiếp cận vị trị tàu SE 19 để giải cứu hành khách.
Mưa lũ ở Quảng Bình khiến 5 tàu bị trôi dạt ra Cửa Gianh, 2 tàu bị chìm, 6 thuyền viên trên tàu vẫn mật tích.
Sáng nay trên đường tới trường, một học sinh lớp 8 ở Nghệ An bị nước lũ cuốn trôi.
9h ngày 15/10, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình huy động 30 quân nhân, tiếp cận vị trị tàu SE 19 bị mắc kẹt tại ga Lệ Sơn để giải cứu hành khách.
Khẳng định mưa 747 mm trong 24 giờ chưa từng ghi nhận ở Quảng Bình, Phó giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia Lê Thanh Hải cảnh báo cơn bão sắp tới có thể lặp lại đợt mưa lũ lớn.
Mưa lũ lớn tại miền Trung gây sạt lở, ngập nhiều khu vực khiến ngành đường sắt đang phải dừng 23 đoàn tàu khách và 20 tàu hàng để chờ thông đường sắt.
Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Quảng Bình đều có 8-9 đoạn bị ngập sâu, hàng nghìn xe ùn tắc. Hơn 27.000 nhà dân ở Quảng Bình, hơn 5.000 nhà dân ở Hà Tĩnh bị ngập sâu.
Mưa lớn trong hai ngày qua ở Hà Tĩnh gây ngập lụt một số vùng, đoạn đê đang thi công bị vỡ, cây cổ thụ đổ đè sập nhà dân.
Mưa to liên tục khiến 1.200 ngôi nhà ở Quảng Bình ngập sâu từ 0,8 đến 2 m.
Đường sắt Bắc - Nam đoạn qua huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) có nhiều điểm sạt lở, ngập nặng khiến tắc nghẽn, gần 150 người bị kẹt ở ga Lệ Sơn.
Sau 3 năm, nước lũ từ thượng nguồn sông Ô Lâu lại đổ về gây ngập lụt các xã vùng trũng huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế).
Dù suy yếu thành vùng áp thấp, nhưng mưa sẽ tiếp tục ở các tỉnh miền Trung và được dự báo lên tới 150-300 mm.
Mưa lớn khiến đường sắt Bắc Nam bị chia cắt, đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Quảng Bình ngập lút thùng xe tải.