"Chẳng có gì khó hiểu bởi khi chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ông Fidel Castro đã tức tốc sang Hà Nội để chia buồn, đất nước Cuba để quốc tang 4 ngày. Hơn nữa ông Fidel Castro còn có công lao rất lớn khi vun đắp cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Cuba trở lên tốt đẹp. Vì vậy, việc để quốc tang một ngày đối với ông Fidel Castro cũng là một điều hợp tình, hợp nghĩa của dân tộc Việt Nam."
Hải Ý em đã phản hồi khá dài, nay lược lại:
A-. Sự thật Fidel Castro chẳng hề «tức tốc» sang dự lễ tang Hồ Chí Minh; đảng và nhà nước cộng sản Cu Ba không hề tổ chức Quốc tang khi Hồ Chí Minh chết, cũng như không gửi đoàn đại biểu sang khóc bố già Việt cộng.
B-. Video có Fidel Castro xuất hiện trong đám tang Hồ Chí Minh
Lật tẩy sơ sơ:
B1-. Ở phút 1:00 trong video nêu trên, Fidel Castro khệnh khạng xuất hiện trong bộ quân phục, kè kè khẩu súng lục bên hông! Thử hỏi, xưa nay có thứ lãnh tụ vĩ đại nào máy dật như «người anh em song sinh» Fidel Castro, nhất là đối với bố già dân tộc, lãnh tụ dzĩ đại họ Hồ?
B2-. Hình ảnh Fidel Castro và tùy tùng viếng tran chủ tịch Hồ là hình ảnh xào nấu kiểu Adobe Premiere hạng i tờ rít, hoàn toàn ‘khác cha khác mẹ’ so với toàn cảnh nơi bố già được lộng kiếng, bởi vì gốc hình ảnh bố già dân tộc Cu ba xhcn tiến tới trước bàn thờ bố già Việt cộng vốn nằm trong bộ phim trắng đen «79 Primaveras»(79 mùa xuân của Hồ Chí Minh, từ phút 19:30) được nhà làm phim người Cu Ba tên Santiago Alvarez ghi lại tại sảnh đường Havana tận bên Cu Ba, một tuần sau ngày 03/09/1969 (xem tiếp tiết B3 ở dưới).
B3-. Trong sách Lịch sử Việt Nam (The history of Vietnam) - Nxb Greenwood Press, London 2008, chương 7, tiết Cái chết của Hồ Chí Minh (The death of Ho Chi Minh), trang 90, tác giả Justin Corfield viết, nguyên văn:
[ On September 2, 1969, 79-year-old Ho Chi Minh died of heart failure. The announcement of his death was initially reported as being on September 3, so it would not clash with National Day, but it was subsequently corrected to September 2. As soon as news of the death was made public, the North Vietnamese government immediately proclaimed a period of mourning, with many North Vietnamese openly crying, their weeping being captured by the film 79 Primaveras (“Seventy-Nine Spring Times of Ho Chi Minh”), made by the Cuban filmmaker Santiago Alvarez. <b>The North Vietnamese government then invited world leaders to attend Ho Chi Minh’s funeral. The only non-Vietnamese head of state who attended the ceremony was Prince Norodom Sihanouk</b>, the neutralist leader of Cambodia who was anxious to show his support for the Vietnamese Communists whom he believed would win the Vietnam War.] (1).
Tạm dịch:
[ Vào ngày 02/09/1969, Hồ Chí Minh chết vì suy tim ở tuổi 79. Cái chết của ông ta khởi đầu đã bị công bố là mồng 03 tháng 9, để tránh mâu thuẫn với ngày Quốc khánh (VNDCCH) là mồng 02 tháng 09, nhưng sau đó [20 năm sau, năm 1989 - TTHY] đã được sửa lại cho thật đúng là ngày 02 tháng 09. Ngay sau khi tin tức về cái chết được công bố ra đại chúng, chính quyền Bắc Việt đã lập tức ấn định một thời gian để tang, với rất nhiều người dân miền Bắc công khai khóc lóc, cảnh khóc lóc của họ đã được nhà làm phim người Cuba, Santiago Alvarez ghi lại trong phim 79 Primaveras [79 mùa xuân của Hồ Chí Minh, có phụ đề tiếng Anh - TTHY]. Chính quyền Bắc Việt đã mời các nhà lãnh đạo trên thế giới đến dự tang lễ của Hồ Chí Minh, nhưng chỉ có duy nhất một vị nguyên thủ quốc gia đến dự, đó là hoàng thân Norodom Sihanouk, một nhà lãnh đạo trung lập của nước Kampuchia, luôn muốn bày tỏ sự hậu thuẫn đối với những người cộng sản Việt Nam vì ông ta tin họ sẽ giành chiến thắng trong chiến tranh Việt Nam.]
Báo lề đảng hùa nhau viện dẫn câu Fidel Castro tuyên bố tại Quảng Trị năm 1973 “vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến dâng đến cả máu của mình” để biện minh cho việc cộng đảng Việt Nam quyết định tổ chức Quốc tang cho ông ta là để «tỏ lòng biết ơn, có tình có nghĩa». Tuy nhiên:
1-. Trong hàng ngàn, hàng vạn lít máu mà Fidel Castro “sẵn sàng hiến dâng” cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH, Bắc Việt) trong cuộc dải phóng nước Việt Nam Cộng hoà (VNCH, Nam Việt), xin hỏi: có bao nhiêu xăng-ti-lít (cl) được rút từ bản thân Fidel Castro, bao nhiêu lít từ thân bằng quyến thuộc của ông ta?
2-. Fidel Castro đã Hiến hay Bán máu của người dân Cu Ba cho nước VNDCCH?
“Castro không chỉ là một nhà độc tài Nam Mỹ, mà còn là một đao phủ. Không tự hài lòng với việc tra tấn và hành quyết các nhà đối lập, ông ta còn bán máu của họ. Tờ Wall Street Journal trong một bài viết đề ngày 30/12/2005 cho biết: Ngày 27/05/1966, theo lệnh của Fidel Castro, 166 người tù đã bị rút ba lít rưỡi máu mỗi người và bán cho nước Việt Nam cộng sản với giá 100 đô la một lít. Sau khi bị lấy máu, 166 tử tội trong tình trạng thiếu máu não, tê liệt và bất tỉnh, bị đưa đi trên các băng-ca và giết chết.” (2)
Fidel Castro, Raul Castro và Che Guevara đang trói tay, bịt mắt tử tù bất đồng chính kiến.
Nguồn ảnh: internet.
[Theo điều tra của Wall Street Journal ngày 30 tháng 12 năm 2005, bà Mary Anastasia O'Grady đăng lại báo cáo của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Mỹ Châu (InterAmerican Human Rights Commission) ngày 07 tháng 04 năm 1967:
“Vào ngày 27 tháng 05 năm1966, 166 người Cuba, gồm dân sự và quân sự, bị tử hình, và phải tiến hành thủ tục y tế rút máu trung bình bảy túi mỗi người. Lượng máu này được bán cho Cộng Sản Việt Nam với giá 50 đô-la mỗi túi với hai mục đích vừa kiếm tiền đô và vừa đóng góp vào cuộc chiến tranh xâm lược của Việt Cộng."
“Mỗi túi máu tương đương nửa lít. Việc trích một lượng máu như vậy từ một người bị kết án tử hình gây cho nạn nhân tình trạng mất máu não, không còn ý thức, và tê liệt. Khi máu được trích xong, nạn nhân được hai người lính đặt lên cáng và khiêng tới địa điểm hành quyết.”] (3).
3-. “Cái chết của Fidel Castro tối thứ Sáu (25/11/2016) đã dấy lên một làn sóng phản ứng trên toàn thế giới. Sự biến mất của gương mặt biểu tượng của lịch sử Cu Ba đã được đón nhận bởi những cảnh hân hoan ở Miami, Hoa Kỳ, nơi sinh sống của một cộng đồng Cuba quan trọng. Tương tự tại New York, trong khu vực Little Havana. Những người Cu Ba lưu vong như được giải thoát qua tiếng trống, tiếng thét vui mừng trong hoá trang.”
“José (một người Cu Ba lưu vong) nhận định về Fidel Castro: Lão ta là hiện thân của xấu xa, độc tài, khủng bố, sát nhân. Lão ta chết, tất cả chúng tôi đều vui mừng, đây là ngày đẹp nhất của đời tôi. Một người Cu Ba lưu vong khác, Luis, 80 tuổi: Đúng vậy, lão ta chết thật rồi; Fidel chết, cách mạng chết! Ngày Cu Ba được tự do là ngày mà chúng tôi được ăn nói công khai trên đường phố, tôi sẽ quay về Cu Ba.” (4).
*
HY em hiểu hai chữ Quốc ai (國哀 = state compassion/ compassion nationale) là hình thức bày tỏ lòng buồn thương tưởng tiếc của một quốc gia về cái chết của một nhân vật quan trọng đối với quốc gia đó.
Hai chữ Quốc tang (國喪 = state mourning or state funeral/ deuil national ou funérailles nationales) thì hàm một ý nghĩa khác. Chữ Tang (喪 = mourning, funeral/ deuil, funérailles) có nghĩa nghi lễ an táng người quá cố (5). Quốc tang nghĩa là tang chung của cả nước. Ngoài ra, còn hai chữ Quốc táng (國 葬), chỉ việc chôn cất theo nghi lễ trọng thể cấp quốc gia.
Fidel Castro là bố già dân tộc Cu Ba xhcn. Ông ta chết thì đảng và nhà nước cộng sản Cu Ba ướp, chôn hay thiêu cái xác của ông ta theo nghi thức cấp Quốc tang/ Quốc táng, đó là chuyện nội bộ của Cu Ba, không nên tiếng bấc tiếng chì vì xí xọn thế nào cũng thành ba phải. Đến như em gái ruột của Fidel Castro là bà Juanita Castro, tỵ nạn ở Mỹ cũng không về chịu tang ông anh anh hùng dải phóng dân tộc vĩ đại. Bà đã lên tiếng:
“Về những tin đồn không lành mạnh nói tôi sẽ đi Cuba dự đám tang, tôi muốn tuyên bố rằng mình sẽ không bao giờ quay trở về hòn đảo, tôi không có kế hoạch làm như vậy". "Trong nhiều thập niên, tôi đã phải đối đầu với hệ thống đang tồn tại ở Cuba và với những người mà dù đã sống lưu vong nhưng không thể tha thứ cho việc anh tôi là Fidel Castro Ruz không ngừng tấn công tôi.” (6).
Fidel Castro không là công dân Việt Nam, thế cho nên theo HY em, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam chỉ cần tổ chức Quốc ai cho “người anh em sinh đôi” (7) Fidel Castro là đã đầy đủ ‘cái tình cộng sảng, cái nghĩa đông-tây-thức-ngủ canh giữ hoà bình thế giới’ rồi; chứ tại sao lại tùy tiện sinh sự Quốc tang (ngày 04/12/2016) cho sự sinh? Lẽ nào đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam có ý định cung thỉnh một phần tro cốt Fidel Castro từ Cu Ba về đất nước Hồ Chí Minh làm lễ Quốc táng và đặt trong lăng Ba Đình?
Sự ‘quyết tâm chính trị’ đến bất chấp luật lệ và quốc thể của cộng đảng Việt Nam trong vụ quốc tang này làm HY em nhớ lại hai ‘tích cũ’ như ri:
Thuở sinh thời, Thủ tướng Hoàng Trường Sa Đồng Phạm đã miệt thị ông hoàng Norodom Sihanouk xứ Chùa Tháp: “Sihanouk là một kẻ đã hết thời. Và tôi chẳng cần phải thêm thắt bất cứ điều gì khác”(8).
Ngược lại, ông Hoàng Norodom Sihanouk từng tán tụng người Việt Nam xã nghĩa:
“Trong 100 người Kampuchia, có đến 99 người lú, 1 người sáng; chẳng bù trong 100 người Việt Nam có đến 99 người sáng, chỉ có 1 người lú. Nhưng cái may mắn của Kampuchia là 1 người sáng lãnh đạo 99 người lú, còn ở Việt Nam 1 người lú lại lãnh đạo 99 người sáng!” (9).
Trần Thị Hải Ý
________________
Chú thích :
(1)The history of Vietnam - Justin Corfield.
* Ebook miễn phí, nguồn 1: https://www.scribd.com/document/43279361/The-History-of-Vietnam-Justin-Corfield-2008
* Ebook miễn phí, nguồn 2: http://knowleak.com/from-united-states-involvement-to-tet-offensive-and-death-of-ho-chi-min-1965-1969/
(2) Thụy My RFI: Fidel Castro từng bán máu tù nhân Cuba cho Việt Nam
* TTHY kiểm chứng trích dẫn, Wall Street Journal, 30/12/2005: Counting Castro's Victims
(3) Trần Trung Đạo: Máu Cuba trong cơ thể Việt Nam .
* TTHY kiểm chứng trích dẫn, Cuba Archive.org. Cuba: Forced blood extraction from Political prisoners before execution. Report of July 2015 .
(4) RTL, 27/11/2016: “La mort de Fidel Castro vendredi soir a soulevé une vague de réactions dans le monde entier. La disparition de cette figure emblématique de l’histoire de Cuba a été accueillie par des scènes de liesse à Miami aux États-Unis, où vit une importante communauté cubaine. Tout comme à New York, dans le quartier de Little Havana. Tambours, déguisements, cris de joie, les ressortissants cubains semblaient libérés.”
“Incarnation du mal, dictateur, terroriste, criminel, lance ainsi José pour définir Fidel Castro. Nous sommes tous contents qu’il soit parti, c’est l’un des plus beaux jours de ma vie. Je sens de la joie, de l’espoir, bientôt nous aurons un Cuba libre. C’est ce qu’espère aussi Luis, 80 ans: C’est vrai, il est vraiment mort, Fidel est mort, la révolution est morte ! Le jour où Cuba sera libre, où on pourra parler ouvertement dans la rue, alors je reviendrai à Cuba.”
(5) Mượn ý FB Hoàng Ngọc Tuấn.
(6) Báo Nghệ An.VN, 29/11/2016: Em gái ông Fidel Castro sẽ không tới Cuba dự đám tang anh trai .
* Ouest-France.fr, 26/11/2016: “En raison des rumeurs malsaines selon lesquelles je me rendrais à Cuba pour les funérailles, je souhaite préciser qu'à aucun moment je ne suis retournée sur l'île, pas plus que je ne compte le faire.”
* Le Parisien, 27 /11/2016: La soeur de Fidel Castro, Juanita, n'ira pas à ses obsèques.
(7) “Người anh em sinh đôi” của Việt nam là bài viết của đại tá, nhà báo Đỗ Phú Thọ - Phó tổng biên tập tờ Quân Đội Nhân Dân, 18/09/2010. Nội dung gián tiếp chữa cháy cho sự cố đầy minh triết của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong buổi lễ trao mấy chục ngàn tấn gạo và 100 máy vi tính cho nhà nước cộng sản Cu Ba hôm 03/10/2009. Đó là câu:
“Có người ví von, Việt Nam Cu Ba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía đông, một anh ở phía tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cu Ba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cu Ba nghỉ.”
https://www.Zoutube.com/watch?v=VXSY7oEOJdk (muốn nghe lại thì thay Z bằng Y)
Trong bài viết 'Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến dâng đến cả máu của mình', tác giả Phạm Tiến Tư Phó chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Cuba - có nhắc tới đồng chí (nguyên) TBT Nông Đức Mạnh từng đến Cu Ba năm 2007, nhưng lờ tịt chuyến thăm Cu Ba ấn tượng thượng dẫn của đồng chí (nguyên) Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, năm 2009.
(8) Wikiquote: “Sihanouk is a finished man. And I do not have any need to add anything else!”
(9) Theo TS Nguyễn Ngọc Sẵng: Ông Trọng, ông còn lú cho đến bao giờ?