Bài đọc suy gẫm: Nhân dịp Đức Thánh Cha Phan xi cô (Francis) viếng thăm Hoa Kỳ cuối tháng 9 năm 2015, Tổng thống Barrack Obama có bài diễn văn ca tụng những đóng góp của giáo hội Công Giáo trong việc phát triển đất nước nơi chính họ cư ngụ trên khắp thế giới Link. Qua sự việc này, Blog 16 xin chia sẻ quý độc giả bài đọc "Không Cho Vào Hộ Khẩu của Tu Viện", với những sự kiện lịch sử ghi lại việc triệt hạ, bách hại Giáo Hội Công Giáo Việt Nam của cộng sản vô thần sau 1975. Hình ảnh chỉ có tính minh họa.
Giáo hội Công giáo (CG): Thời kỳ cộng sản (cs) chiếm được miền Nam
Sau khi chiếm được miền Nam vào ngày 30/4/1975, cs Hà Nội đem ngay chính sách tôn giáo đã từng thi hành tại miền Bắc từ 1954-1975 vào áp dụng cho miền Nam. Có thể chia thời kỳ này làm 2 giai doạn: 1975-1989 và 1989 cho tới naỵ
Giai đoạn 1975-1989:
10 năm đầu (1975-1985) được cs gọi là giai đoạn “chuẩn bị tiến lên XHCN” và 4 năm sau (1985-1989), cs gọi là giai đoạn “tiến lên XHCN” hay giai đoạn “cải tạo”.
Giai đoạn “chuẩn bị tiến lên XHCN”.
Trong giai đoạn này, cs chủ trương thanh toán ngay 3 thành phần sau đây: các phần tử đại điền chủ, tư sản mại bản và các tôn giáo; tịch thu tất cả tài sản của 3 thành phần này và trao cho “nhân dân làm chủ”, “nhà nước quản lý” thực tế là biến thành cơ sở quốc doanh.
Đại cương kế hoạch đánh phá các tôn giáo được tóm lược như sau:
- Bắt bớ hoặc cô lập hóa các lãnh tụ tôn giáo và các tu sĩ có uy tín, khả năng, có ảnh hưởng lớn với tín đồ.
- Đóng cửa hoặc tịch thu các trụ sở, các cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, tài sản của các giáo hội.
- Lập các giáo hội quốc doanh hoặc các Ủy ban Yêu nước bên cạnh các tôn giáo và dành cho những giáo hội hay Ủy ban này nhiều đặc ân, đặc quyền, với mục đích kiểm soát, lũng đoạn các tôn giáo.
- Lập các mạng lưới công an chuyên theo dõi các hoạt động tôn giáo, gài người vào các tôn giáo để báo cáo các hoạt động của các giáo hội hoặc rỉ tai, gây phân hóa, nghi kỵ trong nội bộ.
Đối với Công Giáo, cs tìm cách cô lập giáo hội này với bên ngoài và làm khó dễ những vị lãnh đạo cao cấp và có uy tín.
Trước hết, cs ra lịnh cho “Ủy ban Đoàn kết CG Yêu nước” mới được thành lập dứng ra tổ chức “Phong trào quần chúng” biểu tình đòi trục xuất Đức Khâm Mạng Tòa Thánh Henri Lemaitre và Đức ông Trân Ngọc Thụ (hiện là bí thư riêng của Đức Giáo Hoàng John Paul II), bí thư của ngài. Để làm việc này, cs đã giao quyền cho 2 linh mục Huỳnh Công Minh và Trương Bá Cần, mà họ đã móc nối được trong thời gian 2 ông này được Giáo hội CGVN cho đi du học ở Pháp, tổ chức và dùng “Phong trào quần chúng” trên để yêu cầu trục xuất 2 vị trên. “Phong trào quần chúng” gồm 7 tổ chức sau đây: Thanh niên Công giáo Đại học, Công giáo Xây dựng Hòa bình, Thanh lao công, Liên đoàn Sinh viên Công giáo, Công giáo và Dân tộc, Nhóm Liên tu trẻ và Đoàn Sinh viên Dự tập Dòng Chúa Cứu Thế. Đa số các tổ chức này mới được thành lập, mỗi tổ chức chỉ có vài người.
Trước hết, họ cho phổ biến một bức tâm thư tố cáo Đức TGM Henri Lemaitre trước đây đã yểm trợ cho chính sách “thực dân mới” của Hoa Kỳ và cho chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu, tố cáo các Khâm sứ Tòa thánh đã can thiệp quá nhiều vào vấn đề nội bộ củ VN và tuyên bố “Giải thoát các GM miền Nam VN khỏi áp lực xâm lấn của Khâm sứ Tòa thánh là giúp giáo hội VN được trưởng thành”. Ngày 2/5/75 họ biểu tình đòi Đức Khâm sứ phải ra đị Ngày 14/5/75, một đoàn biểu tình do Đoàn Phú Khánh đứng đầu, đã xâm nhập Tòa Khâm sứ đường Hai Bà Trưng trèo lên nóc nhà hạ cờ Tòa thánh xuống và căng biểu ngữ đòi Khâm sứ phải cút đị Họ đẩy Đức Khâm sứ, một linh mục phụ tá người Ba-lan và linh mục bí thư Trần Ngọc Thụ ra khỏi Tòa Khâm sứ. Linh mục (LM) Huỳnh Công Minh chụp hình còn linh mục Thanh Lãng (lúc này chưa thức tĩnh) phát bản cáo trạng tố cáo 5 đời Khâm sứ Tòa thánh can dự vào vấn đề nội bộ của VN.
Trong thời gian từ 5/5/75 - 4/6/75, các nhóm trên đã tiếp xúc với Đức Khâm sứ để đe dọa và nói nếu không rời VN, họ sẽ có những “biện pháp đáng tiếc”.
Ngày 3/6/75, các nhóm này đến khuấy phá Tòa Khâm sứ một lần nữa, họ khuấy phá cả vào lúc ban đêm. Nghe tin này, các thanh niên giáo xứ Bùi Phát kéo tới định can thiệp, nhưng khi mới kéo tới cầu Trương Minh Giảng thì bị bộ đội xả súng bắn thẳng vào, một người chết và nhiều ngươi bị thương. Linh mục Vũ Bình Định, phó xứ Bùi Phát, bị bắt sau đó.
Ngày 4/6/75, Bộ Ngoại giao Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đã mời Đức Khâm sứ Henri Lemaitre tới yêu cầu ngài phải lánh khỏi VN trong một thời gian càng sớm càng tốt. Ngày hôm sau, Đức Khâm sứ đã phải rời VN.
Trục xuất Đức TGM Nguyễn Văn Thuận:
Trước 30/4/75, theo đề nghị của Đức Khâm sứ Henri Lemaitre, ngày 25/4/75, Vatican đã bổ nhiệm Giám Mục(GM) Nguyễn Văn Thuận, đang là GM Nha Trang, làm Tổng GM hiệu tòa Vadesitana, Phụ tá Tổng GM Saigon với năng quyền kế vị Tổng GM Saigon. Ngày 12/5/75, TGM Nguyễn Văn Bình cho phổ biến thông báo sự bổ nhiệm nói trên. Được tin này, một số LM thân Cộng đã đến bao vây TGM Nguyễn Văn Bình và Phó TGM Nguyễn Văn Thuận đang có mặt tại Chủng viện Thánh Giuse ở đường Cường Để để chất vấn và yêu cầu Phó TGM Thuận từ chức. Nhóm linh mục này gồm có Trương Bá Cần, Trần Viết Thọ, Vương Đình Bích, Phan Khắc Từ, Thanh Lãng, Nguyễn Quang Lãm và Hoàng Kim.
Trước đó, ngày 8/5/75, nhóm linh mục nói trên đã gởi TMG Bình một văn thư yêu cầu hoãn công bố việc bổ nhiệm TGM Thuận. Ký tên trong văn thư này có các linh mục Huỳnh Công Minh, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Thiện Toàn, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Văn Huệ và Nguyễn Nghị.
Ngày 13/5/75, một toán “sinh viên CG” nằm trong tổ chức đòi trục xuất Đức Khâm sứ Henri Lemaitre đã xâm nhập Tòa TGM Saigon, căng lên 3 biểu ngữ như sau:
“Nguyễn Văn Thuận, GM của ai?”
“Vì quyền lợi của GHVN, yêu cầu Nguyễn Văn Thuận từ chức”
“Không có hòa giải, Nguyễn Văn Thuận phải rút lui”
Ngoài ra, nhóm này cũng gởi lên Đức Khâm sai, người mà họ đang yêu cầu “cút đi”, một thỉnh nguyện thư tố cáo GM Thuận là một GM chống Cộng, thuộc dòng dõi chống Cộng cực đoan, đã tổ chức Phong trào Công lý và Hòa Bình để huấn luyện cán bộ chống Cộng và góp phần thành lập đảng Nhân xã, hậu thân của đảng Cần Laọ Họ lên án GM Thuận là thành phần chống Cộng thâm tín nhất, quy mô nhất và hữu hiệu nhất... Theo họ, trong tinh thần hòa hợp hiện nay, khi “Mỹ-Thiệu và tay sai đã dẫm lên nhau chạy trốn, sự bổ nhiệm một GM chống Cộng tại Saigon là một điều nguy hiểm không những cho GH mà còn cho cả dân tộc VN”. Họ đòi TGM Thuận phải từ chức để “tránh cho GH và dân tộc VN những phiêu lưu vô vọng và nguy hiểm”.
Sau khi hội kiến với nhóm chống đối để thông cảm không thành công, ngày 7/6/75, TGM Bình đã gởi thông cáo cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân cho biết:”Tôi đã hết sức ôn hòa và thông cảm đồng thời giải thích trực tiếp hoặc gián tiếp cho những ai muốn đối thoại với tôi về những sự việc trên. Nhưng tình trạng ấy chưa khả quan hơn”. Sau đó ông kêu gọi:”Tôi kêu gọi tất cả quý cha, các tu sĩ nam nữ và toàn thể giáo dân sẵn sàng tuân phục hoàn toàn quyết định của Tòa thánh La Mã”.
Đức Giám mục Nguyễn Văn Thuận trong trại tù Vĩnh Phú. Thánh giá bằng gỗ, giây đồng do ngài tự làm trong khi tù đày.
Ngày 8/6/75, TGM Bình cũng gởi cho Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTGPMN yêu cầu 3 điểm sau:
-Triệt để thi hành Sắc lịnh Tự do Tín ngưỡng và chính sách 10 điểm của chính phủ để gây tin tưởng và phấn khởi của toàn dân đối với chính phủ.
- Chấm dứt chiến dịch tuyên tryền bôi nhọ, vu cáo các chức sắc của GHCG VN.
- Chận đứng ngay chiến dịch vận động phi pháp trục xuất TGM Nguyễn Văn Thuận, vì việc trục xuất phi pháp này vi phạm trầm trọng Sắc lịnh Tự do Tín ngưỡng và chính sách 10 điểm của chính phủ, sẽ gây nguy hại cực kỳ lớn lao không lường được, về đối nội cũng như đối ngoại, cho quốc gia dân tộc.
Nhưng câu chuyện cãi qua cãi lại này rồi cũng phải kết thúc. Chiều ngày 15/8/75, tại Nhà Hát Thành Phố (trụ sở Hạ Nghị Viện cũ), Ủy ban MTGPMN TPHCM tổ chức cuộc họp gồm 350 đại diện các dòng tu nam nữ và giáo xứ để nghe họ trình bày về trường hợp TGM Thuận. Ông Mai Chí Thọ tuyên bố chính quyền Cách mạng quyết định đưa TGM Thuận về lại Nha Trang, nơi đương sự cư trú trước 30/4/75 với lý do sự hiện diện của đương sự gây trở ngại cho sự đoàn kết dân tộc.
Ngày 15/8/75, cs bắt TGM Thuận nhưng không đưa về Nha Trang mà đưa ông ra Vĩnh Phú. Sau một thời gian bị giam giữ, nhờ sự can thiệp của các tổ chức quốc tế và Vatican, ông được đưa đi quản thúc tại giáo xứ Giang Xá cách Hà Nội khoảng 20 km cho đến ngày 21/11/1988 thì được phóng thích, nhưng đặt trong tình trạng quản chế. Năm 1991, ông bị cưỡng bức xuất ngoại và hiện nay ở La Mã. cs cương quyết không cho ông về kế vị TGM Bình hay làm TGM bất cứ nơi nào ở VN.
Thanh toán những tu sĩ có uy tín hay có “nợ máu với nhân dân”:
Song song với việc trục xuất Đức Khâm sứ Tòa thánh Henri Lemaitre và TGM Nguyễn Văn Thuận, cs thanh toán các linh mục có khả năng chống đối chính phủ.
Linh mục Hoàng Quỳnh (hình dưới):
Khi còn ở Phát Diệm, ông đã từng giữ chức Tổng tuyên úy Thanh niên, Cố vấn chỉ đạo Chiến khu Công giáo Phát Diệm, Phó chủ tịch Ban chấp hành Mặt trận Công giáo Cứu quốc và Tổng chỉ huy Tự vệ, nên thường được gọi là cha Tổng. Vaò Nam, ông coi giáo xứ Bình An ở Chợ Lớn. Năm 1964, khi có các rối loạn do Hội đồng Nhân dân Cứu quốc miên Trung gây ra, ông được bầu làm Chủ tịch Khối Công dân Công giáo để đối phó với tình hình. Tính tình hòa nhã, không bao giờ khích bác ai, nhưng rất cương quyết. Ông đã giúp khối Công giáo đương đầu với nhiều hoàn cảnh khó khăn. Với một người có thành tích như vậy, cs không bao giờ để cho tự do khi họ chiếm được miền Nam. Năm 1976, sau vụ Vinh Sơn, công an đã bắt linh mục Hoàng Quỳnh giam vào khám Chí Hòa với tội danh là thành phần phản động và có nợ máu với nhân dân. Ông bị bọn cán bộ quản lý trại giam đánh chết năm 1979 tại khám Chí Hòa rồi đem xác di chôn lén.
Linh mục Trần Hữu Thanh:
Ông và Nguyễn Trân cùng nhau sáng lập Phong trào Chống tham nhũng dưới thời TT Nguyễn Văn Thiệu và phát động phong trào này khắp miền Nam. Ông là linh mục Dòng Chúa Cứu Thế và là nhà hùng biện của GHCGVN. Ông có tài diễn thuyết rất hấp dẫn và sâu sắc. Chính ông là người đã viết bộ “Cẩm nang của người CG dưới chế đô cs”, đem huấn luyện cho các cán bộ CG 2 năm trước ngày cs chiếm miền Nam. Rút kinh nghiệm về các biện pháp mà cs áp dụng tại miền Bắc, ông hướng dẫn giáo dân phương cách để có thể tồn tại khi phải sống dưới chế độ cs. Công an bắt ông giam vào khám Chí Hòa sau khi chiếm được miền Nam; sau đó đưa ông ra quản chế tại miền Bắc.
Linh mục Đinh Bình Định:
Ông là một linh mục trẻ, có kiến thức rộng, trông coi giáo xứ Tân Chí Linh ở Q3, Saigon. Ông có tài tổ chức quần chúng thành hàng ngũ để đối phó với mọi biến cố. Ông cũng là Phó Chủ tịch Phong trào Chống tham nhũng của linh mục Trần Hữu Thanh. Mặc dầu ông có ký tên vào thỉnh nguyện thư yêu cầu TGM Thuận từ chức, nhưng sau đó ông vẫn bị công an bắt đi cải tạo 10 năm. Ông nói rằng ông chỉ chống tham nhũng chứ chưa có hàng động gì chống Cách mạng và không hiểu tại sao cs đã giam giữ ông lâu như thế. Thực ra cs giam ông chỉ vì họ biết ông là người có tài tổ chức và có uy tín với giáo dân. cs đề phòng khi có những sự bất mãn vì các chính sách mới của họ và ông có thể sẽ đứng lên tổ chức giáo dân chống chế độ; do đó họ bắt ông trước để trừ hậu họa. Sau khi tình hình đã ổn định, họ đã thả ông rạ
Gần như giáo phận nào cũng có các giáo sĩ bị giam giữ trong tình trạng tương tợ như trên. Tính chung, đã có hơn 200 linh mục bị đưa đi học tập cải tạo, trong đó có 139 linh mục tuyên úy. Khoảng 15 linh mục đã chết trong các trại tù. Riêng linh mục Trần Học Hiệu bị xử tử tại Biên Hòa. Link .
Năm tháng thăng trầm:
Như đã biết, ngay sau ngày 30/4/75, các linh mục tuyên úy bị ảnh hưởng đầu tiên trong chiến dịch tiêu diệt tôn giáo qua các trại tù mệnh danh là “học tập cải tạo”. Vì thế, dù quản giáo cấm nghiêm nhặt các vụ đọc kinh, làm lễ, vẫn có những buổi lễ cầu nguyện âm thầm trong giờ ngủ, lúc lao động và ngay cả trong các nhà cầu. Vẫn có những buổi làm lễ giữa linh mục tuyên úy và người tù “con chiên” trong những khoảnh khắc của bóng tối.
Những kẻ hả hê về một cuộc chiến thắng bất ngờ càng nghênh ngang hơn nữa. Sau khi cs trục xuất Đức Khâm sứ Lemaitre vào 5/6/75, Giám mục Seitz và các linh mục, tu sĩ ngoại quốc đều bị mời khéo “về thăm gia đình” kể từ ngày 12/8/75. Trước tình thế này, giáo hội âm thầm chuẩn bị nhân sự cho tương lai với các cuộc phong chức gấp rút 6 giám mục trong số này có Giám mục Nguyễn Văn Thuận như đã kể trên.
Từ 15-20/12/75, 21 Giám mục miền Nam hội họp có sự tham dự của cán bộ cs và đưa ra bản thông cáo chung, có đoạn: “Đồng bào sẽ thấy ta sát cánh với họ trên đường xây dựng quê hương... Người tín hữu phải coi như có bổn phận và vinh dự được đem niềm tin của mình vào việc làm chứng cho nước giàu, dân mạnh”. Bản thông cáo này cho thấy rõ cs muốn chứng minh sự hậu thuẫn của CGVN. Nhưng chẳng bao lâu, ngày 13/2/76 vụ nhà thờ Vinh Sơn nổ ra làm chấn động giáo dân Saigon.
Vụ Mặt Trận Phục Quốc: vụ này thường được gọi là vụ Vinh Sơn vì xảy ra tại khu nhà thờ Vinh Sơn ở Q3, Saigon. Một nhóm giáo sĩ và giáo dân đã thành lập một tổ chức chống Cộng có tên là Mặt Trận Phục Quốc, đặt trụ sở phía sau nhà thờ Vinh Sơn. Liên hệ đến vụ này có các linh mục Đỗ Văn Nghị, Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Văn Chức và ông Nguyễn Việt Hưng. 2 linh mục Nguyễn Quang Minh và Nguyễn Văn Chức bị án khổ sai chung thân, còn linh mục Đỗ Quang Nghị bị án tử hình; ông bị bắn tại Thủ Đức ngày 15/3/78. Khoảng 200 linh mục bị bắt sau đó. Nỗi lo sợ bao trùm khắp nơi, nhiều linh mục đã chuẩn bị sách nguyện và quần áo để ra đi bất cứ lúc nào bị “gõ cửa”.
Cs tiếp tục khủng bố tinh thần giáo dân bằng những buổi học tập chính trị dành cho các linh mục, tu sĩ ở tất cả các địa phận, đặc biệt là ở miền Nam. Các vị thừa sai và tu sĩ ngoại quốc còn lại đều bị trục xuất vào tháng 6/76. Nhằm mục đích vừa tạo “tình thân” vừa răn đe sự “lệch lạc chính sách”, trong 2 tháng 8-9/76, Phạm Văn Đồng gặp Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê, Đức cha Trịnh Văn Căn, Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền và Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình.
Vụ Việt Tiến: Vụ này xảy ra ở khu nhà thờ Fatima, Bình Triệu vào năm 1977 nên thường được gọi là vụ Fatimạ Một số giáo sĩ và giáo dân tổ chức chống lại các sự vi phạm quyền tự do tôn giáo của cs. Linh mục nhạc sĩ Huyền Linh bị phạt chung thân khổ sai, còn linh mục Võ Văn Bộ bị phạt 15 năm tù và được trả tự do vào năm 1992.
Ngày 20/9/77, VNcs được chấp nhận gia nhập LHQ. Gần 2 tháng sau, cs liền thách thức bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bằng Nghị quyết 297/CP, ngày 11/11/77, công khai chỉ định những giới hạn tự do tín ngưỡng, mở đầu cho những vụ đàn áp tôn giáo. Đây là một nghị quyết ấn định những biện pháp gắt gao nhằm kiềm chế và vô hiệu hóa các tôn giáo. Nghị quyết này chỉ cho phép sinh hoạt tôn giáo tại các nơi thờ tự chính thức, hoạt động ngoài các cơ sở này bị coi là truyền giáo bất hợp pháp, những người hoạt động sẽ bị đưa đi cải tạo dài hạn. Các hội đoàn tôn giáo như Đạo binh Đức Mẹ, Thiếu nhi Thánh thể,...đều bị cấm hoạt động. Các tu viện không được nhận tuyển sinh mới vì không cho vào “hộ khẩu” của tu viện. Mọi việc phong chức, thuyên chuyển các giáo sĩ đều đặt dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của cs.
Trong tháng 4/77, qua 2 bài phát biểu, Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền của địa phận Huế đã thẳng thắn tố cáo “Sau 2 năm, ngươi CG thấy tự do tôn giáo chỉ có trên văn bản (qua 5 sắc lệnh và thông tư về tôn giáo), còn các hoạt động bị hạn chế, các khẩu lệnh đi ngược lại. Người CG làm gì cũng bị nghi ngờ, chèn ép”. Ông còn dùng ngay cả câu nói mị dân của HCM để lật mặt cs:”...Không diệt được thì chỉ có cách là tôn trọng tự do tín ngưỡng để đồng bào cùng nhau xây dựng đất nước về mặt vật chất. Còn tín ngưỡng thì ai chọn tôn giáo nào tùy sở thích, đừng đụng tới. Như vậy mới thoải mái và đoàn kết được... Có người nói Hồ chủ tịch thường căn dặn cán bộ trí thức rằng “lao động trí óc mà không lao động chân tay, hoặc lao động chân tay mà không bồi dưỡng trí óc thì là một con người bán thân bất toại”. Câu nói đó rất chí lý sáng suốt. Thì cũng vậy, con người chỉ thoải mái về vật chất mà không thoải mái về tín ngưỡng thì cũng là con người bán thân bất toại. Nhưng không phải tự do họ muốn, mà là bị ép buộc bán thân bất toại. Như thế ích lợi gì cho tổ quốc”.
Đức Cố Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền và mộ phần của ngài tại Nhà Thờ Chánh Tòa Phủ Cam, Huế. Link tham khảo thêm: Kỷ niệm với ngài ở đây , và cái chết mờ ám của ngài tại đây
Cho đến ngày 5/11/77, nhân dịp qua Vatican họp Thượng hội đồng, Tổng Giám mục Nguyễn văn Bình mới có thể nói lên ưu tư của GHCGVN về tương lai mà con người phải sống với chủ thuyết cs. Ông có nói đến một số cơ sở của giáo hội bị trưng dụng, nhất là các trường đạo, như các viện đại học Đà Lạt và Minh Đức, Giáo hoàng chủng viện, Dòng Chúa Cứu Thế ở Đà Lạt, Nha Trang; hệ thống các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học trên toàn quốc; các bịnh viện, cơ quan từ thiện... Một số cơ sở tịch thu được giao cho Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước sử dụng để hoạt động song song với tổ chức của giáo hội trong khắp nước. Ủy ban này được đặt dưới quyền điều khiển của Mặt Trận Tổ Quốc, một cơ quan dân vận của Đảng csVN. Trong tình trạng đen tối đó, Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê qua đời ngày 7/11/78; gần một năm sau Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn được tấn phong chức vụ này.
Linh mục Dòng Chúa Cứu thế Nguyễn Văn Vàng
Vụ Mặt Trận Liên Tôn: Vụ này do linh mục Dòng Chúa Cứu thế Nguyễn Văn Vàng chủ động. Ông là một nhà hùng biện nổi danh của GHCGVN. Ông đã lập chiến khu Phụng Thiên ở vùng Phương Lâm và Gia Kiệm vào năm 1979. Nhờ tài thuyết phục của ông, rất nhiều người theọ Nhưng do phản gián của cs len lỏi vào, chiến khu của ông bị phá vỡ, ông bị kết án khổ sai chung thân và chết tại Hàm Tân, Bình Tuy, năm 1989.
Tháng 9/79, Ban Tôn giáo của csVN phổ biến một tài liệu mật cho các cán bộ đảng cao cấp ở địa phương có tiêu đề “Trách vụ của chúng ta đối với GHCG” dài 19 trang đánh máy và chia ra làm 8 mục. 2 mục đầu tiên xác định “bạn - thù”:
Bản tính và tình trạng CG tại VN bị coi là “bộ phận của Giáo Hội hoàn vũ, có đầu não ở Vatican, gồm một nhóm bóc lột có tầm hoạt động lớn, luôn luôn gắn liền với đế quốc phản động”.
Trách vụ của đảng cs đối với GH ở VN nhằm “cải cách và biến đổi GH dần dần trở thành một tổ chức tôn giáo trọng chính sách và luật pháp, được thúc đẩy bởi lòng ái quốc, gần gũi nhà nước và XHCN. Sách lược là phân loại 4 nhóm để đối xử khác nhau: nhóm tiến bộ, nhóm chủ trương thích ứng, nhóm chưa dứt khoát lập trường và nhóm phản động”.
5 mục còn lại là chính sách đối với từng bộ phận sinh hoạt của giáo hội.
Từ ngày 24/4 - 1/5/80, 33 Giám mục toàn quốc họp lần đầu tiên và chính thức thành lập Hội đồng Giám mục VN (HĐ Giám mục VN), đưa ra một bức thư chung khá dài nói về đường hướng mục vụ “đi trong lòng dân tộc”. Thư nhắn nhủ với từng trách nhiệm của giáo dân, tu sĩ, linh mục... Từng câu từng chữ đều được viết rất thận trọng, nhưng ý nhấn mạnh đến việc đoàn kết người trong đạo, kêu gọi giáo dân dạy giáo lý ngay trong gia đình “nếu bên ngoài có thay đổi”... Từ tháng 5/80, cs cho phép nhiều Giám mục sang Vatican để chứng tỏ “sự ưu đãi CG”, nhưng chỉ 2 tháng sau, cs đem cha Nguyễn Văn Vàng và một số cha Dòng Tên bị bắt đem ra tòa về tội thành lập Mặt Trận Liên Tôn.
Vụ Đắc Lộ: Trung Tâm Đắc Lộ thuộc Dòng Tên tọa lạc ở 161 đường Yên Đỗ (nay là Lý Chính Thắng), Q3, Saigon. Đây là một trung tâm khá lớn mà cs muốn chiếm từ lâu, nhưng chưa có cơ hội. Trung tâm này có phát hành một tờ báo nhỏ in Ronéo, có tên là Đạo Nhập Thế, do linh mục Lê Thanh Quế chủ biên. Tờ báo hướng dẫn cách sống đạo của người CG trong giai đoạn mới chớ không trực tiếp chống chính quyền. Những người đi phổ biến tờ bà'o có ông Nguyễn Văn Hiển và nhiều sinh viên. Công an biết ông Nguyễn Văn Hiển là một thành phần có tinh thần chống Cộng nên cho 2 mật báo viên vốn là người quen biết của ông Hiển từ trước, trong đó có một người tên Mai, đến xin tham gia phổ biến tờ báo để theo dõi. Vì 2 người này đều là CG, một người xuất thân từ trường Taberd, nên được ông Hiển tin cậy. Một thời gian sau, 2 người này xúi ông Hiển nên lợi dụng việc phổ biến tờ báo, thuyết phục các giáo sĩ và giáo dân tổ chức võ trang chống Cộng, dùng cơ sở Đắc Lộ làm bản doanh hoạt động, họ sẽ tìm mua võ khí và cung cấp chọ Có lần họ đem võ khí đến giao cho ông Hiển, nhưng ông không nhận. Trước mặt 2 tên này, ông Hiển chưa làm gì khác hơn là phê bình chế độ cs. Những lời phê bình này đều được 2 mật báo viên cung cấp đầy đủ cho công an. Sau khi dụ dỗ ông Hiển và những người liên hệ võ trang chống đối không xong, 2 tên nội tuyến này đã đem một số tài liệu hô hào chống Cộng để nhờ ông Hiển phân phối cùng một lúc với tờ báo Đạo Nhập Thế.
Khi hay tin rằng các tài liệu chống Cộng đã được đem vào Trung Tâm Đắc Lộ để phát một lần với tờ báo, ngày 12/12/80, công an tràn vào lục soát khắp nơi, nhưng không bắt được tài liệu phản động nào. Tuy vậy, công an vẫn bắt linh mục Nguyễn Công Đoan, Giám Tỉnh Dòng Tên tại đây, LM lê Thanh Quế, chủ biên tờ báo, và các LM trong Trung Tâm như Khuất Duy Nguyên, Đỗ Quang Chính và Hoàng Sĩ Quý. Ông Hiển và những người liên hệ đều bị bắt.
Khi đối chất với 2 tên mật báo tại công an, ông Hiển đã bác bỏ tất cả những lời tố cáo của 2 tên này và công an cũng không đưa dược bằng chứng cụ thể nào để buộc tội. Các LM bị bắt đã khai rằng họ không biết gì đến hành động của ông Hiển và 2 tên mật báo viên kiạ Nhưng cuối cùng tất cả đều bị truy tố ra tòa về 2 tội chính: âm mưu lật đổ chính quyền và tuyên truyền đầu độc dư luận chống phá chế độ. Trong phiên tòa ngày 29/6/82, các cuộc đối đáp qua lại khá gây cấn: ông Hiển yêu cầu Viện Kiểm Sát Nhân Dân xuất trình bằng chứng ông đã âm mưu lật đổ chế độ, nhưng Viện Kiểm Sát đã trả lời:”Bằng chứng không quan trọng bằng cái đầu óc của anh”. LM Lê Thanh Quế nói ông không biết gì về các việc ông Hiển và 2 nhân chứng đã làm và nếu bảo có âm mưu lật đổ chính quyền thì xin tòa đưa ra bằng chứng và hậu quả. Tòa trả lời rằng, “Tội của bị cáo không phải là tội hình mà là tội chính trị nên không cần bằng chứng và hậu quả. Nếu phải chờ bằng chứng và hậu quả thì chế độ đã bị lật đổ mất rồi”.
LM Nguyễn Công Đoan đã bị truy tố về tội hỗ trợ cho LM Lê Thanh Quế phát hành báo chí bất hợp pháp. Ông trình bày rằng tờ Đạo Nhập Thế đã có trước 30/4/75, chỉ hướng dẫn về giáo lý, không đề cập đến chính trị. Nếu bảo rằng chống đối chế độ, xin hãy cho bằng chứng.
Kết quả tòa của CS vẫn tuyên án ông Hiển khổ sai chung thân. LM Lê Thanh Quế 15 năm tù giam, LM Nguyễn Công Đoan 12 năm tù giam, LM Đỗ Quang Chính 5 năm tù giam và LM Khuất Duy Linh 4 năm tù treo và 5 năm thử thách. Toàn bộ cơ sở Đắc Lộ bị tịch thu và hiện nay được dùng làm cơ sở của tòa soạn báo Tuổi Trẻ.
Ông Nguyễn Văn Hiển bị đưa ra giam ở trại trừng giới Xuân Phước ở Phú Yên. Đây là một trại khổ sai được dối xử tàn tệ nhất tại miền Nam VN. Đến năm 1991 vì quá già yếu, ông được chuyển về trại Z30A ở Xuân Lộc và đã chết tại đây vào ngày 22/11/1992. Ông Hiển xuất thân từ Đại chủng viện Huế, đã dành cả cuộc đời tham gia tích cực vào các hoạt động tôn giáo, xã hội và chính trị, nhưng cuối cùng ông đã bị cs lừa và chết trong tù. Lúc còn bị giam ở Saigon, ông bị tra tấn dã man và bị biệt giam liên tục cho đến ngày xét xử.
Sau khi thanh toán tờ Đạo Nhập Thế, công an bắt luôn ông Vũ Huy Bá, hiệu là Xuân Huy, vào ngày 8/9/81 về tội xuất bản bất hợp pháp tờ Sống Đức Tin và kết án ông tập trung cải tạo 5 năm. Ông Xuân Huy đã dùng tờ Sống Đức Tin để phê bình sự hướng dẫn lệch lạc về giáo lý của tờ báo CG quốc doanh là tờ “Công giáo và Dân tộc” của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước. Nhóm này đã yêu cầu công an bắt ông. Sau khi ra tù, ông cùng gia đình được đi định cư tại Mỹ năm 1993 và ông đã viết cuốn “Đức tin đại thắng” nói về các vụ đàn áp CG tại VN.
*
Tới đây, ta tạm dừng lại việc theo dõi những diễn tiến theo năm tháng để tìm hiểu về ý nghĩa của những "quy chế tôn giáo" và việc "đoàn ngũ hoá giáo sĩ cũng như thiết lập giáo dân quốc doanh" để biết mưu độc của cs ra saọ
Sửa đổi và xiết chặt quy chế tôn giáo :
Như đã được trình bày ở trên, sau khi chiếm được miền Bắc, ngày 14/6/55, HCM đã cho ban hành Sắc lệnh số 234/SL về Tôn giáọ Tuy gọi là Sắc lệnh về Tôn giáo nhưng nội dung Sắc lệnh nhắm vào CG, vì lúc đó Phật giáo chưa tổ chức thành giáo hộị Các tăng sĩ PG đều bị tập trung vào Hội Phật giáo VN Thống nhất do Hòa Thượng Thích Trí Độ làm Hội trưởng và đặt dưới quyền chỉ đạo của Mặt Trận Tổ Quốc, nên không cần quy chế nào khác. GHCGVN không nằm trong hệ thống chỉ đạo của Mặt Trận Tổ Quốc nên bị chi phối bởi Sắc lệnh về Tôn giáọ Khi chưa quen với chế độ cs, các linh mục nhận thấy rằng Sắc lệnh này tước đoạt mất quyền tự do hành đạo và truyền đạo nên đã công khai chống đốị
Điều 3 của Sắc lệnh dự liệu :
"Các nhà truyền giáo ngoại quốc dưới sự chấp thuận của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có thể dạy tôn giáo mình như những người truyền giáo VN và phải tôn trọng luật pháp nước VNDCCH như những người ngoại quốc khác".
Điều 6 cho phép các tôn giáo mở các trường huấn luyện để đào tạo những người đảm nhiệm các giáo vụ. Điều 9 cho phép tôn giáo mở các trường tư thục và việc giảng huấn nhưng phải theo chương trình nhà nước đưa ra. Các trường tư CG có thể dạy thêm giáo lý cho học sinh nào muốn. Điều 13 quy định rất hấp dẫn :
"Chính quyền dân sự không can tiệp vào nội bộ tôn giáo. Những liên hệ giữa GH CGVN với Tòa Thánh La Mã là vấn đề nội bộ".
Đây chỉ là bánh vẽ đưa ra để lừa dối tín đồ của các tôn giáọ Mặc dù quy luật đuy định như vậy, trong thực tế cs đã dần dần khống chế GHCG miền Bắc về mọi phương diện. Đến năm 1957, HCM ban hành Sắc lệnh số 102/SL ngày 20/5/57 về việc lập hội và bắt các đoàn thể tôn giáo muốn hoạt động phải theo quy chế hiệp hội nàỵ...
Chúng ta vẫn không quên Linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý hiện vẫn còn trong lao tù cs.
Bài đọc về lịch sử cộng sản bách hại tôn giáo sau 1975 còn rất nhiều điều suy gẫm, xin quý độc giả xem tiếp nơi các link liên quan (ở cuối).
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.
Links: