CTV Danlambao - Đoạn phim 2 công an quỳ gối cạnh thi thể của một thanh niên bị chết tại Bình Định đã làm dư luận xôn xao và phẫn nộ. Để đối phó với sự lên án của xã hội và chạy tội, chế độ công an trị còn đảng còn mình đã giải quyết sự việc bằng thủ đoạn ép người đăng tải đoạn phim đăng đàn xin lỗi.
Tôi tên Nguyễn Thị Thắm, sinh năm 1983 hiện ở 4/37 Trần Phú, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Tôi xin lỗi toàn bộ những người tham gia trên mạng internet một việc như sau:
Tối ngày mùng 2 tháng 1, 2017 tôi có 2 đoạn clip đăng tải Facebook Thắm Nguyễn của tôi, nội dung clip có cảnh một số công an bị người dân tấn công trong lúc làm nhiệm vụ.
Tôi đã vô tình đăng tải lên trang Facebook của tôi nên một số người đã tham gia vào chia xẻ và cho rằng công an đánh chết người dân, gây nên sự hiểu nhầm cho những người xem đoạn video này.
Video clip này là không chính xác và tôi xin lỗi, đồng thời tôi xin tự nguyện gỡ bỏ toàn bộ nội dung video clip đã được tôi đăng tải trên Facebook Thắm Nguyễn.
Cho tôi xin lỗi toàn bộ bà con quê hương và toàn bộ những người tham gia Facebook.
Và đây là cảnh Nguyễn Thị Thắm ngồi "đọc" lời xin lỗi:
Trong "văn bản" xin lỗi này, CTV Danlambao có một số nhận xét như sau:
1. Cán bộ công an nào đó đã vô tình "sơ xuất" khi "viết lời xin lỗi giùm cho Nguyễn Thị Thắm": "gây nên sự hiểu nhầm". Hiểu nhầm là chữ dùng của người miền Bắc, người Bình Định như cô Thắm không dùng chữ này.
2. Trích: "Nội dung clip có cảnh một số công an bị người dân tấn công trong lúc làm nhiệm vụ":
Nội dung không phải chỉ có cảnh người dân tấn công công an mà là cảnh xác của Đặng Phạm Toàn, người bị chết trong cuộc "hành quân" của công an. Song song là tiếng khóc than của người thân và cảnh 2 công an quỳ gối bên cạnh xác của nạn nhân Đặng Phạm Toàn. An ninh đã dùng lời xin lỗi của an ninh - do cô Thắm đọc - để mánh mung dán nhãn cho nội dung của đoạn phim này.
Nội dung không phải chỉ có cảnh người dân tấn công công an mà là cảnh xác của Đặng Phạm Toàn, người bị chết trong cuộc "hành quân" của công an. Song song là tiếng khóc than của người thân và cảnh 2 công an quỳ gối bên cạnh xác của nạn nhân Đặng Phạm Toàn. An ninh đã dùng lời xin lỗi của an ninh - do cô Thắm đọc - để mánh mung dán nhãn cho nội dung của đoạn phim này.
3. Trích: "Video clip này là không chính xác và tôi xin lỗi...":
Video là một đoạn phim thâu lại toàn bộ những gì xảy ra. Đó không phải là một bài viết, một tấm hình minh hoạ bởi một tác giả để mà có chuyện "không chính xác".
Video là một đoạn phim thâu lại toàn bộ những gì xảy ra. Đó không phải là một bài viết, một tấm hình minh hoạ bởi một tác giả để mà có chuyện "không chính xác".
Đây là đoạn phim "không chính xác", mời các bạn xem lại:
4. Trích: "Tôi đã vô tình đăng tải lên trang Facebook của tôi nên một số người đã tham gia vào chia xẻ và cho rằng công an đánh chết người dân, gây nên sự hiểu nhầm cho những người xem đoạn video này":
Đây lại càng rõ ràng là những chữ của công an nhét vào miệng của cô Nguyễn Thị Thắm. Đăng tải một đoạn phim là một hành động có ý thức, nó không phải là một hành động vô thức như vô ý làm bể một cái ly, rớt một cái chén. Nó không thể là "vô tình".
Việc người xem đoạn phim có những phán đoán công an giết người hay không không phải là lỗi của cô Thắm. Cô chỉ "trình chiếu" lại những gì thật sự xảy ra. Đáng lẽ bộ phận an ninh phải dùng đây như một "tài liệu sống" góp phần vào công việc điều tra, đặt ra những câu hỏi như tại sao 2 công an "không giết người", "không phạm lỗi" gì mà lại quỳ mọp trước người dân.
Trong một xã hội bị bưng bít thông tin và người dân bị khủng bố, đe doạ phải tuân theo và thực hiện những gì mà bộ máy công an trị muốn, khó mà có bằng chứng và nhân chứng để xác nhận 100% là công an ép cô Nguyễn Thị Thắm xin lỗi. Tuy nhiên, dựa vào bản chất tàn ác, gian manh lâu đời của cộng sản, nhìn vào cảnh cô Thắm đọc lời xin lỗi và nội dung, văn phong, chữ dùng trong "văn bản" xin lỗi, chúng ta có thể kết luật rằng đây là một màn gắp lửa bỏ tay người để chạy tội của công an và bộ máy tuyên truyền của chế độ.
Bài liên quan đã đăng:
- Nếu không giết người, liệu họ có quỳ gối?