NGUY HIỂM HOÁ !!!
Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017
Dạo này, mình thấy ở trên FB cũng như smartphone đang rộ lên một ứng dụng rất hay. Đấy là ứng dụng Pitu. Nó tạo ra một hình ảnh để biến mình hay bất kỳ một hình ai đó thành nhân vật Võ Tắc Thiên, một nhân vật thời phong kiến Trung Quốc, từng là một vị hoàng đến Trung Quốc đô hộ Việt Nam từ năm 690 đến năm 705.
Cũng chả có gì để bàn nếu ứng dụng đấy chỉ là trò chơi, thú tiêu khiểu, xả stess. Tuy nhiên, nếu ai tinh ý sẽ hiểu rằng, vô hình dung những người Việt Nam mình, khi sử dụng ứng dụng trên, phần nào đã làm lan truyền văn hóa của Trung Quốc một cách vô thức.
“Họ” quá khôn khéo để cài cắm những thứ cần thiết khi người sử dụng tải về, chứ không đơn thuần chỉ để tiêu khiển một cách miễn phí. Mà biết đâu những ứng dụng đấy vô hình dung đã ngầm lấy thông tin cá nhân của người sử dụng Facebook để phục vụ mục đích của “Họ”.
Ứng dụng trên là của công ty Tencent Holdings Limited, một công ty của Trung Quốc, cung cấp dịch vụ truyền thông, giải trí, Internet và dịch vụ giá trị gia tăng điện thoại di động, và hoạt động các dịch vụ quảng cáo trực tuyến tại Trung Quốc, trụ sở chính ở Nam Sơn, Thâm Quyến, Thâm Quyến. Công ty này do Huateng Ma giữ vị trí Tổng giám đốc điều hành. Nó cũng chính là công ty Internet lớn thứ tư thế giới sau Google, Amazon và Facebook. Giá trị vốn hóa thị trường lên tới 53 tỉ USD, có hơn 10.000 nhân viên.
Ở Việt Nam, Tencent đã từng tai tiếng bởi phần mềm Wechat của mình. Như chúng ta biết, Wechat đã từng bí mật đưa “đường lưỡi bò” vào bên trong ứng dụng WeChat. Cụ thể, khi sử dụng WeChat phiên bản tiếng Việt và ngôn ngữ tiếng Anh, tính năng bản đồ trên WeChat không có sự hiện diện của 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trong khi đó, với phiên bản tiếng Trung Quốc, WeChat thậm chí còn đưa cả “đường lưỡi bò” phi pháp vào trong bản đồ của mình. Bởi vậy, ở Việt Nam, người sử dụng smartphone đã từng tẩy chay mạnh mẽ phần mềm Wechat để bảo vệ chính đáng thông tin mà Wechat từng đưa sai lệch về chủ quyền đất nước.
Và giờ là Pitu. Hãy tỉnh táo khi sử dụng những phần mềm từ Trung Quốc. Bởi chính châm ngôn của “Họ”: Sao chép không phải là tội lỗi. Do vậy, Các khởi nghiệp (startup) thường bị Tencent dìm chết ngay khi vừa có dấu hiệu thành công tại chính Trung Quốc chứ không phải đâu xa lạ.
Mọi người biết nên hiểu và chia sẻ thông tin này. Sắp đến 17/2, một ngày cách đây gần 40 năm, cả nước Việt Nam đã phải phải rơi lệ, nuốt đau thương cho bao người con hy sinh để bảo vệ từng tấc đất.
Tags:
TIN TỨC