Được biết Tổng Công tố viện Liên Bang Đức đang đảm nhiệm cuộc điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh với 2 tội danh: hoạt động gián điệp (§ 99 Bộ luật Hình sự) và cưỡng đoạt tự do (§ 239 Bộ luật Hình sự). Hiện cuộc điều tra vẫn chưa kết thúc và đang trong giai đoạn cao điểm.
Luật sư Victor Pfaff -hiện là người đại diện pháp lý của ông Phan Văn Anh Vũ tại Đức- đã có văn bản gửi hai Bộ này cũng như tòa Đại sứ Đức tại Singapore để bảo vệ quyền lợi pháp lý cho thân chủ của mình.
Ông Victor Pfaff là luật sư hàng đầu nước Đức về các luật tị nạn, ông cũng chính là người đã góp phần bảo vệ thành công quyền tị nạn chính trị cho 40 sĩ quan cao cấp và quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ phục vụ tại các căn cứ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) trên lãnh thổ Đức, khi họ nộp đơn xin tị nạn chính trị tại đây vào tháng 1.2017.
Ngoài ra, bà Petra Schlagenhauf hiện đang bảo vệ quyền lợi pháp lý cho ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức có lẽ đã gửi những văn bản tới Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp Đức để dẫn giải các vấn đề liên quan giữa vụ án bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh và vụ Sĩ quan tình báo Tổng cục 5 Việt Nam Phan Văn Anh Vũ, thường được biết với biệt danh Vũ „Nhôm“, đang bị tạm giữ tại Singapore từ hôm 28.12.2017.
Luật sư Petra Schlagenhauf nổi tiếng tại Đức vì đã bào chữa thành công cho rất nhiều vụ chống dẫn độ mà trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh là một trong số đó, điều này đã gây khó khăn lớn cho cả ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam khi sang Đức dự G20 vào đầu tháng 7.2017 để đưa ra đề xuất dẫn độ Trịnh Xuân Thanh mà không có kết quả, chính vì vậy kẻ chủ mưu đã phải hy sinh quan hệ Việt – Đức, bất chấp pháp luật quốc tế cử mật vụ đột nhập lãnh thổ Đức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay tại thủ đô Berlin.
Các tổ chức dân sự tại Đức cũng đang vận động để hỗ trợ về mặt pháp lý cho ông Phan Văn Anh Vũ, điều đặc biệt chính Sĩ quan tình báo Việt Nam này lại chọn điểm đến trong hành trình trốn chạy là một nước tư bản, để trông đợi vào pháp luật của một nhà nước pháp quyền, bảo vệ mạng sống của mình khi bị chính các ´´ Đồng chí ´´ trong nước truy đuổi.
Một nguồn tin khác từ văn phòng luật sư Đức cho rằng ´´ sau khi tiếp cận sự việc, tôi thấy đây là một trường hợp rất phức tạp và có nhiều tình tiết chưa từng có tiền lệ. Singapore là một đất nước tự do, coi trọng nhà nước pháp quyền. Đức cũng là một nước dân chủ và rất phát triển, nên mọi việc sẽ được họ giải quyết rất thận trọng.
Có lẽ vụ việc này sẽ còn phải kéo dài một thời gian nữa qua các bước điều tra, tranh tụng khác nhau trước khi Singapore có quyết định cuối cùng về số phận của ông Phan Văn Anh Vũ ´´.
Tạp chí Spiegel Online của Đức đăng tải hôm 2.1.2018 về vụ ông Phan Văn Anh Vũ muốn tới Đức để khai báo về vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh
Lê Anh – Thoibao.de
Phan Văn Anh Vũ có hy vọng được bảo lãnh sang Đức tỵ nạn chính trị hay không?
Nhật báo TAZ của Đức đăng tin về ông Phan Văn Anh Vũ trên đường tới Đức:
Phan Văn Anh Vũ muốn khai kẻ chủ mưu bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức
Vũ ´nhôm´ sẽ làm gì với danh sách mạng lưới tình báo viên Việt Nam?