Phan Văn Anh Vũ đang trao đổi tin nhắn với người bạn ngay trước hôm xuất cảnh rời khỏi Việt Nam
Theo thông tin được vị luât sư Đức này thông báo cho thoibao.de hôm 1.1.2018 với nội dung: ´´ Chúng tôi đã đề nghị với Đại sứ quán Đức ở Singapore cho ông Phan Văn Anh Vũ sang Đức tỵ nạn căn cứ theo điều luật số §4Abs. 1 của Bộ luật Tỵ nạn Đức (AsylG). Điều luật này cho phép những người đang bị truy bức, có nguy cơ bị án tử hình khi dẫn độ về nước, nhận được bảo lãnh sang Đức tỵ nạn chính trị. Đề nghị nêu trên đã được gửi thẳng tới Đại sứ quán Đức ở Singapore hôm 31.12.2017 và đang chờ trả lời´´.
Sự việc diễn ra sau khi Bộ Công an Việt Nam, hôm 21.12 đã khởi tố Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ ''nhôm'') về hành vi ''Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước'', đây là lý do rất mơ hồ và nặng màu sắc chính trị này đã buộc chủ doanh nghiệp bất động sản lớn tại Đà Nẵng Phan Văn Anh Vũ phải trốn chạy và đã bị lực lượng biên phòng Singapor tạm giữ hôm 28.12.2017 tại cửa khẩu Tuas của nước này khi định xuất cảnh sang một nước thứ 3.
Theo nguồn tin từ một sĩ quan đồng nghiệp với ông Vũ tại Tổng cục 5 ´´ kế hoạch di chuyển của ông Phan Văn Anh Vũ đã bị lộ lúc tới sân bay Singapore hôm 21.12 và bị người của Tổng cục 2 tình báo quân đội phát hiện cấp báo về. Đặc biệt, việc Vũ lọt qua được hàng rào hải quan sân bay tại Việt Nam là nhờ vào thẻ an ninh sân bay 4 chữ số mà ông Vũ đã sở hữu trước đó để phục vụ công tác tình báo (được đi lại ở 4 khu vực bên trong ga, kể cả khu vực đậu máy bay). Vũ đã đeo thẻ này, gây ngộ nhận cho an ninh sân bay là đang làm công tác tại đây ´´.
Ngay sau đó, lập tức các phương án tiếp cận ông Phan Văn Anh Vũ được hoạch định với việc các nhân sự thuộc Cục Đối ngoại (V12) và Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp (Tổng cục VIII) thuộc Bộ Công an lập tức được lệnh di chuyển sang Singapore để triển khai lực lượng để bằng mọi cách đưa ông Phan Văn Anh Vũ trở về Việt Nam, lúc này Cục An ninh điều tra (A92)thuộc Bộ Công an Việt Nam chỉ tham gia với vai trò hỗ trợ trong nước vì không có thẩm quyền vượt biên giới. Hiện nay toàn bộ vụ án Phan Văn Anh Vũ được giao cho Cục An ninh chính trị nội bộ (A83) Bộ Công an giám sát.
Trong lúc đợi phía Chính phủ Đức đưa ra quan điểm về việc ông Phan Văn Anh Vũ muốn được đến Đức để khai báo và đưa ra các bằng chứng về việc mật vụ Việt Nam đã tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin hôm 23.7.2017, thì các luật sư của ông Vũ tại Singapore cũng đang gắng sức bảo vệ thân chủ của mình chống lại một lệnh dẫn độ mà phía Việt Nam đang tìm nhiều cách để hối thúc Chính phủ Singapore chấp thuận.
Một câu hỏi được đặt ra, liệu Chính phủ Singapore có thể sẽ nhanh chóng chấp thuận dẫn độ Phan Văn Anh Vũ trước khi Chính phủ Đức trả lời đề nghị nêu trên của luật sư ông Vũ hay không? Nhất là trong tình huống truyền thông báo chí quốc tế, từ đài BBC, RFA cho đến nhật báo TAZ của Đức và nhất là The Straitstimes tờ báo uy tín ở Singapore, đã vào cuộc đưa tin công khai về vụ việc này.
Báo The Straitstimes của Singapore đăng tin hôm 1.1.2018 về vụ ông Phan Văn Anh Vũ bị tạm giữ tại cửa khẩu Tuas của nước này hôm 28.12.2017.
Lê Anh – Thoibao.de
Nhật báo TAZ của Đức đăng tin về ông Phan Văn Anh Vũ trên đường tới Đức:
Phan Văn Anh Vũ muốn khai kẻ chủ mưu bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức
Vũ ´nhôm´ sẽ làm gì với danh sách mạng lưới tình báo viên Việt Nam?
Vũ ´ nhôm ´ đã dùng sim điện thoại đánh lừa an ninh Việt Nam để trốn thoát ra sao?
----------