TRỊNH XUÂN THANH ĐƯỢC ĐƯA BẰNG CHIẾC XE VW BUS, BIỂN NGOẠI GIAO CỦA ĐSQ VIỆT NAM TỪ BERLIN SANG BRNO HÔM 25.7.2017?
Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018
Cảnh sát điều tra Katrin Müller của Cơ quan hình sự bang cho biết thông tin này hôm 12.6, tại phiên tòa Thượng thẩm xét xử nghi phạm mật vụ Việt Nam Nguyễn Hải Long ở Berlin.
Hiện nay, những nhà điều tra của cảnh sát, những người chủ yếu đã tiến hành công tác điều tra, trả lời chất vấn trước tòa. Những người tham dự có ấn tượng là họ đã lật từng viên đá ở Berlin có liên quan về không gian hoặc nội dung tới các hiện trường. Một nhà báo Đức có mặt tại phiên tòa cho biết „Hiếm khi cảnh sát làm việc kỹ như vậy.“
Ngay sau khi vụ bắt cóc xẩy ra, Viện Công tố Berlin đã nhận được một bức thư nặc danh với những hiểu biết như của người trong cuộc. Theo đó, vị công chức làm nhiệm vụ sĩ quan liên lạc của cảnh sát trong Đại sứ quán Việt Nam vào thời điểm xảy ra vụ việc đã trực tiếp lái chiếc xe gây án từ công viên „Tiergarten“ vào tòa Đại sứ tại Berlin.
Trước khi vụ việc xảy ra, anh ta đã nhiều lần đi sang Praha. Điều này cảnh sát đã chứng minh bằng những hình ảnh và thiết bị định vị sóng điện thoại mà nhân viên sứ quán này vẫn thường dùng. Ngoài ra, theo bức thư này, ngay sau thời gian đó, người bị bắt cóc đã được đưa sang Séc.
Cơ quan tình báo Cộng hòa Séc đã cung cấp thêm thông tin trước tòa „ngay từ cuối năm 2016, Hà Nội đã cử hai nhân viên mật vụ tới Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin với nhiệm vụ điều tra nơi cư trú của Trịnh Xuân Thanh.“
Cũng trong phiên tòa hôm 12.6, Luật sư bào chữa đã được tăng cường. Thay vì trước đây có một thì nay đã có ba luật sư bào chữa. Câu hỏi thú vị sẽ là: Ai trả tiền cho hai người luật sư. Nhà nước Việt Nam chăng? Hay là những người có quan hệ xã hội với bị cáo từ Praha? Bản thân bị cáo thì có lẽ không có nhiều tiền như vậy, vì chi phí mỗi ngày cho một luật sư ít nhất là 500 Euro.
Trong những ngày xét xử đầu tiên, ngồi trên hàng ghế khán giả, bên cạnh hai nhà ngoại giao nữ của Đại sứ quán Việt Nam và một vị khách quen thuộc của Hội Đức-Việt còn có đa phần là các trí thức gốc Việt có quan điểm phê phán từng học đại học ở CHDC Đức, những người từng là thuyền nhân hoặc trong những năm 1990 mới tới Đức và theo dõi phiên tòa do quan tâm tới chính trị.
Hiện nay đã có một nhóm khán giả mới, đó là những người xung quanh bị cáo. Trong tuần vừa qua, một phụ nữ như vậy đã trực tiếp bị gọi từ ghế khán giả lên vị trí nhân chứng. Đó là cô Trang Đ.T.T. con gái của ông Đào Quốc Oai, một người được cho là nhân viên mật vụ đã tham gia chủ yếu vào vụ bắt cóc, nhưng ngay sau đó đã chạy về Việt Nam. Nhưng vì cha cô ta là người bị cáo buộc trong việc này, cô ta được phép từ chối khai báo về vụ việc và cô ta cũng làm như vậy. Nhưng cô ta phải khai ra nhân thân.
Câu chuyện này đã làm cho luật sư bào chữa lúng túng. Vì cô ta khẳng định rằng bị cáo đã bị các nhân viên mật vụ lợi dụng làm giúp cho họ mà không biết. Vậy điều đó có phù hợp không khi vợ anh ta lại cùng với con gái của một nhân viên mật vụ cùng tới tòa xem xét xử, ngồi cạnh cô ta, ở cạnh cô ta trong giờ nghỉ và xem chừng rất hòa hợp với nhau?