Bối cảnh lịch sử của nước Đức sau Đệ Nhị Thế Chiến
Cuối Đệ Nhị Thế Chiến vào ngày 8.5.1945 nước Đức sau khi đầu hàng bị chia ra làm 4 phần do 4 Đồng minh quản lý: Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Nga. Berlin là Thủ Đô nước Đức nên cũng bi chia ra làm 4 như trên, Nga trấn giữ vùng Đông Bá Linh .Đến ngày 30.6.1946 Nga quyết định vạch ra đường ranh giới giữa Đông và Tây Đức và từ ngày 29.10.1946 người ra vào vùng Nga chiếm đóng phải có giấy Thông Hành Liên Vực (Interzonenpass) mới được di chuyển và chỉ có giá trị 30 ngày .Từ đó xảy ra liên tục những va chạm giữa Nga và ba Đồng Minh còn lại.Vào ngày 20.6.1948 Đồng Minh Hoa Kỳ Anh Pháp cho đổi Reichmark thành D-Mark ở toàn vùng của mình. Để trả đũa lại Nga cũng cho đổi Reichmark thành tiền Deutsche Mark vào ngày 23.6.1948 và muốn toàn Bá Linh phải sử dụng tiền này.
Vì Đồng Minh Hoa Kỳ Anh Pháp không đồng ý, nên Nga trở mặt ra lệnh phong tỏa Berlin vào ngày hôm sau 24.6.1948. Tất cả đường bộ ra vào Berlin đều bị cấm không cho qua lại khiến cho Đồng Minh Hoa Kỳ Anh Pháp phải lập cầu không vận cho Berlin ngay hôm 25.6.1948. Cầu Không vận này kéo dài hơn một năm, khi Nga dỡ bỏ lệnh phong tỏa Berlin vào ngày 12.5.1949 thì cầu Không vận vẫn tiếp tục tiếp tế cho Berlin tới ngày 30.9.1949 mới chấm dứt nhiệm vụ.Trong khi đó 65 Nhân Sĩ trong một cơ quan gọi là Parlamentarischer Rat dưới sự lãnh đạo của Konrad Adenauer soạn thảo từ 1.9.1948 bộ Luật gốc (das Grundgeset) làm căn bản cho Hiến pháp nước Đức. Cho tới ngày 24.5.1949 bộ Luật gốc được trình duyệt và thông qua, đánh dấu cho ngày hình thành nước Cộng Hòa Liên Bang Đức.
Trước đó vào tháng 4.1949 toàn bộ Quân Đội Đồng Minh vùng phía Tây Hoa Kỳ Anh Pháp đã rút đi để nhường quyền cho chính phủ Đức. Ngày 12.9.1949 Quốc Hội Cộng Hòa Liên Bang Đức đã bầu chọn Theodor Heuss làm Tổng Thống (Bundespresident) và ba ngày sau đó 15.9.1949 Konrad Adenauer được bầu chọn làm Thủ Tướng (Bundeskanzler) đầu tiên của CHLB Đức.
Ngày 7 10.1949 nước Cộng Hòa Nhân Dân Đức cũng được hình thành và Wilhelm Pieck là Tổng Thống đầu tiên (President) của nước này.
Ngày 26.5.1952 phía Đông Đức quyết định đóng cửa ranh giới Đông Tây, chỉ ở Berlin người ta vẫn còn được phép qua lại ranh giới.
Vào ngày 17.6.1953 xảy ra cuộc nhân dân tổng nổi dậy (Volksaufstand) tại Berlin và các vùng có nhiều Công Nhân như Halle, Magdeburg, Dresden, Leipzig để chống lại chính quyền Cộng Sản. Số người tham dự được ước đoán khỏang 400.000 tới 1,5 triệu người. Quân đội Nga và Đông Đức đã dùng xe tăng đàn áp thẳng tay khiến cho số người bị bắn chết lên đến 34 người, ngoài ra còn có 40 người bị xử tử tại chỗ và cả trăm người bị đày khổ sai ở Siberien.
Tới tháng 1.1954 lại có 1.526 người đem ra xử trước Tòa án Đông Đức, có 2 người bị xử tử vả 3 người bị tù chung thân, phần còn lại đều bị kết án tù. Sự tàn ác với dân chúng của chế độ Cộng Sản Đông Đức và Nga đã dể lại một vết nhơ trong lịch sử nước Đức.
Ngày nay ở Berlin vẫn còn tên Đại Lộ 17.6 là một con đường lớn chạy thẳng đến Brandenburger Tor, nơi mà hầu như quốc khách nào của Berlin đều phải chạy qua khi muốn đến tiếp xúc với Tổng Thống Thủ Tướng hay Quốc Hội. Chính Nguyễn Tấn Dũng, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình …cũng đã được đưa đi trên con đường này.
Sau đó chính quyền nước Cộng Hòa Nhân Dân Đức đã tìm mọi càch ngăn cản người dân Đông Đức đi qua phía Tây Đức. Tới một lúc thì chẳng đặng đừng chính quyền Đông Đức ra lệnh đóng cửa biên giới và bắt đầu xây bức tường ô nhục Bá Linh vào ngày 13.8.1961. Người ra lệnh xây bức tường nêu lý do là để ngăn chận những kẻ phát xít phương Tây vào Đông Đức , nhưng sụ thật là họ chỉ muốn trói dân ở lại với chế độ Cộng Sản.
Trong thời gian Chiến Tranh Lạnh sau này đã có hai Tổng Thống Hoa Kỳ đến viếng bức tường Bá Linh, người đầu tiên là John F Kennerdy dứng trước Brandenburger Tor ngày 26.6.1963 với câu nói bất hủ “ich bin ein Berliner” và 24 năm sau là Ronald Reagan ngày 12.6.1987 với câu ” Herr Gorbatschow, tear down the Wall”Nói chung bức tường Bá linh tồn tại 28 năm từ 13.8.1961 đến 9.11.1989 có chiều dài tổng cộng 167,8km mà phần chia Đông Tây Bá Linh chiếm khoảng 43km, có cả thảy 13 cổng qua lai nhưng bị đóng kín và canh gác cẩn thận bởi các lính Đông Đức. Họ được phép bắn vào người cố ý lại gần bức tường.
Sống ở Tây Berlin tuy vẫn thoải mái như mọi nơi trên đất nước CHLB Đức, hồi đó lại còn được hưởng Berliner Zulage là tiền phụ cấp khó khăn nên tiền lương thường cao hơn bên Tây Đức, nhưng mỗi lần phải đi ra khỏi Berlin là cả một sự khó khăn vì bị bắt buộc phải đi qua con đường Xa Lộ xuyên qua Đông Đức. Vào Xa lộ này là phải đi thẳng không được dừng tùy tiện và chỉ được đổ xăng hay vào nghỉ tại những trạm đã được quy định. Có một xa lộ chính đi thẳng ra Helmsted, Hannover. Quãng đường chỉ dài khoảng 200km, nhưng sự kiểm soát lúc vào và ra khỏi Xa lộ thì rất phiền toái vì phải xếp hàng chờ đợi rất lâu và vì sự hống hách trì hoãn của Cảnh sát Đông Đức. Ngưới ta phải làm thủ tục để nhận Transitvisum (giấy thông hành trên xa lộ xuyên Đông Đức) khi ra khỏi thì phải trả Transitvisum lại. Các lính Cảnh Sát kiểm soát rất gắt gao và khó chịu; khi thấy một bộ mặt nào không ưa là họ cho mời xe tách ra khỏi hàng và cho đứng đó cho tới khi họ muốn thì cho đi lại. Đứng mà không kêu ca được gì cả . Họ làm quyền thế cứ y như là các cán bộ công an cảnh sát ở Việt Nam bây giờ. Bề gì thì cũng là một lò với nhau.
Nguyên nhân làm sập đổ bức tường Bá Linh
Trong thế giới này chỉ tiếc là đời sống con người quá ngắn ngủi nên chúng ta không được nhìn thấy được hết cái đinh luật thiên nhiên chi phối vào đời sống con người. Bức tường ô nhục Bá Linh đã sập đổ cũng do định luật thiên nhiên đó. Nguyên nhân của cái phút giây lịch sử đó đã bắt nguồn từ nhiều sự kiện cùng xảy ra một lúc: từ sự tự hủy của vật chất theo tháng năm, từ sự sinh lão bệnh tử của con người, từ tấm lòng biết hướng về lẽ phải, từ sự kiên trì tranh đấu của toàn dâ , từ những sự kiện tầm thường đến đáng buồn cười… đã xảy ra như một xâu chuỗi liên tục để tạo ra lịch sử.
1.- Nguyên nhân xa nhưng lại là then chốt của vấn đề
Giữa Hungary và Áo có một ranh giới tiếp cận dài 270km mà hàng rào ranh giới đã bị hư hỏng mục nát từ năm 1987. Tuy có gắn chuông báo động nhưng thường lại là báo động sai , trong khi hàng năm vẫn có tới 2.000 người Đông Đức vượt hàng rào này thành công qua Áo. Vì vậy chính phủ Hungary đã ký một sắc lệnh vào tháng 2.1989 là sẽ dỡ bỏ hàng rào ranh giới này. Lúc đó chính phủ Đông Đức vẫn yên chí đó chỉ là một quyết định suông để ve vãn phương tây, nhưng không ngờ đến ngày 11.9.1989 hàng rào này thực sự được dỡ bỏ hẳn. Trong vòng 3 tuần sau khi dỡ hàng rào biên giới có tới 25 ngàn người Đông Đức chạy trốn qua Áo. dân Hungary thì không có nhu cầu vượt biên vì họ đã có sẵn một Thông Hành Quốc Tế do chính phủ cấp, muốn đi đâu cũng được.
2.- Nguyên nhân từ trong Đông Đức: Montagdemo (Biểu tình vào mỗi thứ Hai)
Song song với sự kiện trên là vào ngày thứ Hai 4.9.1989 sau khi làm lễ ở nhà thờ Nikolai Kirche ở Leipzig có khoảng 1.000 người giương biểu ngữ ” für ein offenes Land mit freien Menschen= cho môt đất nước thông thoáng với những con người tự do ” và ” Wir wollen raus=Chúng tôi muốn đi ra” sau đó bị cảnh sát chìm bao vây họ đổi thành khẩu hiệu ” Stasi raus= Công an cút đi”, và từ đó cứ mỗi thứ Hai là họ lại tụ tập trước nhà thờ ở Leipzig để biểu tình, sau đó lan rộng qua các thành phố Đông Đừc khác. Tới ngày 2.10.1989 con số ngưới biểu tình ở Leipzig lên đến 15.000 người.
Ngày 7.10.1989 là ngày lễ lớn kỷ niệm 40 năm thành lập Đông Đức với duyệt binh và biểu diễn lực lượng võ trang với xe tăng , súng máy , máy bay…bên cạnh buổi lễ trang trọng đó vẫn có xảy ra ” lộn xộn” gần bên khán đài nơi Honecker và Gorbatschow, có nhưng tiếng kêu trong đám đông “Gorbatschow, cứu chúng tôi”. Công an cảnh sát đã được lệnh đàn áp thẳng cánh những người biểu tình này.
Sau đó hai ngày, ngày 9.10.1989, số người đi biểu tính ở Leipzig lên đến 70.000 người. Lúc đó ở bên Tây Đức ai cũng hồi hộp hướng về Leipzig vì liên tưởng đến ngày 17.6.1953 người dân Đông Đức đã bị đổ máu dưới sự đàn áp dã man của xe tăng Nga. Nhưng may thay điều đó đả không xảy ra, vì Gorbatchow, với mục tiêu giảm bớt chiến tranh lạnh với phương tây trong chủ trương Glasnow=mở cửa và Perestroika = đổi mới, đã ra lệnh cho lính Nga không được can thiệp vào nội bô Đông Đức.
Đến ngày 4.11.1989 có một triệu người biểu tình ở Alexander Platz Berlin với khí thế rất mạnh, từ khẩu hiệu “Wir sind das Volk = chúng ta là nhân dân ” đã trở thành “wir sind ein Volk= chúng ta là một dân tộc “.
Ngày 6.11.1989 có dấu hiệu hoảng sợ trong bộ chính trị Đông Đức , một số hồ sơ mật đã bị cho hủy. Ngày 8.11.1989 bộ chính trị trung ương từ chức và dự định bầu lại bộ chính trị mới.
3.-Sự kiện trong toà Đại sứ CHLB Đức tại Tiệp khắc
Số người ùn ùn bỏ Đông Đức ra đi theo hướng Đông ngày càng nhiều, một số leo tường rào vào trú ngụ tại toà Đại sứ CHLB Đức. Đến 30.9.1989 có tới 4000-5500 người ở trong Đại sứ quán. Điều kiên ăn ở và vệ sinh rất khó khăn, cho nên Genscher, bộ trưởng bộ ngoại giao CHLB Đức đã đến và từ Balkon toà Đại sứ ông đã tuyên bố một câu đã đi vào lịch sử nước Đức ” toàn thể mọi người được nhập cảnh vào CHLB Đức “, mọi người đã ôm chầm nhau nhảy múa vui mừng .
Ngày 3.10.1989 CHLB Đức đã đem một đoàn xe lửa chở tất cả mọi người trong tòa Đại sứ ở Prag về Tây đức. Cái khó khăn là xe lửa phải đi qua một đoạn đường Đông Đức ở Dresden. Tại đây một số dân chúng địa phương được biết đoàn tàu đi qua nên đã tụ tập đòi trèo lên xe lửa đi theo qua Tây Đức, Cảnh sát Đông Đức đã ra tay đàn áp mạnh, nhưng dân chúng cũng lấy gạch đá chống chọi lại. Cuối cùng thì đoàn tàu cũng thoát ra khỏi cuộc hỗn chiến và đưa mọi người từ Prag bình an tới Tây Đức.
4.- Nguyên nhân từ sức khỏe của thủ lãnh Honecker
Honecker sanh năm 1912, xuát thân từ gia đình nông dân, bỏ học sớm, 10 tuổi đã tham gia vào đoàn thiếu nhi Cộng Sản. Có một thời gian Honecker xin đi học nghề lợp mái nhà ở người bà con. Học nghề chưa xong Honecker xin gia nhập đoàn thanh niên Cộng Sản vào lúc 14 tuổi. Tới 16 tuổi được cử đi học ở trường Lenin bên Nga. Tháng 5.1971 Honecker được bầu làm Đệ Nhất Bí Thư sau khi Ullbrich từ nhiệm, 1976 Honecker trở thành Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản.
Ngày 7.7.1989 Honecker bất ngờ bị Gallenkolik (đau bụng cấp tính do sạn mật) và được chở qua Bệnh viện ở Rumanie để điều trị cấp cứu, sau khi ổn định được đưa về bệnh Viện Buch để mổ Túi Mật. Trong khi mổ Bác Sĩ đã nghi ngờ là có thể có dấu hiệu ung thư Thận phải, nhưng không can thiệp. Trong suốt tháng 9 .1989 Honecker không xuất hiện làm việc, Mielke và Mittag đứng ra điều khiển hành chính trung ương.
Trong ngày biểu dương lực lượng kỷ niệm 40 năm thành lập nước Đông Đức Honecker đã tái xuất hiện bên cạnh Gorbatschow là khách mời danh dự, mặc dù trong bụng Honecker chẳng ưa gì chủ trương Glasnow và Perestroika của Gorbatschow.
Trước sức ép của quần chúng và vì lý do sức khỏe Honecker đã từ chức vào ngày 17.10.1989.
Giữa tháng11.1989 Hội Đồng Nhân Dân DDR đã họp và tố cáo Honecker về tội tham nhũng và lạm dụng ngân quỹ quốc gia.
Ngày 3.1.1990 Honecker và vợ bị bắt buộc phải rời chỗ ở xa hoa tại Wandlitz, ngày 6.1.1990 lại nhập viện và đươc xác định bị ung thư thận.
Ngày 29.1.1990 Honecker bị bắt nhưng hôm sau 30.1.1990 được thả ra ngay vì bị bệnh nặng. Khi được thả ra thì Honecker và vợ không còn nhà cửa nữa. Trong một cuốn phim tài liệu mà phóng viên đã theo sát Honecker trong chuyến đi lang thang tìm nơi trú ẩn này cho thấy sự bất mãn của dân chúng Đông Đức đối với ông Tổng Bí Thư tới mức nào. Có người lấy nắm tay đấm lên xe, lên cửa kính xe hơi hăm he. Chưa bao giờ tính mạng Honecker bị đe dọa dữ dội như lúc này. Cuối cùng Pastor Uwe Holme, chính Pastor đã từng bị Honecker bỏ tù trước đây, đã cho vợ chồng Honecker tạm trú tại nhà thờ Bernau. Honecker đã ở đây tới 4.1990 vì lý do an toàn và sau đó dọn qua Quân Y Viện Nga ở Beelitz.
Ngày 30.11.1990 Tòa án CHLB Đức kết tội Honecker vì đả cho lệnh bắn người vùng biên giới Đông Tây Đức.
Ngày 13.1.1991 Honecker và vợ bay qua Moskau do sự can thiệp của Nga. Tới tháng 2.1992 thì Honecker đã bị di căn qua Gan.
29.7.1992 Honecker bay từ Moskau về tới nhà tù Moabit Berlin, còn Margot Honecker bay thẳng qua Santiago / Chile đến nhà con gái Sonja tại đó.
13.1.1993, sau 169 ngày nằm khám Moabit, Honecker được thả ra và được đưa qua Santiago với vợ con. Tại đây ông mất ngày 29.5.1994.
Bà Margot Honecker bây giờ 87 tuổi vẫn cò sống tại Santiago, hưởng mỗi tháng 1.700 Euro tiền lương hưu của CHLB Đức, có nhà riêng và có người hầu hạ.
5.-Nguyên nhân kinh tế
Mặc dù nhận được tiền tiếp viện mỗi năm hàng trăm triệu Đức mã từ Tây Đức để xây dựng và tu bổ con đường xa lộ và đường sắt nối Berlin sang Tây Đức xuyên qua Đông Đức, cũng như được tiếp hơi đến hàng tỷ Đức Mã trong thời gian 1983-1984; và mặc dù đời sống của người dân Đông Đức còn khá hơn đời sống của dân Ba Lan và Rumanie, nhưng nền kinh tế của Đông Đức đã dần dần kiệt quệ. Gerhard Schürer là chủ tịch Hội Đồng Staatliche Plankommission thời đó đã tuyên bố: tới 1989 Đông Đức nợ 49 Tỷ Valuta Mark và mỗi tháng tăng lên 500 triệu Valuta Mark; cứ theo đà đó thì đến năm 1991 Đông Đức sẽ phá sản hoàn toàn.
Trong khi đó thì Gorbatschow đã từ chối không viện trợ kinh tế cho Đông Đức nữa.
6.-Nguyên nhân gần và rất tầm thường nhưng lại là yếu tố quyết định tối hậu
Lúc 18:53 giờ ngày 9.11.1989 Günter Schabowski, phát ngôn viên DDR tuyên bố trong một cuộc họp báo có trực tiếp truyền hình là Công Dân Đông Đức có thể sẽ được qua Tây Đức thăm viếng người thân. Khi một phóng viên hỏi ” lệnh này bắt đầu từ bao giờ” thì Schabowski chợt trở nên lúng túng và nói lắp bắp: “ab sofort, unverzüglich = ngay lập tức, không trì hoãn”, từ đó tin loan ra như cơn bão. Người Đông Đức từ mọi nơi mọi phía dồn về tất cả cổng thành của bức tường ô nhục và làm áp lực với lính canh gác tại đó. Tới 22:30giờ một cổng ở phiá bắc Berlin, cổng Bornholm, mở ra đầu tiên và sau đó thì tất cả cổng đều được mở ra hết, trừ cổng Brandenburger Tor thì tới 22.12.1989 mới được mở. Tại cổng Bornholm chính bà đương kim Thủ Tướng Merkel cũng đã lần đầu đi qua đây để đến Tây Berlin.
xx xx xx
Luận bàn
Qua các yếu tố lịch sử đã được nêu trên đây cho thấy sự sụp đổ bức tường ô nhục Bá Linh là kết quả của một xâu chuỗi sự kiện theo chiều hướng thiên thời địa lợi nhân hòa khiến sự sụp đổ bức tường là đoạn kết hợp lý của một ván cờ chót .
Là người Việt Nam có ai không ao ước có một ngày nào đó Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng sẽ bị vướng vào một vòng xoáy khủng hoảng đến nỗi phải tự động rút lui nhường chỗ cho một thể chế đa nguyên dân chủ hợp hiến và hợp pháp.
Trước tình hình trong nước hiện tại nếu chúng ta quan sát kỹ thì cũng có thể nhận ra những dấu hiệu thoái hóa của chế độ Cộng Sản. Chỉ cần tới một thời điểm chín mùi thì quả sẽ rụng mà không cần tới bạo lực.
Những yếu tố bất lợi của chế độ Cộng Sản Việt Nam
1.- Sự khiếm khuyết của luật pháp trong chế độ Cộng Sản Việt Nam:
Ngày 2.9.1945 là ngày Việt Minh đã cướp công kháng chiến chống Pháp của toàn dân và cướp chính quyền hợp pháp của Thủ Tướng Trần Trọng Kim để khai sinh ra chế độ Cộng Sản man rợ đưới cái tên VNDCCH. Tuy rằng họ đã cho ra đời một cái Hiến Pháp vào ngày 9.11.1946 , nhưng đó chỉ là những sáo ngữ và hệ thống Luật Pháp Hành Pháp và Tư Pháp không được hình thành, nền Dân chủ không được thực hiện. Thể chế Cộng Sản đã áp đặt lên đầu người dân bằng cách nắm lấy miếng ăn như nuôi một bầy súc vật. Trong chế độ bao cấp con người chỉ còn là những cái Hộ Khẩu. Nói một cách mộc mạc như nhà văn Tiểu Tử, giá trị một con người với cả một khối óc lương tri chỉ còn là một cái miệng ăn (không phải là miệng nói) trong chế độ Cộng Sản. Bảy giờ trước trào lưu tiến hóa của xã hội, trong thời đại Internet bao phủ toàn cầu, trong thời đại suy thoái của Cộng Sản Đông Âu, Cộng Sản Việt Nam phải xoay sở để tồn tại. Ngoài cái Hội Nghị Thành Đô bán nước giữ Đảng, Cộng Sản Việt Nam đã lộ chân tướng của một chế độ vô luật pháp hỗn loạn. Từ cái chiêu bài trị dân theo lối côn đồ, cho công an cảnh sát tay sai mặc thường phục hành hung dân chúng hoặc ném đồ dơ bẩn vào nhà dân… thì cái thói côn đồ ấy lại trở nên hoành hành từ trong nội bộ cơ quan điạ phương khiến trung ương không còn kiểm soát được địa phương nữa. Đó là định luật nhân quả .
2.- Chủ thuyết hồng hơn chuyên, nhất cùng nhị bạch để trị dân của Cộng Sản Việt Nam
a) Trăm năm trồng người: để củng cố chế độ, Cộng Sản hô hào kế hoạch trăm năm trồng người . Họ trồng một giống người theo kiểu mẫu Mao-it, vô gia đình vô tổ quốc vô thần và cả vô học nữa. Cộng Sản muốn con người là công cụ của nhà nước hoàn toàn, muốn xóa bỏ đạo lý gia đình, xóa biên giới lãnh thổ, xóa lòng tự hào người con đất Việt, xóa sạch sự hiểu biết của tầng lớp trí thức, xóa luôn cả niềm tin vào đấng thiêng liêng. Kết quả của kế hoạch này là một tập đoàn lãnh đạo Cộng sản cuồng chiến nhưng không có khả năng điều hành một đất nước, một xã hội hỗn loạn: con người trở nên dốt nát hung dữ, không tin vào lẽ phải điều hay mà lại trở thành mê tín dị đoan, đạo đức luân lý trong gia đình và xã hội không còn tồn tại.
b) Dân trí: Trong trường học lịch sử bị bóp méo, những lập luận “lưỡi gỗ” nhàm chán không còn thuyết phục được ai nữa. Nhưng môn chính trị kinh điển về Cộng Sản vẫn là phần chánh trong chương trình đào tạo chuyên môn. Điều này khiến cho chương trình đào tạo chuyên nghiệp bị thu hẹp lại, kết quả là chuyên môn bị kìm hãm, nhân tài bị bóp nghẹt và tài năng cá biệt không được phát triển.
c) Xã hội: Chúng ta phải khẳng định là quốc nạn trộm cắp vặt được nảy sinh từ chế độ bao cấp. Dĩ nhiên trộm cắp là một bản năng tồn tại của loài người khi đói ăn thiếu mặc. Do sự cung cấp nhỏ giọt thời bao cấp nên của cải vật chất trở nên quý hiếm. Từ cái lốp xe đạp , thước vải cũng đổi ra được miếng ăn cái mặc nên bất cứ vật dụng gì cũng được trưng dụng. Bác Sĩ “ăn” thuốc men, y tá “ăn” kim chích chăn mền, thư ký “ăn” giấy bút, nhân viên bưu điện “ăn” bưu phẩm, thư quà.. Với thói quen “ăn” trong cơ quan như vậy cho nên khi đã bị tiêm nhiễm nặng người ta không còn phân biệt được phải trái, thấy của cải vật chất là cứ ” chôm” mà không sợ luật pháp, nên mới xảy ra những vụ người Việt trộm cắp bên Nhật bên Anh nổi tiếng thế giới.
3.- Giai cấp Đảng viên và tham nhũng
Trong cuốn “chuyện thời bao cấp” của nhà xuất bản Thông Tấn/Hà Nội in năm 2007 trang 31″. Cứ ngỡ rằng thời bao cấp mọi khó khăn được chia đều trong xã hội nhưng khi nghiền ngẫm cơ chế phân phối thời bao cấp với cửa hàng lương thực, hệ thống tem phiếu và quầy hàng tết ở cuộc trưng bà , mới hay rằng nhân dân có tiêu chuẩn riêng và ở mức thấp nhất, tiêu chuẩn của cán bộ, công nhân, viên chức tùy thuộc vào vị trí công tác và đặc thù nghề nghiệp của mỗi người. Cán bộ cao cấp có cửa hàng phục vụ riêng tại phố Tôn Đản; trung cấp tại phố Nhà Thờ, Vân Hồ, Đặng Dung và Kim Liên; còn cán bộ, công nhân viên chức bình thường mua ở các cửa hàng rải rác trong thành phố.” như vậy cái ảo tưởng xóa bỏ giai cấp của Cộng Sản chỉ là một cái bánh vẽ để chiêu dụ những kẻ nông nỗi nhất là giới thanh niên sinh viên học sinh tại các vùng đất tự do. Khi vào rọ rồi thì cái giấc mơ “công bằng bác ái” trong môi trường Cộng Sản trong thực tế chỉ là những hạt kim cương khi nhìn từ xa nhưng khi đến gần mới biết đó là những giọt nước mắt.
Khi chế độ bao cấp đã từ từ tự triệt tiêu vì cái quy chế phản tự nhiên của nó và nhất là sau khi khối Cộng Sản Đông Âu sập đổ, các nguồn viện trợ trao đổi hàng hóa bị cắt đứt thì Cộng Sản Việt Nam phải biến thái để tồn tại dưới mô hình “kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa” với những ưu tiên độc đoán trong thị trường cho cán bộ đảng viên cao cấp để bóp nghẹt thị trường kinh tế tự do và tạo sự dung túng lộng hành quyền lực cho nhóm Đảng Viên và tay chân.
Tham nhũng được hình thành và nuôi dưỡng từ trong môi trường độc quyền đặc lợi, một xã hội hỗn loạn vô luật pháp công minh tạo ra một nền kinh tế èo uột tồn tại trên những ký sinh trùng bòn rút của công làm của riêng, mua quan bán chức…
xx xx xx
Tóm lại thời tự hủy diệt chế độ Cộng Sản Việt Nam đã điểm, thế nước lòng dân đã và đang tiềm ẩn trong mọi thành phần dân chúng. Khi nào thời và thế đồng nhất hội tụ thì đó chỉ là một câu hỏi về thời gian.
Ngày nay trước sự tiến triển của công nghệ thông tin thì sự độc quyền chuyển tải tin tức một chiều từ hệ thống truyền thông của Cộng Sản Việt Nam không còn quan trọng nữa. Những người có khát vọng tìm hiểu về tình hình quốc tế và quốc nội đều có thể cập nhật tin tức hằng ngày trên Internet mặc dầu có sự cản ngăn của cả một tập đoàn Công An Mạng. Nhưng những người trẻ tuổi hôm nay đã có đủ khả năng ứng phó và vượt qua những khó khăn này.
Trong không khí đầu năm 2015 chúng ta hãy cầu nguyện cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ và có pháp quyền. Khi nào mỗi người dân đứng trước luật pháp đếu có quyền lợi và bổn phận ngang nhau và nhân quyền được tôn trọng tuyệt đối thì ngày đó dân tộc Việt Nam mới có thể ngẩng đầu so vai với thế giới.
Berlin ngày 01.01.2015
BS. Hoàng Thị Mỹ Lâm