Tôi đã đi khá nhiều nơi và hay ngẫm nghĩ, so sánh về các nơi với nơi tôi sống, Đất Nước họ và Đất Nước mình. Trong chuyến đi về xứ công giáo Thái Bình vừa rồi, tôi ngẫm nghĩ về sự khác biệt giữa người công giáo và chúng ta - những người vẫn ghi trong lý lịch của mình là tôn giáo: KHÔNG.
Trong khi người công giáo ngay từ khi sinh ra đã được bế đến nhà thờ để rửa tội, đặt tên thánh. Rồi các bé được theo bố mẹ đến nhà thờ, được học những điều tốt đẹp từ cha, các xơ theo suốt tuổi thơ, lớn lên và đến trọn đời. Nhà thờ dạy cho con chiên của mình rất nhiều. Chỉ đơn giản nhất đó là không nói tục. Ngay từ bé, đứa trẻ công giáo đã ý thức điều này. Và khi phạm lỗi lầm, phải đến nhà thờ xưng tội.
Phần lớn chúng ta chắc đều có lần cười nhạo : cứ phạm tội, rồi xưng là được xoá hết ấy mà ?!
Nhà thờ quy định rất rõ: ai không xưng tội thì không được nhận bánh thánh. Người công giáo ăn mặc kín đáo đi lễ. Yên lặng, khoanh tay trước ngực xếp hàng, kính cẩn chờ đên lượt mình lên nhận bánh thánh từ trẻ con đến người lớn. Không có bất cứ một sự chen lấn xô đẩy nào. Buổi lễ tổ chức ngoài trời cũng vậy, tôi tuyệt nhiên không nhìn thấy họ chen lấn, xô đẩy nhau
Đơn giản, chúng ta không học kinh phật. Mà chỉ đến chùa để XIN rồi về. Hãy nhìn xung quanh chúng ta đâu cũng gặp người nói tục, đủ mọi lứa tuổi thành phần. Rồi đánh nhau, chen lấn, xô đẩy, hôi của, cướp đường của xe bus BRT trong những ngày vừa rồi... Phải chăng chính vì chúng ta sống không có đức tin. Chúng ta đi chùa đơn giản là để cầu xin cho mình, thậm chí đi vay, đi xin lộc, cướp lộc... Đốt vàng mã, buôn thần, bán thánh, dâng sao giải hạn tràn ra gây ách tắc giao thông trầm trọng.
Nhà thờ, kinh thánh, đức tin đã giáo dục người công giáo từ bé. Nên chỉ trong một giáo xứ nhỏ tôi đã thấy rõ sự khác biệt. Nhìn rộng ra thế giới, Châu Âu phần lớn là người Thiên Chúa Giáo. Phải chăng họ cũng đã đi từ cái gốc của đức tin, từ khi được bế đến nhà thờ rửa tội, đến văn hoá xếp hàng mọi nơi mọi lúc. Và cũng từ chính sự tuân thủ trật tự ấy họ phát triển văn hoá, khoa học, kỹ thuật và trở thành đình cao của văn minh nhân loại ?!
Còn chúng ta ráo hoảnh viết vào lý lịch tôn giáo : không . Nên chúng ta mạnh ai nấy sống. Chen lấn xô đẩy ngoài đường, lẫn chốn tôn nghiêm. Tôi đi nhiều nước, chưa thấy ở đâu nhìn thấy nhiều cảnh sát như ở nước mình mà xe bus nhanh BRT vẫn đành phải nhích như rùa bò khi đã có đường riêng. Không chỉ xe máy ( người có thu nhập thấp) mà cả ô tô ( người có thu nhập cao) cũng không có chút văn hoá văn minh nào.
Phải chăng chúng ta không được dạy dỗ từ bé khi xếp hàng trật tự đi xin bánh thánh như người công giáo? Chúng ta thiếu cái gốc của văn hoá. Văn hoá được hình thành từ nhiều yếu tố, trong đó có tôn giáo, giáo dục. Chúng ta TÔN GIÁO KHÔNG. Nên thiếu hụt, lại gặp một nền giáo dục đầy vấn đề nên vô văn hoá từ việc nói tục chửi bậy, đến chen lấn xô đẩy khắp nơi. Và chỉ cần vắng bóng công an là bản năng trỗi dậy, ngay lập tức hỗn loạn.
Đôi khi tôi nghĩ, nếu 100 năm trước đây, các tiền nhân theo công giáo, Việt Nam có lẽ đã có bóng dáng của nền văn minh Châu Âu, không hỗn loạn như bây giờ ?!
P/s: Rất nhiều người nước ngoài hỏi tôi theo đạo gì. Tôi thường rất lúng túng với câu hỏi này. Cũng như tôi có cảm giác hình như mình rỗng ở bên trong khi cùng quỳ tham dự trọn vẹn buổi lễ Giáng Sinh hôm vừa rồi ở Nhà thờ giáo xứ Hà Xá - Thái Bình ❤️"
Ảnh của Nguyen Nguyen.
C H Ú C M Ừ N G N Ă M M Ớ I C Ả N H À.
(31/12/2018)
Doan Hoa Suy nghĩ của một người không theo đạo về Công giáo (giống y chang suy nghĩ của mình).
Nguyen Binh Nguyen Đã lâu rồi tôi từng nghĩ, đối với người dân ở một đất nước độc lập bình thường thì luật pháp nghiêm minh giống như người cha, tôn giáo (như Phật giáo, thiên chúa giáo) dịu dàng như người mẹ. Tác động nhẹ nhàng lâu bền vào tâm hồn con người của tôn giáo giống như cách thức tác động của tình mẫu tử. Tâm hồn con người không có tình mẹ thì sẽ què quặt, thô cứng, chai sạn... Trong chuyến thăm đất nước Myanmar theo đạo Phật và chuyến đi về vùng Phát Diệm ở nước ta, tôi thấm thía hơn điều đó. Thế nên tôi đồng tình với bài viết về Thiên chúa giáo nói trên, nhưng xin bổ sung suy nghĩ về tác động của Phật giáo. Nhưng là Phật giáo chưa bị cộng sản hoá như ở xứ ta ngày nay.
Michael Le Nguyen Binh Nguyen, tôi đã được nghe vài người bạn có dịp thăm những vùng ngoại ô của Bangkok và vài vùng quê ở Thái Lan, họ cũng có nhận xét rất tốt về người dân ở xứ Phật giáo là quốc giáo này. Phật giáo cũng tuyệt vời. Chúng ta có thể chiêm ngưỡng một quốc gia Phật giáo tuyệt vời như ở Bhutan chẳng hạn.
Kể cả Hồi giáo. Chúng ta dễ có ác cảm với Hồi giáo do bị ảnh hưởng bởi tin tức về các nhóm cực đoan. Nhưng tôi sống ở Mỹ 12 năm nay, bạn bè đồng nghiệp Hồi giáo rất nhiều và tôi cam đoan là họ tốt lành và yêu chuộng hoà bình không khác gì chúng ta.
Nguyen Binh Nguyen Michael Le Có thể đúng vậy, ở VN những người Hồi giáo ở miền Trung hay Nam bộ đều có nếp sống tốt lành. Chỉ sợ Hồi giáo cực đoan.
Michael Le Anh Doan Hoa. Em là một người Công giáo, và trong chỗ đứng đó, em thú thực là vẫn thấy buồn vì người CG VN tuy có mặt tốt đấy, như bài viết nói lên, nhưng chưa đủ. Chưa đủ. Chưa đủ đâu. Nhất là trong tình cảnh đất nước ngàn cân treo sợi tóc thế này!
Pham Vanthanh Người Cokng giáo Âu châu và người Công giáo VN đã khác nhau rất nhiều về cách Sống đạo .
Người TCG / Công giáo Âu Châu thời nay họ sống với đức tin Từ Bên Trong toả ra bên ngoài trong khi người côbg giáo VN đang saoong đức tin bằng hình thái Từ Ngoài đổ vào Bên Trong , tức Ssoobg Đạo Cho Mình Cho chính mình hơn là cho Tha Nhân .
Cực đoan hình thức! Thượng phụ giáo điều! Những điều này không làm tốt được cho bất cứ một nền dân chủ nào , hoặc nếu có cũng chỉ là giai đoạn , lag tạm bợ . Sự tạm boẹ ẩn tàng hiểm hoạ độc đoán phát sinh !
Michael Le Pham Vanthanh, lời nhận xét của bác nghiêm khắc nhưng rất đáng suy nghĩ. Đôi khi cũng phải nói thẳng ra như thế!
Hung Cuong Michael Le Bác Thành nhận xét thế cũng đúng. Có lẽ vì niềm tin tôn giáo chưa thấm vào con người Vn để trở thành máu xương sức sống nên một với văn hoá. Nhưng có lẽ cũng nên phân biệt một điều là có thể một người không theo một tôn giáo nào nhưng vẫn có đời sống tâm linh và người tuy có theo một tôn giáo nhưng chưa chắc đã có một đời sống tâm linh sâu thẳm mạnh mẽ mà chỉ là tuân thủ những luật lệ một cách máy móc và hình thức. Khổ cái ở đây là nhiều người Vn đã KHÔNG có tôn giáo lại cũng chẳng có đời sống TÂM LINH nên trở thành cái gì RỖNG KHÔNG như điều mà tác giả đã nói.