Thế nào là một sĩ phu? ? Sĩ: người có học; những công dân hạng nhất trong chế độ quân chủ. Phu: người thuộc phái nam. Nôm na là đàn ông vì trong thời quân chũ, chỉ có người nam mới được đến trường đi học, phái nữ không bao giờ được đến trường, do đó tầng lờp sĩ phu không có sự hiện của người phụ nữ. Sĩ phu ngày xưa hay "nhân sĩ trí trức ngày nay" là những người có học vấn và có tiết tháo, chí lớn... họ là những người nhìn thấy trước được nguyên lý chuyển động xã hội. Sĩ phu luôn được đánh giá cao, có văn hóa và có nhân cách, thường đạt tới một thành tựu về nhiều mặt – kiến thức, địa vị, tiền tài, quyền lực, thuộc đẳng cấp cao trong xã hội. Trong thời quân chủ sĩ phu là giai cấp đứng đầu trong xã hội (sĩ, nông, công thương, binh)
Việt Nam hiện nay có một số khá đông người sống trong xã hội, tự mình cho là trí thức khá đông. Nhưng “thế nào là một trí thức đúng nghĩa?”, con số nầy còn rất hạn chế. Từ một trí thức để có đũ tiêu chuẩn thành trở thành sĩ phu thì lại còn khiêm nhường hơn nữa. Nếu nói như thế, một người trí thức chưa thể được coi là sĩ phu. Trong xã hội cộng sản hiện nay có rất nhiều trí thức, nếu không nói là đứng đầu Đông Nam Á thì cũng phải thứ nhì. Được gọi là sĩ phu dứt khoát không thể là những trí thức của đảng csVN và những đảng viên có bằng cấp. Sĩ phu phải là những người đứng ngoài vòng danh lợi của bô máy thống trị, và là những người không nằm trong quỹ đạo chi phối của nhà nước cộng sản.
LỚP SĨ PHU MIỀN NAM SAU 1975.
Sau khi cộng sản cướp chính quyền Miền Nam để thiết lập chế độc tài đảng trị, một lớp sĩ phu của miền nam đã đứng lên đấu tranh đòi nhân quyền trước bạo quyền csVN. Lớp sĩ phu đó chính là những luật sư của VNCH họ hòa mình với các tầng lớp sĩ phu khác trong Quân Lực VNCH để tìm một thông lộ cho dân tộc trước cơn bảo táp của cộng sản vào giửa thập niên 70 (t.k 20). Trong vòng 2 năm, từ 1975 đến 1977 có ít nhất 14 luật sư đã tuẫn tiết hay bị giam giữ. Luật Sư Trần Chánh Thành, Tổng trưởng Thông Tin nền đệ nhất cộng hòa đã quyên sinh không chịu khuất phục bạo quyền, các vị khác đã đứng lên tố cáo Nhà Cầm Quyền Hà Nội vi phạm nhân quyền và những quyền tự do căn bản của người dân. Lớp sĩ phu này đã là những tấm gương bất khuất đáng vinh danh - họ là những hình ảnh oai hùng của lớp sĩ phu miền nam trong công cuộc đấu tranh chống lại một chế độ bạo ngược phi nhân csVN.
Người đầu tiên được nhắc tới đó là Luật sư Trần Chánh Thành, ông là người được Thủ tướng Ngô Đình Diệm bổ nhiệm nhiều chức vụ quan trọng: Bộ trưởng tại Phủ Thủ tướng 06.7.1954,Tổng trưởng Thông tin ngày 10.5.1955.
Ông Bộ trưởng Trần Chánh Thành gốc miền Bắc, do cha tùng sự tại Huế cho nên ông học và tốt nghiệp Trung học tại đây; sau đó, trở ra Hà Nội học lấy Cử nhân Luật. Ông học rất giỏi, đã đậu đầu kỳ thi ngạch Tri huyện Tư pháp cho toàn cõi Bắc và Trung kỳ, rồi được cử làm Chưởng lý các tòa án Trung kỳ. Khi chính phủ Trần Trọng Kim ra đời, ông được bổ làm Chánh văn phòng Bộ Tư pháp cho Tổng trưởng Trịnh Đình Thảo.
Ông còn là Chủ tịch Phong trào Cách mạng Quốc gia, đã đề ra kế hoạch Tố Cộng. Khi kế hoạch được phát động, chính ông nắm vai trò Chỉ đạo Chiến dịch Tố Cộng Trung ương bao gồm liên bô. Thông tin, Tư pháp, Quốc phòng và Nội vụ. Chiến dịch này được phát động nhằm tiêu diệt các tổ chức cán bô. CS nằm vùng, đồng thời triệt hạ những lực lượng thực dân, phong kiến (bài phong, đã thực).
Ngoài ra, ông còn là một Dân biểu Quốc hội và là một trong 14 vị thuộc Ủy ban soạn thảo Hiến Pháp của nền đệ nhất cộng hòa.
Thi sĩ Hồ Công Tâm, có bài thơ vinh danh “Luật Sư Trần Chánh Thành”, như sau:
Giữ tròn danh tiết, chết thanh cao
Kẻ sĩ Miền Nam đáng tự hào
Chẳng đội trời chung cùng Cộng Sản
Xin về đất Mẹ với đồng bào
Đành thôi tuẫn tiết theo tiên liệt
Đâu thể tay không cản giặc vào?!
Chết để trung thành cùng Chính Nghĩa
Giữ tròn danh tiết, chết thanh cao.
(Hồ Công Tâm)
Cuối năm 1975, vụ án Vinh Sơn, Luật Sư Nguyễn Khắc Chính bị kết án tù chung thân về tội “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”.
Qua năm 1976, Luật Sư Trần Văn Tuyên, Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn Saigon đã tuẫn tiết tại trại cải tạo Hà Tây. Sau đó, 3 người con trai Trần Vọng Quốc, Trần Tử Thanh và Luật Sư Trần Tử Huyền đã bị kết án 12 năm, 5 năm và 3 năm về tội ‘tuyên truyền chống chế độ’. Đồng thời Luật Sư Thủ Lãnh Lý Văn Hiệp đã bị kết án 12 năm tù cũng về tội này. Ngoài ra, các Luật Sư Nguyễn Quý Anh và Nguyễn Hữu Doãn cũng bị giam 18 tháng về tội giả tạo nói trên…”.Xem Luật sư Trần văn Tuyên nơi:
Số luật sư đã chết trong ngục tù cộng sản:
▪ Dương Đức Thụy, Chánh Nhất Tòa Thượng Thẩm Saigon
▪ Hồ Minh, Thẩm phán Tòa án Quân sự
▪ .....Hoành (không nhớ tên họ), Thẩm phán Tòa án Quân sự Đà nẳng
▪ Lê Sĩ Giai, Luật sư
▪ Lưu Đình Việp, Chưởng Lý Tòa Thượng Thẩm Saigon
▪ Nguyễn Mạnh Nhụ, Phó Chưởng Lý Tòa Thượng Thẩm Saigon
▪ Nguyễn Ngọc Lời, Hội Thẩm Tòa Thượng Thẩm Saigon
▪ Nguyễn Văn Doanh, Chánh Án Tòa Sơ Thẩm Pleiku
▪ Ngô Quý Thuyết, Thẩm phán Tòa án Quân sự*
▪ Ngô Văn Vũ, Chánh Án Tòa Án Hành Chánh
▪ Phạm Văn Hiền, Chánh Nhất Tòa Thượng Thẩm Huế
▪ Phạm Quang Cảnh, Luật sư (bị CS xử tử)
▪ Trương Văn Trước, Chánh Án
▪ Vũ Tiến Tuân, Chưởng Lý tại Tối Cao Pháp Viện
▪ Vũ Trung Vịnh, Chánh Án???
▪ Trần Văn Tuyên, Thủ Lảnh Luật sư Đoàn Saigon
LUẬT SƯ TRẦN DANH SAN
Luật sư Trần Danh San là một thành viên có những hoạt động sôi động và hăng hái nhất trong nhóm luật sư ở miền Nam đã dám công khai lên tiếng tranh đấu cho nhân quyền vào năm 1977 – giữa lúc chính quyền cộng sản còn đang rất tàn bạo ngoan cố sau cuộc chiến thắng tại miền Nam vào năm 1975. Theo cựu Thẩm Phán Phan Quang Tuệ cho biết rằng: “Anh San là một luật sư kinh nghiệm, tinh thông luật pháp, hùng biện, anh là một nhà tranh đấu nhân quyền kiên quyết, dũng cảm và là một người bạn hào sảng, phóng khoáng, ân cần. Ông là luật sư Tòa Thượng Thẫm Huế trước 1975, con rể cụ Vũ Đăng Dung, Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn Sài Gòn.
Chiều ngày 23 tháng 4 năm 1977 từ các con đường khác nhau tiến về điểm hẹn. Họ gồm có luật sư San Trần, luật sư Thiệp Triệu, luật sư Giao Nguyễn, luật sư Anh Nguyễn, thủ lãnh Dung Vũ, bác sĩ Tâm Phạm, nhà báo Vị Huỳnh, kiến trúc sư Điệp Nguyễn, giáo sư Trung Hà, luật sư Doãn Nguyễn, luật sư Tân Trần, luật sư Cương Vũ … vài sinh viên đi theo phụ giúp. Họ bí mật bố trí cái máy phóng thanh trong gốc cây bên kia đường cạnh nhà thờ. Cố làm ra vẻ bình thản như đi dự buổi lễ chiều dâng lên lời cầu nguyện trước Thiên Chúa, nhưng họ không hề biết, sau lưng họ, trước mặt họ, bên hông họ, những bóng người mặc thưòng phục kín đáo, cả những người đi bỏ thư, âm thầm theo dõi hành động của họ. Vòng vây vô hình từ từ khép chặt…”
Luật sư San đã dùng loa phóng thanh tuyên đọc bản ‘Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Những Người Việt Nam Khốn Cùng’ ngay trước bậc thềm Nhà Thờ Ðức Bà – nơi có Công trường Kennedy ngay giữa trung tâm thành phố Sài Gòn. 17 luật sư, nhà báo, bác sĩ, giáo sư, kiến trúc sư, và một số sinh viên học sinh của VNCH đã tập họp lại trước Nhà thờ Đức Bà, quận 1, Sài Gòn.
Ðây là một hành động được coi là can đảm kiên cường bất khuất của Luật Sư San và các đồng nghiệp luật sư trong Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam thời bấy giờ - ngay giữa lúc mà chế độ cộng sản còn đang rất hung hãn sắt máu trong việc áp đặt nền độc tài chuyên chế lên toàn thể lãnh thổ miền Nam sau năm 1975.
Những người chiến sĩ quốc gia này đã biết trước những gì sẽ đến với mình khi dám bước ra tranh đấu với một chế độ tàn độc phi nhân. Nhưng tranh đấu với cái ác thì họ đã coi cái chết, bắt bớ tù đày của cộng sản nhẹ như không. Họ là những người trong độ tuổi dưới 40. Có nhà cửa và gia đình, nhưng họ bất chấp tất cả. Họ là những người đầy khí phách, dám thách thức những con ác quỷ mà nhân loại sợ hải và ghê tởm.
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Những Người Việt Khốn Cùng, theo lời Thẩm Phán Phan Quang Tuệ, “là bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.” Bản tuyên ngôn này đã gây cho nhà nước cộng sản nổi giận điên cuồng đến độ họ đã ra tay truy bắt toàn bộ nhóm luật sư vào trại giam để thẩm vấn với những đòn trả thù đánh đập hành hạ đê tiện. Người lớn tuổi nhất trong nhóm, thì phải kể đến Luật Sư Vũ Ðăng Dung, nguyên thủ lãnh Luật sư Ðoàn Tòa Thượng Thẩm Huế, rồi đến các luật sư có tên tuổi khác như Triệu Bá Thiệp, Nguyễn Hữu Giao, v.v.
Theo nhiều nhân chứng là các cựu tù nhân chính trị sống cùng trại giam như Ðỗ Thái Nhiên, Vũ Ánh, Hồ Thành Ðức cho biết, thì anh San đã bị đánh đập tra khảo dữ dội nhất – nhưng anh San vẫn giữ được thái độ hiên ngang kiên cường trước mặt đám người đã nặng tay hành hạ đối với bản thân mình. Và anh San đã bị giam giữ đến trên 10 năm trong nhiều trại tù khắc nghiệt nhất – cụ thể như trại giam số 4 Phan Ðăng Lưu (tức Khám Lớn, Gia Ðịnh cũ), trại A20 ở Xuân Phước, Tuy Hòa.
Trong số 14 luật sư nói trên, cho tới nay ít nhất có 6 vị đã ra người thiên cổ là các Luật Sư Trần Chánh Thành, Trần Văn Tuyên, Vũ Đăng Dung, Trần Danh San, Nguyễn Hữu Giao và Nguyễn Quý Anh. Luật sư Trần Danh San bị Cộng Sản giam cầm 12 năm.
Luật Sư Trần Danh San một sĩ phu của miền nam trong thời ly loạn, một tấm gương tiêu biểu cho cho giới luật gia của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Ông vượt biên sang Hoa Kỳ năm 1992.
Luật Sư Trần Danh San qua đời ngày 11 tháng 11 năm 2013 tại tư gia ở thành phố Westminster, California, vào độ tuổi 76.
Chết đưa vào sử chứ không phai
Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
( Sĩ phu Nguyễn an Ninh)
Biên khảo Hậu Duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng 26.2.2019