„Nguyên tắc đạo đức phải được đứng trên lợi ích có chủ đích. Nếu thấm nhuần được ý thức này, chúng ta có thể trở thành một xã hội mạnh mẽ và đáng tự hào trước các siêu cường khác. Tôi rất vui vì chúng tôi đã trả lại cờ Tây Tạng cho thành phố sau nhiều năm vắng bóng“, ông Zdeněk Hřib -thị trưởng Thủ đô Praha- nói. Một số người dân tỏ lòng cảm ơn đến chính quyền mới của thủ đô Praha, vì „đã trả lại niềm tự hào cho thành phố chúng ta!“
Hoạt động Lá cờ cho Tây Tạng được bắt đầu từ những năm 1990 tại Tây Âu, với mục đích tố cáo sự vi phạm nhân quyền tại Tây Tạng, cũng như tưởng niệm 87 nghìn nạn nhân của cuộc đàn áp khởi nghĩa của người Tây Tạng chống lại Trung quốc năm 1959. Sau khi Trung quốc đàn áp, hàng chục nghìn người dân Tây Tạng cùng với các lãnh đạo tôn giáo đã phải rời bỏ quê hương sống tỵ nạn tại Ấn độ.
Năm nay nhân kỷ niệm tròn 60 năm ngày Trung quốc đàn áp cuộc khởi nghĩa của Tây Tạng chống lại Trung quốc xâm lược, hơn 700 uỷ ban thành phố, huyện, xã và công sở tại Séc sẽ treo cờ Tây Tạng. Tham gia hoạt động này có cả các công sở và trường học của Séc. Hoạt động năm ngoái có 737 công sở và uỷ ban tham gia, năm nay tăng lên 748.
Đặc biệt năm nay, chính quyền thủ đô Praha (gồm các đảng liên minh cầm quyền: Piráti, TOP09, Liên minh vì Praha) cũng quyết định treo cờ Tây Tạng trên nóc Tòa Thị chính Praha sau 4 năm gián đoạn bởi chính quyền cũ (do đảng ANO cầm quyền) không ủng hộ. Ông Zdeněk Hřib, thị trưởng Thủ đô Praha cho biết:
„Nguyên tắc đạo đức phải được đứng trên lợi ích có chủ đích. Nếu thấm nhuần được ý thức này, chúng ta có thể trở thành một xã hội mạnh mẽ và đáng tự hào trước các siêu cường khác. Tôi rất vui vì chúng tôi đã trả lại cờ Tây Tạng cho thành phố sau nhiều năm vắng bóng“.
Một số người dân tỏ lòng cảm ơn đến chính quyền mới của thủ đô Praha, vì „đã trả lại niềm tự hào cho thành phố chúng ta!“
Ngoài ra, hôm nay Chủ nhật ngày 10.03.2019 đã diễn ra một cuộc biểu tình “Tiếng nói cho Tây Tạng”trước Đại sứ quán Trung quốc tại Praha Cộng hòa Séc, chống lại việc chế độ cộng sản Trung Quốc dùng chương trình giáo dục cưỡng ép trẻ em người Tây Tạng.