Thứ Năm, 6 tháng 8, 2020

CƯỜI VĂNG NƯỚC... D.Á.I


CƯỜI VĂNG NƯỚC... D.Á.I

"Nói ngọng là tại hướng đình
Cả làng nói ngọng chứ mình em đâu"

Cứ bảo tiếng Hà Nội chuẩn, thế mà có ông nào quê xứ này làm được thủ tướng? Dân sống ở Hà Nội mình đa số phát âm chữ r, d, gi như nhau. PTV trên VTV toàn nói "mưa dào dải dác" chứ có uốn lưỡi cho chuẩn là "mưa rào rải rác" bao giờ

Như thằng cu IT ở công ty dặn tôi:

- Khi nào máy chạy chậm thì anh phải đe-le-te (delete) trong thùng dác đi, sau đó di-phét (refresh), không được thì anh di-tát (restart) cho em, không được nữa thì máy anh bị vi-dút cmnr!

Bố cái thằng “dồ”!

----------
Hơi xấu hổ, nhưng phải nói thật là gia đình tôi có truyền thống nói ngọng. Điển hình là bố tôi. Ông không thể nào phát âm được vần "ích". Ví dụ “o du kích” ông phát âm là “o du…kứt”, nghe rất phản cảm. Vì vậy ông luôn tránh từ này. Ông chuyển thành “cô dân quân”, thật là sáng tạo. May là tôi không có gien ngọng của ông, nhưng thằng em tôi thì kế thừa hoàn toàn. Nó nói sao mà tất cả dấu hỏi đều thành dấu nặng còn dấu ngã thì thành dấu sắc. Nó gọi tôi là “ăn Hại” thay vì "anh Hải". Học cấp 1 nó quên "vợ" ở nhà suốt. Có lần nó còn tâm sự với tôi rằng: "Em không “hiệu” sao “mối” lần em cười mạnh là văng “cạ” nước “dái”.

Tôi không hiểu nó cưa gái bằng ngôn từ hay hành động. Tôi đoán là nó sẽ cười để văng nước "dái" vào người con bé kia như một loại bùa yêu chăng? Thậm chí đến tận bây giờ nó vẫn ngọng, không "thệ hiệu" được thằng này thế nào. Có lần nó tặng tôi cái áo lông, nó bảo: "Áo lông vú đấy, của bọn tây, ấm lắm anh ạ".

Đúng là ấm thật đấy các bạn ạ. Mà tây nó lạnh nên nó mới có nhiều lông vú để mà thu hoạch chứ dân VN mềnh mỗi thằng vài sợi thì dệt thế quái nào được áo.

Nhưng thằng em tôi đặc biệt lắm, ngọng thế nó vẫn nói được ba thứ tiếng mới tài: Đức, Anh và Nhật! Chắc do nó học ĐH ở Đức, làm thạc sỹ ở Mỹ và làm việc cho hãng ô tô Nhật. Chỉ có điều bây giờ có vợ nên nó cười tế nhị hơn, chắc để tránh văng nước... dái vào người vợ.

----------

Dân miền Bắc mình có rất nhiều người nói lẫn l và n. Dân gian hay gọi là ngọng. Có người ngọng n, có người ngọng l, có người ngọng đều cả l và n mới tài. Chỉ cần đảo cho nhau là hết ngọng mà không thể làm được, thế chứ lị.

Tôi có thằng em họ dân Sài Gòn, ra Hà Nội ngủ ở nhà tôi, sáng ra nó bảo:
- Ở thủ đô cái gì cũng của Lào anh ạ.
- Mày điên à, Lào liếc gì?
- Thì đấy, tối nào em cũng thấy có thằng nó rao: bánh mỳ Lào, kết quả Lào, bánh khúc Lào, xôi Lào! Mà đồng nát cũng Lào, đổi dép cũng Lào, keo diệt chuột Lào… Lào cmn tất còn gì?

Bố sư thằng phản động! Nhưng mà nó nói quá đúng! Nhân tiện đây anh nhắc nhở cái thằng bán bánh mỳ Lào hay đi qua khu anh mày nhé. Mày đi chậm chậm thôi không thì phá sản con ạ. Tao chưa lần nào mua được bánh mỳ Lào của mày> Mày đạp xe bán bánh mà cứ như đổ đèo tua - đờ - phờ- răng thế thì bố thằng nào đuổi kịp mày hả? Mày kinh doanh hay mày trêu khách hàng thế? Đi chậm lại chứ!

----------

Hồi tôi còn học đại học, mấy thằng SV Xây dựng hay sang sân Bách Khoa đá bóng. Có lần thế nào đá xong có ông thấy mất đôi giầy mô-ca mua ở siêu thị vỉa hè đường Láng. Lẽ ra về luôn thì không sao nhưng thằng ngu ấy tiếc của, đứng chửi đổng:
⁃ Mẹ cha thằng “lào” lấy giầy của tao!
Đen cái là bọn sinh viên Lào đá ngay sân bên cạnh, nó nghe thấy chửi, cả “lước” nó lao sang a-lô-xô song phi thằng kia như bổ củi. Nhục nhục là!

----------

Một điều đặc biệt là dân ta ngọng ở mọi tầng lớp, từ nam phụ lão ấu đến già trẻ gái trai, từ công nhân tới trí thức, từ nhân viên lên lãnh đạo, thành thị đến nông thôn, từ bắc vô nam, miền núi đến hải đảo…, không phân biệt thành phần giai cấp. Sếp công ty cũ tôi chẳng hạn, lần đầu đi làm tôi choáng luôn. Đang họp giao ban thì có điện thoại, sếp tôi cầm lên nói luôn:

- A nô! Vâng, em chào anh Nong. Nâu không gặp anh. Dạ, cái gì ạ? Gạch “nát” à? Ôi, anh đừng dùng noại đấy. Để em nấy cho anh gạch Itani, “nát” đảm bảo nong nanh nuôn.

Ôi giời ôi, tôi đố ông nào mua được gạch “nát” mà lại của I-ta-ni đấy! Thứ nhất là tra gu gồ không có hãng I-ta-ni, thứ hai là nếu có nó cũng bán gạch nguyên vẹn, muốn nát chỉ có đem về đập ra thôi ối giời ôi.

À, còn nữa, có lần sếp gọi tôi vào bảo:

- Mày qua kiểm tra cho sếp T cái máy giặt anh tặng, anh thấy sếp bảo nó “nắc” quá!

- Thế máy sếp mua hãng nào ạ?

- “Ê nếc trôn nắc!”

Ôi cha mẹ ơi, sếp mua cái “noại” ấy nó “nắc” là đúng. Trôn nắc thì kinh rồi.

Chưa hết đâu. Sếp tôi hay tìm hiểu về công nghệ, có lần Sếp được tặng cái Tivi Samsung LED 60 inh to cụ. Hôm nhậu ở nhà, sếp bảo:

- Công nghệ màn hình mới nhất đấy! 
Các chú biết nà gì không?

- Không ạ! Anh em đồng thanh nói.

- Đèn NÉT! (LED)

Ôi sếp ơi là sếp ơi! Đau “nòng” em quá!

----------

Thưa các đồng chí và các bạn, trong cuộc sống, đặc biệt là giao tiếp, việc nói lẫn l-n khiến mọi câu chuyện nghiêm túc bỗng trở thành khôi hài. Nó làm cho người nghe có cái nhìn hơi thiếu thiện cảm, thậm chí đánh giá tiêu cực về người nói. Có lần tôi đi hội thảo về giao thông đô thị, có ông chuyên gia nói như sau:

- Có nhiều cách phân nàn, đơn giản nhất nà dùng con nươn. Con nươn rất nà ninh hoạt, nó phân nuồng, tránh chồng nấn giao thông, giảm niu nượng …

Ông chuyên gia chỉ nói một câu thôi mà khán giả đang nghiêm túc bỗng quay sang cười nói rôm rả. Tôi biết ông giận lắm, ông muốn chửi lắm, tôi chắc nếu được chửi ông sẽ chửi bọn khán giả thế này:

- Đ.m nũ nợn!

----------

Có một điều đặc biệt rằng không chỉ nói ngọng, dân mình viết cũng ngọng, văn bản giấy tờ pháp lý mà cứ như trò đùa. Tôi có ông anh làm đồ gỗ dân Hà Tây, lúc gặp nhau tôi hỏi:

- Anh cho em cái số di động của anh?

- 090xxxxxx. Anh tên là Nợi.

- ??!!! Vâng, anh Lợi ạ?

- Không, e nờ nhẹ. Nợi!

- Ôi, em tưởng anh nói lẫn l-n! Phải là Lợi chứ nhỉ??? Nợi làm gì có nghĩa?

- Tao không ngọng.

- Hay ngày xưa ông già anh đi khai sinh cho anh nói ngọng?

- Ông già tao cũng không ngọng đâu.

- Lạ nhỉ?

- Lạ cái gì! Là tại cái thằng hộ tịch ngày xưa nó viết ngọng. Giờ không sửa được nữa.

- Thôi, đừng sửa. Thế mới độc anh ạ !

- Độc độc cái... nồn!

Nguồn sưu tầm