Vualambao - Trường học dành nuôi gà vịt, trong khi con em địa phương không có trường lớp học phải lội bộ đi nhiều cây số! Ngay tại nơi Thủ Tướng tiến thân trên con đường sự nghiệp mà như vậy thì liệu còn có thể trong mong Thủ Tướng gì quan tâm đến giáo dục, đến tương lai của đất nước? Những lời rao giảng về lòng tự trọng, về quan tâm đến thế hệ trẻ bằng cách cấp cho 200 triệu USD để làm ... mạng liệu sự thật có phải để cho ông con trai được Trung Ương Đoàn ưu ái tạo bệ phóng tiến thân nhanh chóng vào Trung Ủy hay để đầu độc 'cánh tay phải của Đảng' biết 'say' mùi tiền chuẩn bị lực lượng gia nhập Đảng X???
Một đất nước chỉ có tham nhũng, Thủ Tướng dùng tiền để mua chuộc báo chí như hào phóng cấp ngân sách cho Người cao tuổi , mua chuộc Nghị sĩ như trường hợp cấp cho ông Dương Trung Quốc văn phòng vài ngàn cây vàng, nay lại dùng tiền để 'đào tạo' cánh tay phải của Đảng, trong khi đó giáo dục thì thế này đây! Liệu có còn trông mong gì vào một 'Quan phụ mẫu' thế này?
Những gì đang diễn ra ở Việt Nam hôm nay cũng đã từng diễn ra ở các nước Tư Bản vào thế kỷ thứ 13-14! GDP của Việt Nam có thể kém Sinh - Ga - Pỏe 158 năm, song nếu so sánh về sự tiến bộ của nhân loại về giáo dục, về quyền con người thì Việt Nam đang thua kém hơn 600 năm!
Đó chính là hệ quả tất yếu của một chế độ độc Đảng đã hiện nguyên hình thành Đảng X cai trị đất nước bằng sự ngu dân hóa, bằng bịt mắt, bịt miệng!
Trần Nguyên Hồng
Xem thêm:
Kiên Giang: Trường học thành nơi... nuôi gà vịt
(Dân trí) - Trong khi nhiều trường học xuống cấp hư hại nhưng học sinh vẫn đến học thì ở huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) có một điểm trường còn khá tốt song đã bị "bỏ hoang" từ nhiều năm nay, trở thành nơi nuôi chứa gà vịt của người dân.
Có mặt tại điểm trường Bầu Dừa của Trường Tiểu học Thủy Liễu 1 (thuộc ấp Châu Thành, xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao), PV Dân trí theo ghi nhận khung cảnh trường đìu hiu, lặng lẽ bởi từ lâu nơi đây không có giáo viên và học sinh đến dạy và học. Toàn bộ điểm trường này có 2 phòng học, cơ sở vật chất nhìn chung vẫn còn khá tốt.
Ngay trong trước sân trường, có một bảng đá đã mờ nhạt chữ ghi điểm trường do một tổ chức từ thiện Thụy Sĩ và nhóm từ thiện Lê Mỹ Dung (TX Rạch Giá, nay là TP Rạch Giá) tài trợ xây dựng, khánh thành vào năm 2003; sau đó có nâng cấp, sửa chữa vào năm 2009. Theo tìm hiểu của PV, kinh phí xây dựng điểm trường cách đây cả chục năm là khá lớn.
Điểm trường Bầu Dừa do một số tổ chức từ thiện xây dựng từ năm 2003.
Người dân sống ở gần điểm trường cho biết, trường đã không còn hoạt động mà bị bỏ hoang từ 3 năm nay. Hiện điểm trường “bất đắc dĩ” trở thành nơi nuôi gà, vịt của người dân, vì thế điểm trường không được sạch sẽ mà có nhiều phân gà, phân vịt ở khắp nơi dưới nền, trông hết sức ô nhiễm.
Theo quan sát của PV, bên trong hai phòng học trống trơn bàn ghế, thay vào đó là những chiếc lồng tre nhốt vật nuôi cùng hàng chục con gà, vịt đang “tung tăng” kiếm ăn. Một người dân có nhà gần trường cho biết, do trường bị "bỏ hoang" không ai dòm ngó tới nên “tận dụng” để nuôi nhốt gà, vịt che mưa che nắng, tránh bị trộm.
Cơ sở vật chất của điểm trường vẫn còn khá tốt nhưng bị "bỏ hoang" từ nhiều năm nay...
...phòng học bên trong trở thành nơi nuôi gà, vịt
...và bên ngoài trông rất ô nhiễm.
Tiếp xúc với PV Dân trí, người dân ở tổ 8, ấp Châu Thành sống dọc hai bên kênh Bầu Dừa rất bức xúc trước tình trạng trường bị bỏ hoang, trong khi con em họ phải đi học rất xa. Như hộ của bà Nguyễn Thị Xuân có 3 cháu đang học lớp 1, 2, 3; hộ anh Nguyễn Văn Thơi có một đứa con học lớp 5, một con khác đã 7 tuổi nhưng chưa được đến trường; hộ anh Nguyễn Thanh Hùng có một con học lớp 1; hộ của ông Lâm Văn Sơn có hai đứa cháu đang học lớp 1... và nhiều hộ gia đình khác đều có con cháu đang học cấp tiểu học.
Một ổ nuôi vịt ngay trong sân trường...
Không ai chăm nom nên hàng rào của trường bị phá hư hại.
Bà Nguyễn Thị Xuân cho biết, sau khi xây dựng, điểm trường hoạt động chừng vài năm năm thì đóng cửa, không có thầy cô giáo nào vào dạy nữa. Do điểm trường Bầu Dừa không còn hoạt động nên tất cả các con cháu học tiểu học ở tổ 8 đều phải đi ra tận trường xã, cách nhà từ 2, 3 cây số để học. “Lộ ở đây là lộ đất nên trời nắng thì việc đi lại cũng đỡ chứ gặp trời mưa các cháu đi rất vất vả, chuyện các cháu bị té ngã dơ quần áo, sách vở vào những ngày mưa xảy ra như cơm bửa”, bà Xuân nói.
Còn anh Nguyễn Văn Thơi cho biết, anh có đứa con đã 7 tuổi nhưng chưa đi học. Vợ chồng anh Thơi đi làm thuê hàng ngày nên không dám để con nhỏ đi ra trường xã học vì rất xa. “Lẽ ra có điểm trường Bầu Dừa rất gần nhà thuận lợi cho con em nó đi học nhưng không ai dạy nên tôi cũng cho con ở nhà luôn”, anh Thơi cho biết.
Theo người dân địa phương, tổ 8 của ấp Châu Thành có hàng chục hộ, trong đó hầu hết nhà nào cũng có con em ở độ tuổi học tiểu học, ai cũng lo lắng khi con em của mình học cách xa trường. Đa số hộ dân ở đây làm thuê, làm mướn nên phụ huynh cũng không có thời gian để đưa đón con em mình. Trong khi để con em đi học xa, ngoài chợ xã phức tạp nên họ không an tâm. Song, do không thể để con em mù chữ nên họ cũng đành “đánh liều” để con em tự mình đến trường.
Trường bị "bỏ hoang" nên nhiều học sinh tiểu học trên địa bàn phải cuốc bộ đi học rất xa. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Trò chuyện với PV, các hộ dân cho biết, họ rất mong điểm trường Bầu Dừa hoạt động trở lại để tạo điều kiện cho việc đi lại của các em học sinh. "Mùa mưa cũng sắp đến dù có đi bộ nhưng con cháu nó học gần nhà sẽ thuận lợi hơn", một người dân bày tỏ.
Trong khi đó, theo tìm hiểu của PV, điểm trường Bầu Dừa không hoạt động nhiều năm nay là do số lượng học sinh ở địa bàn ít, không đủ lớp nên trường gom các em ra điểm chính ngoài xã học. Do đó, điểm lẻ Bầu Dừa đành phải đóng cửa "bỏ hoang". Song theo các hộ dân, dù số học sinh không nhiều nhưng cũng không phải là ít. Một phần khó khăn trong việc dạy và học ở điểm trường này là do điều kiện đi lại rất bất tiện cho cả giáo viên và học sinh.
Điều đáng nói ở đây nữa là điểm trường Bầu Dừa được xây dựng là do các tổ chức từ thiện đầu tư nhằm phục vụ công tác giáo dục cho địa phương, do đó nay bị "bỏ hoang" thì thật sự quá phí. Thiết nghĩ ngành giáo dục địa phương cần có phương án để đưa điểm trường này hoạt động trở lại thay vì là nơi nuôi chứa gà vịt như hiện nay.
Huỳnh Hải