Lá Thư từ Đức Quốc, 20-11-2013:Tình trạng và quy chế tỵ nạn ở Đức!
Hôm nay, người viết trở lại cùng quý độc giả với Lá Thư từ Đức quốc, tóm lược nhanh tin ngắn khá quan trọng liên quan đến tình trạng và quy chế tỵ nạn ở Đức nói riêng.
* * *
Tình trạng (Status) nạn có thể bị thu hồi trong trường hợp dối trá ! Sự lừa bịp kệch cỡm (grobe Taeuschung) nặng cân hơn phán quyết công nhận!
Nếu những người xin tỵ nạn đã nói dối (khai láo) rằng bị đàn áp và không cho biết đúng quốc gia xuất xứ của họ, thì tình trạng tỵ nạn sau đó bị thu hồi (aberkannt: (luật) tước quyền!!) ) cho dù đã được “thực thi” (công nhận) bởi một phán quyết của tòa án. Sự lừa dối có chủ đích có thể “bẻ gãy hiệu lực pháp lý” của một phán quyết sau đó, theo án quyết của Tòa án Hành chính Liên bang .
Trong trường hợp hiện tại , một người phụ nữ và hai con trai của bà đã nộp đơn xin tỵ nạn vào năm 1998 dưới một tên giả, tuyên bố họ – vì là Kitô hữu Chính Thống Syria- đã bị theo dõi ở Thổ Nhĩ Kỳ . Cơ quan đặc trách tỵ nạn bắt buộc phải chấp nhận theo quy chế tỵ nạn cho người phụ nữ này và hai đứa con của bà ta, đi từ sự phán xét của tòa án hành chính. Nhưng mười năm sau, bị khám phá ra rằng nguyên đơn là người nước Armenia, chưa bao giờ sống ở Thổ Nhĩ Kỳ và tại Armenia cũng đã không bị theo dõi ! .
Ngay sau đó, Văn phòng Tỵ Nạn Liên bang đã thu hồi quyết định công nhận quyền tỵ nạn của bà ta. Theo như các thẩm phán tại Leipzig bây giờ đã quyết định:”Hoàn toàn đúng“. Lý do: “Việc công nhận được tỵ nạn của người nộp đơn chỉ đã được thực hiện bởi vì tòa án hành chính tin vào sự lừa bịp qua yếu tố chính về số phận người tỵ nạn (Flüchtlingsschickals)” .
Sự lừa đảo có chủ đích về danh tính, quốc tịch và giả dối nói là người bị theo dõi (Verfolger) của nguyên đơn để biện minh cho đơn xin tỵ nạn dĩ nhiên là ngoại lệ, nhưng qua đó cũng tạo điều kiện (ermoeglichen) để bẻ gãy được hiệu lực pháp luật của một án quyết và cho phép việc thu hồi công nhận tỵ nạn, theo bản án của Tòa án Hành chính Liên bang Leipzig .
Thay lời kết:
Qua án quyết trên của Tòa án Hành chính Liên bang Leipzig thì rõ ràng Đức được phép tước quyền công nhận tỵ nạn, cho dù sự việc đã xảy ra 15 năm trước đây một khi cơ quan thẩm quyền khám phá ra người tỵ nạn đã khai gian, nói dối.
Các nước Âu, Mỹ, Úc, Pháp, …. là các quốc gia Dân Chủ Pháp Trị, không ai được quyền lừa bịp, khai gian hay bịa chuyện, tóm lại “sự thiếu trung thực” không thể đứng trên Luật Pháp. Một khi người nào đó nói họ bị truy nả, bị theo dõi thì được (điển hình nước Đức) bảo vệ, tuy nhiên về sau nếu bị phát giác ra rằng đương sự lừa bịp, gian dối có chủ đích để đạt được kết quả mong muốn thì luật pháp của quốc gia này sẽ có thái độ rõ ràng với một án quyết từ Tòa án Tối cao!.
Bởi vậy, nếu người tỵ nạn nào cũng nằm trong tình trạng này thì hãy coi chừng. Biết đâu một ngày “xấu trời” nào đó sẽ đến phiên mình!. Không ai có thể bảo rằng tôi tỵ nạn vì cộng sản, tôi từng bị truy nả, giam cầm, theo dõi, hoàn toàn mất Tự Do tại đất nước mình đã liều chết quay lưng bỏ đi… nhưng sau khi được một đệ tam quốc gia công nhận, cho hưởng quy chế tỵ nạn thì họ thản nhiên “hồi hương”, ra vào cách an toàn “cái quốc gia mà họ từng tuyên bố chính tôi là nạn nhân cho nên phải bỏ xư sở đi tìm Tự Do, xin tỵ nạn ?”.
Pháp quốc theo tôi được biết (nếu không nhầm) đã có người bị tước quyền tỵ nạn rồi. Ở Đức nghe đồn (?) cũng có trường hợp tương tự và sau đó nhận được giấy tạm dung, nhưng người trong cuộc giấu sợ nói ra bị thiên hạ chê cười thì làm sao chúng ta biết rõ hơn, tuy nhiên NẾU giả thử rằng chính phủ Đức, Mỹ Úc, Canada … nói chung các quốc gia Âu Mỹ nếu mà họ thật sự truy tìm, xét kỹ lại hồ sơ xin tỵ nạn trước đây thì có lẽ không thiếu những trường hợp tương tự như người phụ nữ Amania trong bản tin kê trên và một khi cơ quan thẩm quyền của đệ tam quốc gia chấp thuận và cho phép họ được hưởng quy chế tỵ nạn vì không chấp nhận chế độ cộng sản nhưng bây giờ biết rõ là hoàn toàn sai sự thật vì họ thường xuyên “áo gấm về làng” mà chẳng bao giờ bị cộng sản gây khó khăn thì chắc chắn thế nào các quốc gia sở tại cũng sẽ có biện pháp mạnh đối với “sự lừa bịp tỵ nạn”.
Và quý độc giả cũng có thể đoán biết được rồi kết quả ra sao đối với những thành phần ” tỵ nạn giả ” này. Đâu khác gì số phận của người phụ nữArmenia ở trên !.
*© Lê-Ngọc Châu (Nam Đức, 20.11.2013)
* Theo AFP, Internet