Trung cộng: Gậy ông đập lưng ông
Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha (National Court of Spain) ngày hôm qua, thứ ba 19/11 đã ra trát lệnh bắt giữ đối với cựu Chủ Tịch Giang Trạch Dân và 4 viên chức TQ khác về tội diệt chủng đối với người Tây Tạng.
Lệnh truy nã của Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha khiến cho Giang Trạch Dân và các nhà lãnh đạo ĐCSTQ nhức đầu. Hiệp ước dẫn độ ký kết giữa hai nước Trung Quốc và Tây Ban Nha mang lại những cơn ác mộng cho 5 "bị cáo" - Giang Trạch Dân và 4 ủy viên Bộ chính trị ĐCSTQ - những người bị truy tố tội diệt chủng. Không chỉ có thế, lệnh truy tố này còn thử thách hiệp ước dẫn độ đã được ký kết giữa Bắc Kinh và Madrid.
Ngày 29/04/2006, Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn hiệp ước dẫn độ đã được hệ thống tư pháp của hai nước Trung Quốc và Tây Ban Nha ký kết. Đây là hiệp ước dẫn độ những kẻ phạm pháp hình sự đầu tiên Trung Quốc ký với một trong những nước phát triển ở Châu Âu và Châu Mỹ. Lúc bấy giờ nhà cầm quyền Trung Quốc hết lời ca ngợi "thành quả" của việc ký kết. Trung Cộng rêu rao: "Hiệp ước này giúp cho việc dẫn độ những tên phạm tội tham ô trốn ra ngoại quốc trở về nước xét xử mau lẹ. Từ nay, luật pháp Trung Quốc nối liền với luật pháp quốc tế".
Thực ra, thì hiệp ước dẫn độ này không thể bắt bọn tham quan ô lại Trung Quốc đào tẩu ra ngoại quốc về nước xét xử một cách dễ dàng. Thế giới phương Tây rộng lớn như vậy, tại sao họ phải đến Tây Ban Nha ẩn náu để phải dẫn độ về Trung Quốc? Nói toạc móng heo, ý đồ của Trung Quốc là dựa vào những hiệp ước như thế này làm ra vẻ luật pháp Trung Quốc không khác gì luật pháp phương Tây. Theo tài liệu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, do hằng năm bị thế giới phê phán về nhân quyền, từ 1993 trở đi, Trung Quốc chỉ ký hiệp ước dẫn độ với khoảng 20 quốc gia lân cận như Thái Lan, Nga, Nam Phi, Lào... chưa hề ký với các nước phương Tây.
Điều khiến cho thế giới kinh ngạc là từ năm 2004 Trung Quốc và Tây Ban Nha trong thời gian chưa đầy 2 năm đã cùng nhau ký hiệp ước dẫn độ. Đúng là cuộc "hôn nhân" chớp nhoáng.
Tháng 09/2004, Tây Ban Nha đề nghị với Trung Quốc hai nước cùng ký hiệp ước dẫn độ. Tháng 10/2005, hai bên đồng ý các điều khoản ghi trong hiệp ước. Ngày 14/11/2005, Hiệp ước Dẫn độ Phạm nhân giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Tây Ban Nha được ký kết tại Madrid, thủ đô Tây Ban Nha. Theo luật pháp Trung Quốc, trước khi thi hành hiệp định này phải được cơ quan quyền lực tối cao (Quốc hội) phê chuẩn. Ngày 29/04/2006, Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn, từ đó hiệp ước dẫn độ bắt đầu có hiệu lực. Bộ Nội vụ Tây Ban Nha mở cơ quan đại diện ở Trung Quốc.
Cặp đôi Giang - Hồ sát thủ
(Hồ Cẩm Đào cũng đang chờ đến lượt như Giang)
Từ ngày Trung Quốc và Tây Ban Nha ký hiệp ước dẫn độ đến nay, hai bên chưa yêu cầu đối phương dẫn độ một tên phạm nhân nào. Tháng 11/2009, Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha căn cứ vào đơn tố cáo tội ác diệt chủng của học viên Pháp Luân Công đưa ra quyết định chưa từng có trong lịch sử nước này, khởi tố Giang Trạch Dân, La Cán, Ngô Quan Chính, Giả Khánh Lâm cùng Bạc Hy Lai là những nhân vật có uy tín trong Bộ Chính trị ĐCSTQ từng phạm tội ác tra tấn và diệt chủng đối với học viên PLC ở Bắc Kinh và các tỉnh Liêu Ninh, Sơn Đông... yêu cầu những người này đến Tây Ban Nha xét xử. Nội dung lệnh khởi tố ghi rõ: nếu bị kết tội, tối thiểu phải ngồi tù 20 năm.
Theo trình tự luật pháp, bị cáo có quyền biện hộ cho mình trong thời gian từ 4 đến 6 tuần, nếu không chấp hành, Tòa án Tây Ban Nha sẽ gửi công văn đến nước ký hiệp ước yêu cầu dẫn độ. Sau đó, bị cáo đến bất kỳ nước nào đã ký kết hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha đều bị bắt giải về Tây Ban Nha.
Trung Quốc là nước ký hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha, tất nhiên phải tuân theo những điều khoản đã quy định. Nhưng... họ có chịu dẫn độ Giang Trạch Dân và 4 tên tòng phạm đến Tây Ban Nha hay không là điều đáng nghi vấn. Bất luận thế nào, đây cũng là vụ dẫn độ đầu tiên sau khi Trung Quốc Tây Ban Nha ký hiệp ước.
Trung cộng tra tấn học viên Pháp Luân
Hiệp ước dẫn độ quy định, Trung Quốc và Tây Ban Nha đều có nghĩa vụ thực hiện những điều khoản ghi trong hiệp ước, phải làm đúng các yêu cầu đối phương nêu ra, dẫn độ những kẻ phạm tội hình sự đối phương yêu cầu. Nếu họ Giang và đồng bọn không chấp hành lệnh truy nã, Tòa án Tây Ban Nha có quyền gửi truy nã yêu cầu phía Trung Quốc phải theo những điều hiệp ước quy định, bắt và nộp bị cáo cho đối phương.
Hiệp ước dẫn độ còn quy định rõ: "Phía yêu cầu dẫn độ phạm nhân xét xử phải cam kết không thi hành án tử hình, bằng không, phía dẫn độ có quyền từ chối không làm theo yêu cầu của đối phương".
Các nước phương Tây ghi thêm điều khoản này để ràng buộc Trung Quốc cam kết sau khi dẫn độ phạm nhân về nước họ không được xử tử. Hiến pháp Tây Ban Nha đã hủy bỏ án tử hình từ lâu, phía Trung Quốc không có lý do không trao bị cáo cho đối phương, huống hồ Giang Trạch Dân đã thoái vị từ lâu, không còn được hưởng chế độ miễn truy tố như các vị nguyên thủ đang tại chức.
Trước đây, Trung Quốc từng ca ngợi hiệp ước dẫn độ mà họ ký với Tây Ban Nha "mở ra trang sử mới trong lĩnh vực hợp tác về luật pháp giữa hai nước. Ý nghĩa vô cùng sâu sắc". Tuy nhiên, hiệp ước này hiện đang bị thử thách vô cùng chua chát. Nhiều người cho rằng Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo muốn tháo bỏ cái "thòng lọng" đang buộc trên cổ mình cần phải chấp hành luật pháp quốc tế, thực hiện những điều ghi rõ trong hiệp ước dẫn độ Trung Quốc và Tây Ban Nha đã ký kết. Dẫn độ Giang Trạch Dân và đồng bọn đến Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha xét xử là bảo vệ hình tượng tốt đẹp của đất nước Trung Hoa.
Cộng đồng Pháp luân TQ hải ngoại biểu tình đòi truy tố Giang Trạch Dân (Jiang Zemin)
Thái độ ngờ nghệch của Trung Cộng
Ngày 01/12/2009, trong bài báo đầu đề "Recognition, and Ignorance, Around Spanish Court's Genocide Indictment" (Sự công nhận và ngờ nghệch xung quanh lệnh truy tố tội diệt chủng của Tòa án Tây Ban Nha), ký giả Matthew Robertson đã bình luận lệnh truy tố tội ác diệt chủng của Giang Trạch Dân và 4 ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ của Tòa án Tây Ban Nha. Matthew Robertson cho biết, ông Quách Quốc Đình (Guo Guo Ting), luật sư nhân quyền Trung Quốc hiện đang ở hải ngoại, nói rằng đây là một vụ kiện mang tính thời đại và lịch sử. Trong khi đó, các nhân viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói họ chưa từng nghe nói về nó. Một nhân viên văn phòng chính của Bộ Tư pháp Trung Quốc nói họ không thể trả lời các câu hỏi về một vấn đề lớn như vậy. Muốn hiểu rõ những điều này nên sang Bộ Ngoại giao. Viên chức trả lời điện thoại ở Bộ Ngoại giao nói họ đã nghe được tin này nhưng "không tiện trả lời câu hỏi của bất cứ người nào". Nhân viên văn phòng Bộ Thông tin cũng có những phản ứng khác nhau về tin Tòa án Tây Ban Nha truy tố họ Giang và đồng bọn. Một người trả lời muốn tìm hiểu vấn đề này nên gửi các câu hỏi qua fax, nhưng người khác lại nói tất cả các câu hỏi đã vượt quá giới hạn của giới truyền thông ngoại quốc.
Luật sư Quách hiện đang sống lưu vong ở hải ngoại giải thích tầm quan trọng của vụ án: "Nếu vụ khởi tố tiến triển hơn nữa, Tòa án này có thể kết án họ vào tội hình sự. Thông thường điều này do một Tòa án Quốc tế tuyên án, Tòa án Tây Ban Nha yêu cầu xét xử vụ án như thế này là điều chưa từng xảy ra... Nếu các quốc gia khác cũng làm như vậy, những kẻ phạm tội sẽ không còn chỗ trốn thoát".
Luật sư Quách đoán trước các bị cáo sẽ giả vờ "ngu si hưởng thái bình", làm ra vẻ không biết gì đến vụ kiện cáo này, không thuê luật sư trả lời các yêu cầu của nơi khởi tố. Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha có thể gửi thông báo đến các nước đã ký hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha để truy lùng.
Bất luận thái độ ngu ngơ của nhà cầm quyền Trung Quốc thật hay giả, luật sư Quách cũng nêu lên ba lý do: "Một là bản chất lưu manh của ĐCSTQ. Thứ đến là nhóm lãnh đạo ĐCSTQ không biết gì về luật quốc tế. Họ là những kẻ dốt đặc luật pháp. Thứ ba, nhiều giáo sư luật sống trong chế độ ĐCSTQ thống trị không hiểu luật pháp quốc tế, những điều họ học nay đã lỗi thời". Theo luật sư Quách, những người này học luật pháp trong các trường ở Liên Xô, đến nay vẫn là những tên tay sai bảo vệ một cách mù quáng quyền lợi quốc gia của họ, coi thường quyền lợi của các nước khác, kể cả cộng đồng quốc tế. Đó là khái niệm lỗi thời trong ngành luật học.
Học viên Pháp Luân ở hải ngoại biểu tình và dựng hoạt cảnh chống TC
Giang Trạch Dân lo sợ
Sau khi thoái vị, Giang Trạch Dân vẫn làm đủ mọi việc của một kẻ có quyền lực, tỏ cho người ngoài cuộc biết hiện nay ở Trung Nam Hải (nơi tập trung các cơ quan đầu não của Trung Cộng) vẫn còn có hai trung tâm quyền lực: "Bang Thượng Hải" của Giang Trạch Dân và "Phe Đoàn Đội" của Hồ Cẩm Đào (Giang Trạch Dân từng là Bí Thư Thượng Hải nên cầm đầu "Bang Thượng Hải", Hồ Cẩm Đào từng là Bí Thư thứ nhất Đoàn Thanh niên CSTQ nên cầm đầu "Phe Đoàn Đội"). Trong buổi duyệt binh nhân 60 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, họ Giang đứng ngay cạnh Hồ Cẩm Đào trên lễ đài. Nhiều người có nhận xét, họ Giang làm như vậy vì ông ta biết mình phạm tội diệt chủng đối với học viên PLC, nếu không bám lấy quyền lực sẽ bị thanh toán một cách dễ dàng.
Nào ngờ, trên "bạo quân" còn có "Ông Trời", hoàn toàn đúng như câu: "Người tính không bằng trời tính".
Sau khi nhận đơn tố cáo của học viên PLC, Tòa án Tây Ban Nha nghiên cứu hai năm mới truy tố Giang Trạch Dân và đồng bọn. Tòa án Tây Ban Nha lập phiên tòa xét xử những kẻ phạm tội diệt chủng để bảo vệ chính nghĩa và tôn nghiêm của loài người, để cho toàn thế giới thấy rõ rằng, bất cứ kẻ nào có ý đồ tàn sát, hủy diệt PLC đều phải ngừng tay, kẻ nhúng tay rồi cần phải trừng trị thích đáng.Xưa nay Giang Trạch Dân tranh giành quyền lực chỉ vì muốn lẫn tránh mọi tội lỗi đã gây ra. Nhà cầm quyền Trung Quốc cùng một giuộc với họ Giang bao che tội lỗi cho ông ta, nhưng luật pháp hình sự quốc tế không thể không trừng trị những kẻ đã phạm pháp. Đúng là "lưới trời không thoát".
Lý Anh (Thời báo)