Chai chân (clavus), hay còn gọi là mắt cá chân, là tình trạng tăng sinh dày lớp thượng bì nhất là lớp sừng, thường gặp ở các điểm tì ép nhiều trong lòng bàn chân như gót chân, các điểm đối diện với ngón chân 3 và 5, có khi ở lưng ngón chân. Tổn thương nổi thành từng đám dày sừng, màu vàng sẫm, ở giữa có ''nhân'', ấn vào đau chói. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái vì ảnh hưởng đến việc đi lại do đau đớn, đặc biệt là mắt cá ở gót chân.
Để chữa trị bệnh này, Tây y thường băng mỡ salixilic 5 - 20%, gọt bỏ lớp sừng, đốt điện hoặc khoét bỏ bằng phẫu thuật nhưng chỉ mang lại kết quả tạm thời, nhiều khi vẫn tái phát hoặc để lại sẹo xơ hóa to hơn, ấn vào vẫn đau chói.
Ô mai, muối, giấm
Ô mai 30g, muối ăn 3g, giấm lâu năm lượng vừa đủ. Ô mai đem ngâm vào nước muối trong 1 ngày rồi bỏ hạt, giã nát, trộn với giấm thành dạng hồ và đắp lên tổn thương, mỗi ngày thay thuốc 1 lần, thường sau 3 lần là khỏi.