CHÚC MỪNG NHÂN DÂN MIẾN ĐIỆN,
HOAN NGHINH TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ CỦA MYANMAR, HOAN HÔ NHỮNG NGƯỜI ĐƯA ĐƯỜNG LỊCH SỬ
Một sự kiện lịch sử đã xảy ra HÔM QUA 9/10/2015 ở Đông Nam Á, đâu có xa xôi gì từ Việt Nam chúng ta.
Đảng của bà Aung San Suu Kyi đã gành thắng lợi sau một cuộc phổ thông đầu phiếu được tổ chức một cách lương thiện và sòng phẳng, có quốc tế giám sát.
Nền dân chủ đa đảng đã trở về với Miến Điện.
Người phụ nữ với dáng dấp yểu điệu mãnh dẻ nhưng có tinh thần kiên trì sắt thép đã vượt qua tất cả những khó khăn dai dẳng để hôm nay trở thành người chiến thắng, đem lại dân chủ tự do cho nhân dân Miến Điện.
Chúng ta vui mừng cho nhân dân Miến Điện, một nước cách đây không bao lâu đã bị cả thế giới bỏ rơi như một nước lạc hậu đói nghèo cô lập. Nước lớn xấu bụng bên cạnh đã tha hồ cưởng ép bóc lột, khai thác tài nguyên thiên nhiên…
Tất cả những nỗi nhọc nhằn nay coi như chấm dứt…
Vinh quang thuộc về ai.
Dĩ nhiên là thuộc về Aung San Suu Kyi biểu tượng của tinh thần kiên cường vì nước vì dân, hiện thân của cuộc đấu tranh không mệt mỏi cho sự đổi thay, cho diễn tiến dân chủ, hoà bình, tiến bộ…
Nhưng nhân dân Miến Điện và thế giới tiến bộ sẽ không bao giờ quên Thein Sein người đưa đường lịch sử, người đã đặt quyền lợi của dân tộc mình, tổ quốc mình lên trên quyền lợi của phe phái, cục bộ và cá nhân…
Thật vậy tướng Thein Sein và các tướng lĩnh ủng hộ ông đã tạo điều kiện để Miến Điện có được ngày hôm nay.
Lịch sử luôn luôn được soi dường bỡi những nhân vật xuất chúng. Lịch sử cũng chỉ có thể sang trang bởi những người đưa đường quả cảm biết đâu là điểm dừng của những bế tắc, biết khai thông hướng đi lên của dân tộc…
Ta còn nhớ cựu tổng thống thứ 7 của Cộng hoà Nam Phi Frederik de Klerk (da trắng) cũng có hành xử tương tự trong năm 1994. Ông đã tạo điều kiện để thả Nelson Mandela ra khỏi ngục tù, đối thoại với đảng đối lập do Nelson Mandela cầm đầu, chấp nhận hiến pháp mới cho phép người da đen tham gia phổ thông bầu cử (nghiêm túc và lương thiện...). Và kết quả là Nelson Mandela đã trở thành Tổng Thống Cộng hoà Nam Phi năm 1994, một nước dân chủ, đa sắc tộc và đa số nắm quyền là chủng tộ da đen, phần đông nghèo khổ hơn da trắng!
Tại sao điều này có thể xảy ra tại Nam Phi và Myanmar mà chưa có thể xảy ra ở Việt Nam, Trung Cộng hay Triều Tiên? Bởi vì tại Nam Phi và Myanmar không có chế độ toàn trị... Chính quyền Nam Phi tôn trọng tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đảng phái... Chính quyền quân phiệt Miến Điện tôn trọng tôn giáo. Dưới thể chế độc tài quân phiệt Phật Giáo vẫn là quốc giáo và đẳng trật tôn giáo được nhân dân tín nhiệm, được các tướng lĩnh tôn kính... Các tướng Miến Điện còn có lòng tin ở con người, dân tộc và thần linh... Họ vẫn còn là những con người lương thiện, không gian dối, mỵ dân...
Sài Gòn ngày 11/10/2015
Nguyễn Đăng Hưng.