Hai anh em bị sát hại ngày 02/11/1963. Lễ hạ huyệt cử hành thầm lặng vào một đêm u buồn, hiu quạnh trong khuôn viên đền Võ Quốc Công - Tân Sơn Nhất. Hiện diện trong giây phút này, ngoài vị linh mục hành lễ chỉ có hai ông bà Trần Trung Dung và một số anh em binh sĩ trung thành với ông Ngô Đình Diệm có phận sự mai táng. Sau này thi hài hai anh em ông Diệm được chuyển về nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi - Sài Gòn.
Ông G.B Ngô Đình Diệm và ông Gacôbê Ngô Đình Nhu là hai chính khách của chế độ VNCH và cũng là cậu ruột(em bà Ngô Thị Hiệp) của Chân phước Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.
Trong suốt thời gian tại vị tổng thống(1954 - 1963), ông chưa hề ký một lệnh tử hình bất cứ ai.
Nhân ngày kỷ niệm tang lễ, xin Chúa thương đón nhận linh hồn hai ông về hưởng tôn nhan Thiên Chúa.
Hình ảnh: Lễ tang u buồn của hai ông tại khuôn viên đền Võ Quốc Công (Sài Gòn).
Nguồn: FB Người Xứ Bố Sơn.
BÌNH LUẬN
Bình Luận
Hai Xoan Họ là những người công chính, rất sùng đạo. Người lãnh đạo mà sùng đạo thì chắc hẳn ông là một lãnh đạo tốt, thương dân
H Khanh Dang "Trong suốt thời gian tại vị tổng thống(1954-1963),ông chua hề ký một lệnh tử hình bất cứ ai"Thế còn luận mang tên:1059 ,ai ký.!? lê máy chém đi khắp miền nam! ?... Các bạn tự tiềm hiểu lấy nha! Bên Thiên Chúa thì toi khong rằnh,còn Phật Giáo : gọi là "nhân quả"
H Khanh Dang "Đừng nghe CS nói"câu này đã rất nổi tiếng rồi.Bạn hãy tự tìm hiểu lấy đi cho nó khách quan!
To Nguyen - Chuyện "NĐDIÊM lê máy chém khắp miền Nam" 100% là do chính quyền Cộng Sản bịa ra để tuyên truyền. Vì trong suốt thời gian Luật 10/59 (ban ra nhằm chống khủng bố, tội phạm) thì cái máy chém chỉ chém được mỗi...1 người. Bạn tham khảo thêm các topic này sẽ hiểu Biểu tượng cảm xúc smile
AI ĐÃ BỊ CHÉM THỜI ÔNG DIỆM?
Nguyễn Gia Định
Cà phê Chủ nhật, luật sư Lê Công Định, kể:
“Sáng hôm qua tôi đến phường trình diện định kỳ hàng tháng theo luật về quản chế”.
“Bài viết về cố Tổng thống Ngô Đình Diệm đăng ngày 1-11 vừa qua, một sĩ quan công an nói rằng, “thằng Diệm đã lê máy chém khắp miền Nam để tàn sát đồng bào mà anh ca ngợi nó, lịch sử phải khách quan chứ!”.
“Tôi đáp, “khi tôi viết nền giáo dục ở Việt Nam dạy học sinh gọi ông Diệm là thằng, thì có nhiều dư luận viên phản bác, nay anh gọi thế là đủ chứng minh lời tôi rồi. Việc vu cáo ông Diệm lê máy chém chỉ là luận điệu tuyên truyền của nhà nước này”.
“Một sĩ quan khác nói lại, “vậy cái máy chém đặt ở Nhà trưng bày tội ác chiến tranh là gì?”. Tôi đáp, “đó chỉ là công cụ tuyên truyền của các anh, ai làm chẳng được!”. Anh ấy lập lại, “khi viết về lịch sử anh phải khách quan”.
“Tôi gật đầu, “đúng vậy, lịch sử phải khách quan, chứ không phải lịch sử bị tuyên truyền!”. Một anh khác hỏi, “tại sao anh viết bài đó, nhằm mục đích gì?”.
“Tôi trả lời, “tôi ngưỡng mộ Tổng thống Ngô Đình Diệm nên kể lại một câu chuyện có thật của tôi trong quá khứ, anh nghĩ tôi có mục đích gì?”.
“Cuộc đối đáp về bài viết nêu trên của tôi dừng lại tại đó”.
ÔNG DIỆM CHÉM AI?
Tháng 4 năm 1959, Quốc hội Việt Nam Cộng Hoà thông qua luật số 91. Luật ấy được ban hành ngày 6 tháng 5 năm 1959 mang tên “luật 10-59” về thành lập các “tòa án quân sự đặc biệt”.
Theo luật 10-59, tội xử chỉ có hai mức: tử hình và khổ sai chung thân. Xét xử chỉ được phép kéo dài tối đa 3 ngày, không có giảm khinh, không có kháng cáo, bản án thi hành ngay....
Cho đến nay, về phía Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chỉ mới nêu được tên người bị chém bởi luật 10-59 là ông Hoàng Lê Kha, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh. Theo đó, tháng 3 năm 1959, khi ông chuẩn bị đi công tác thì bị người của chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt tại nhà ông Hai Thương, sau đó bị đưa về giam ở khám Chí Hòa (Sài Gòn).
Ngày 2 tháng 10 năm 1959, Hoàng Lê Kha bị kết án tử hình tại tòa án quân sự đặc biệt. Vào lúc 5 giờ sáng ngày 12 tháng 3 năm 1960, Hoàng Lê Kha bị hành quyết bằng máy chém tại Tam Hạp (Trảng Lớn, Châu Thành, Tây Ninh). Khi ấy, ông đang ở tuổi 43.
Chưa có bất kỳ tài liệu nào, kể cả văn thư lưu trữ cho biết những ai đã bị thi hành án tử bằng máy chém. Trong luật 10-59 cũng không có điều khoản nào buộc dùng máy chém cho án tử hình.
Chiếc máy chém được cho là dùng để chém ông Hoàng Lê Kha, hiện trưng bày tại Bảo tàng Cần Thơ, sau thời gian dài đã được trưng bày tại Nhà Bảo tàng Tội ác Mỹ - Ngụy (hiện được đổi tên là Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh) nằm trên đường Võ Văn Tần, quận 3, TP.HCM.
Chưa rõ vì sao chiếc máy chém này lại không được đặt tại Bảo tàng của tỉnh Tây Ninh.
VẪN LÀ TRANH CÃI
Sáng 26-09-2014, tại hội trường D, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn TP.HCM đã diễn ra hội thảo “Lưu trữ Việt Nam Cộng Hoà (1955-1975), từ góc nhìn Lịch sử và Lưu trữ học”.
Đây là hội thảo đánh giá vai trò của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà trong việc tổ chức và quản lý khối tài liệu lưu trữ trước năm 1975, cũng như việc khai thác sử dụng khối tài liệu này trong nghiên cứu và giảng dạy.
Hoạt động lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa diễn ra trong bối cảnh của cuộc chiến tranh Việt Nam với cuộc chiến với các phe nhóm của Việt Nam Cộng Hòa và giữa lực lượng cách mạng với chính quyền Sài Gòn.
TS. Nghiêm Kỳ Hồng, nguyên Phó cục trưởng cục Văn thư Lưu trữ nhà nước, giảng viên Bộ môn Lưu trữ học và quản trị văn phòng, trong báo cáo “Khái quát về lưu trữ Việt Nam Cộng hoà (1955 – 1975)”, ông đề cập đến sự khó khăn trong hoạt động lưu trữ diễn ra trong thời chiến sự ác liệt. Nhưng ông cũng chỉ ra, ở thời điểm đó, chính quyền Sài Gòn vẫn rất chú trọng đến việc xây dựng pháp luật lưu trữ, tiêu biểu là luật số 020/73 “về văn khố tại Việt Nam”.
Trong báo cáo “Tài liệu lưu trữ Việt Nam Cộng Hoà trong nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Việt Nam hiện đại”, TS. Lê Huỳnh Hoa đến từ Đại học Sư phạm TP.HCM chỉ ra rằng tài liệu về chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có hai sự kiện được ghi chép trong sách giáo khoa và một số sách, giáo trình lịch sử khác cần được làm rõ là “Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt Cộng sản ngoài vòng pháp luật”, và “Thời điểm ban hành luật 10/59”.
Bà cũng chỉ ra chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là một tồn tại trong lịch sử nhưng lại không thấy sự có mặt của nó trong sách giáo khoa, giáo trình chính thống của Việt Nam dẫn đến sự lúng túng về các thuật ngữ về chính thể này như Đệ nhất, Đệ nhị cộng hoà,...
PGS.TS. Trần Nam Tiến, mang đến hội thảo báo cáo “Hoạt động ngoại giao của chính quyền Ngô Đình Diệm (1954 – 1975) qua tài liệu lưu trữ Việt Nam Cộng Hoà”.
Ông kết luận, dưới sự bảo trợ của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định trong ngoại giao với các nước và để lại một khối lượng tài liệu phong phú và hệ thống, góp phần quan trọng cho nghiên cứu, phục dựng các hoạt động ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa nói chung và thời kỳ Ngô Đình Diệm nói riêng.
Hội thảo nhận được 55 bài viết tham gia, trong đó có 7 bài viết được chọn trình bày tại hội thảo. Tất cả đều chưa được phổ biến rộng rãi.
Chưa thấy tài liệu lưu trữ văn khố nào của chính thể Việt Nam Cộng Hòa lẫn của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đề cập về việc áp dụng án tử hình từ luật 10-59 để chém được bao nhiêu người bị tòa án kết tội “Trừng phạt sự phá hoại, sự xâm phạm an ninh quốc gia, sự xâm phạm sanh mạng hay tài sản của nhân dân và thiết lập tòa án quân sự đặc biệt”.
CÂU HỎI CHỜ TRẢ LỜI
Hình ảnh thời kỳ đấu tố của Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc có nhiều đến độ người ta đủ để làm một triển lãm kéo dài trong 3 ngày hồi tháng 9 vừa qua.
Ngay trong vùng hành quân thuộc vùng kiểm soát của Việt Cộng là Mỹ Lai, mà chuyện thảm sát vẫn có đầy đủ hình ảnh cho cả thế giới xem…
Xử bắn Nguyễn Văn Trỗi thì vẫn có phóng viên báo chí đầy đủ để quay phim chụp ảnh lưu lại,… Trong khi đó chuyện xử chém ở giữa chợ như nhiều thông tin từ phía Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa rêu rao là chuyện tày trời, thì chưa thấy một hình ảnh nào được công bố.
Ngay cả nhân vật Hoàng Lê Kha được cho là “người cuối cùng” bị chém bởi luật 10-59, cũng không có hình ảnh lưu trữ.
Bút kỳ chiến tranh của những nhà văn quân đội từ phía Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cũng chưa thấy tác phẩm nào mô tả về máy chém theo luật 10-59 đã được rê đi chém trả thù “những người kháng chiến cũ” ra sao.
Chỉ có tên Xăm đã dùng dao Mỹ chém đầu chị Sứ trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức.
Lưu ý thêm rằng thời đó máy chụp hình ở miền Nam giá bán rất rẻ ai cũng có thể mua được!
NGĐ
+ Những hình ảnh chụp lại từ “Quy phạm vựng tập”, Quyển II từ 31/1/1959 đến 31/12/1959, Tòa Tổng Thơ Ký ấn hành năm 1960, phần luật 10-59.
H Khanh Dang Bạn nào có thôg tin gì liên quan san sẻ với cộng đồng đi! Chúng ta cùng tim hiểu mà!
Thu Truong Cong Bon cs reu rao ong Diem le may chem khap mn .ai bit may chem nhu the nao ko ?ai bi may chem chua ?ai che tao ra may chem ?mot chiec gay tam vong ma con luu tru vien bao tang sao ko ai giu may chem het vay?
Nghe nói, lúc tụi rừng rú vào thành phố, thấy cái quạt trần treo tường quay vù vù, tụi rừng rú nói là máy chém
Thấy cái bồn cầu thì thả nuôi cá, rồi thì "ti vi chạy đầy đường"
. sau cái chết của 2 ông là cái chết của 58.000 người Mỹ, 3 triệu người VN , hàng trăm ngàn tấn bom đạn đổ xuống...và cuối cùng là sự sụp đổ của toàn đất nước.!
Nguyễn Huy Tín Kiến nghị anh chị em dùng từ tôn trọng nhau khi tranh luận. Sẽ block cá nhân nào dùng từ mang tính chất kích động và miệt thị ! Trân trọng !
Trần Điệp Nhân ng lê cac linh hôn .xin on đuc giao hoang ban cho 2 linh hôn ông 1 ân đai ca
CHUA SE THUONG CONG
Dung Vu Chien tranh du ai dung ai sai dan chung van la nan nhan
Bich Pham Nhìn nghĩa trang buồn nam xua ay, chanh nho thương nguoi chết tham thuong,bao gio đat nước thanh binh lai , to quốc ghi cong buc anh tai
Thang Ngoc Huynh Khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm nằm xuống là dấu hiệu một Miền Nam đã và sẽ rơi vào tay Miền Bắc vì chính kẻ hạ sát Tổng Thống chính là những người Tham Tàn đang cùng Ngài điều hành Đất Nước.
Joseph Tran Cầu mong linh hồn Tổng Thống và bào đệ được ở bên Chúa, Amen