Aung San Suu Kyi. Ảnh: Reuters
Hai quốc gia này cách nhau 7 múi giờ, một bên ở châu Âu gần láng giềng mafia Nga, một bên ở châu Á gần hàng xóm Big and Bad China (to xác và xấu tính).
Trước khi chuyển đổi thể chế, hai nước này có nhiều nét tương đồng.
Myanmar có dân số khoảng 51 triệu trong diện tích quốc gia hơn 676 nghìn km2. Ba Lan với dân số hơn 38 triệu với diện tích bẳng nửa Myanamar.
Cả hai đều từng là XHCN “anh em” với Việt Nam.
Myanmar không có đảng cộng sản, chính quyền được dựng lên bởi họng súng của quân đội.
Ba Lan có đảng cộng sản, chính quyền được dựng lên bởi họng súng và chế độ của Nga (Liên Xô cũ).
Myanmar có phong trào đối lập NLD (Vì quốc gia dân chủ), Ba Lan có phong trào Công đoàn đoàn kết
Myanmar có bà Aung San Suu Kyi là lãnh đạo đối lập LND được giải thưởng Nobel, Ba Lan có Lech Walesa làm thủ lĩnh công nhân cũng được Nobel.
Hầu hết dân Ba Lan theo đạo Thiên chúa, dân Myanamar theo đạo Phật.
Dân Ba Lan theo Mỹ vì có tới gần10 triệu Ba Lan kiều tại Mỹ, dân Myanmar theo Anh (thuộc địa Anh).
90% dân Myanmar theo LND trong khi ở Ba Lan có chuyện vui. Ông bố hỏi con rể về tình hình đất nước. Ông con tuyên bố, ĐCS sắp mất quyền lãnh đạo. Hỏi tại sao, bởi cả gia đình 6 người bên nhà con đã theo Công đoàn ĐK.
Ba Lan có ông tướng Tadeusz Kościuszko được phong là anh hùng của Hoa Kỳ vì tham gia chống ngoại xâm của nước này.
Thời hiện đại trong số Ba Lan kiều có mấy ông ở Mỹ khá giỏi như Zbigniew Brzezinski – cố vấn an ninh quốc gia từng giúp lật đổ Liên Xô và Đông Âu, Chuck Hagel – Bộ trượng Bộ QP, bà Martha Stewart xinh đẹp sản xuất đồ dùng gia đình mà thành tỷ phú, có anh IT Steve Wozniak cùng làm với Steve Jobs tạo ra Apple thay đổi thế giới…, và hiện có cụ Bernie Sanders 74 tuổi đang tranh cử TT Hoa Kỳ với cụ bà Hillary Clinton. Cụ Sanders này rất thích XHCN.
Ngoài ra có nhà soạn nhạc Chopin, Giáo hoàng Jan Paul II, xa xưa có nhà thiên văn Kopernik, là những người thuộc về nhân loại.
Vì có nhiều người tài nên ảnh hưởng tới nền dân chủ Ba Lan khá mạnh.
Myanmar có ông U Than làm TTK Liên Hiệp Quốc. Không biết còn ai nổi tiếng nữa. Chỉ nhớ có mấy ông tướng sai quân giết người như ngóe, nhưng giờ thì các bố đang lo “biết đi đâu, về đâu, con tầu không bến đợi”.
Lech Walesa chủ tịch CDDK.
Ba Lan và Myanmar giống nhau: Chuyển giao quyền lực hòa bình dù có đổ máu đôi chút trước đó. Freedom is not free – Tự do không phải là miễn phí.
Khi được phỏng vấn về sự khác nhau giữa thời cộng sản và hiện nay ở Ba Lan, ông TBT báo Wyborcza nói “Nếu có tiếng chuông gọi cửa vào 5 giờ sáng thì chỉ có thể là người đưa sữa”. Chưa có dịp hỏi người Myanmar về chuyện này.
Không lời
Việt Nam chưa có NLD hay Công đoàn ĐK, chưa có anh nào cỡ Lech Walesa hay chị Aung San Suu Kyi. Đối lập lên tiếng mạnh chút được gửi sang Mỹ học tiếng Anh và dân chủ. Nhân dân trung thành vì tin mọi thứ có đảng và nhà nước lo.
Nông dân bảo vệ môi trường tuyệt vời. Xe về làng đi qua văng bụi vào người bên đường, bị anh em trong xóm bịt mặt lôi ra đánh suýt mù mắt cả khách lẫn tài xế. Giáo dục trong tù với đạo đức cao vời vợi, rửa bát không sạch bị bạn đánh chết tươi.
Có tiếng chuông kiểm tra điện nhưng chưa chắc đã phải về điện. Thợ vào nhà có thể kiểm tra máy tính, ra lệnh bắt quả tang chủ nhân đang viết văn.
Một quốc gia như thế không cần khái niệm dân chủ.
Nguồn: HM. 14-11-2015
29 Responses to Sự chuyển giao quyền lực: Ba Lan vs Myanmar
Vũ Xuân Tửu says:
Ngày trước, Mianma có tên dài ngoằng: Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Miến Điện. Hình như, nước này, có đảng cộng sản, kiểu Mao-ít thì phải? Tiêu chuẩn bắt buộc, một nước nào đó, theo XHCN là phải có đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo. Nhưng có ý kiến bảo, Mianma không có đảng CS, nên mình nghĩ, mới có sự chuyển giao dân chủ như thế, như thế…
Vũ Xuân Tửu
Xuân Phương says:
“Trí , phú, địa hào đào tận gốc trốc tận rễ” . mà dân trí thức không hiểu ?!, đua nhau phấn đấu để được kết nạp vào đảng. Điều đó chứng tỏ phần lớn trí thức Vn là cơ hội, thực dụng. Đã vậy, đào đâu ra người dám dấn thân phất cao ngọn cờ dân chủ.
Đành chờ các Đc trên cao tự “diễn biến hòa bình” thôi.
10 đặc điểm của người Việt Nam
=====o0o====
Cần cù lao động, song có tâm lý hưởng thụ.
Thông minh, sáng tạo, song thường có tính chống đối.
Khéo léo, song không duy trì đến cùng, ít quan tâm đến sự hoàn hảo.
Vừa thực tế vừa mơ mộng, song lại nhút nhát.
Ham học hỏi, có khả năng tiếp thụ nhanh, song ít khi học ‘từ đầu đến cuối’ nên kiến thức không hoàn hảo, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tạo thân của mỗi người (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện & công ăn việc làm, ít khi vì chí khí hay đam mê.)
Vui vẻ cởi mở với mọi người, song không bền.
Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những việc vô bổ.
Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hòan cảnh khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
Yêu hòa bình nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, háo thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cuộc.
Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc 1 người làm thì tốt, mà 3 người làm thì kém, và 7 người làm thì hỏng.)
……Cho nên VN không bao giờ được như Ba lan hay Myanmar. Kính thưa các bác hang cua ạ.
Chào bác Leminh.Theo quan sát của nhiều người các dân tộc có thể chia thành hai loại: nam tính và nữ tính. Có những dân tộc vĩ đại như người Nga nhưng họ cũng tự nhận là dân tộc nữ tính.
Xin lỗi chị em và các bác HC. Về cơ bản nét nổi bật nhất của dân tộc tính của người VN là VĂT (nguồn gốc tiểu nông thiếu ăn thường trục. Tầm nhìn tham bát bỏ mâm). Có thể thêm rất rất nhiều chữ vào đằng trước chữ VẮT để xác định tính cách ngườ VN bắt đầu bằng KHÔN VẶT ( mà nhiều người nhầm là thông minh)..
Tóm lại người VN có lẽ có tính cách của một cô bé sáng dạ tuổi khoảng 12-13.
Rất nhiều người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam khi được hỏi thật lòng cảm nghĩ của mình về người Việt,họ nêu ra hai đặc tính nổi bật và phổ biến:
– Tricky (gian)
– Greedy (tham lam)
Vậy thì đừng mong Việt nam ta khi nào sẽ như Myanma hay Poland!
Mong các bậc trí giả hang có đôi điều chỉ giáo!
Chính vì
– Tricky (gian)
– Greedy (tham lam)
nên người VN chỉ có thể coi là sáng dạ chứ không phải là thông minh và khôn ngoan.
Người VN giỏi bắt chước, vay mượn và cải tiến. Kém sáng tạo.
Một biểu hiên kém sáng tạo nữa là trong các nghệ thuật tạo hình, kiến trúc chỉ giỏi tỉa tót chi tiết không biết tạo hình khối đẹp. Kém sáng tạo. Tư duy VẶT.
Honghacuulong says:
Đặc tính: tricky và greedy đặc biệt nổi trội ở tầng lớp lãnh đạo, chả trách được dân (dân thì ngu, cu thì đen- thấy đàn anh (tầng lớp lãnh đạo) làm sao thì tào lao làm vậy!
Tôi nghĩ cả Balan và Myanmar đều là những dân tộc có một nền tảng tôn giáo vững mạnh. Balan có Thiên chúa giáo , Myanmar có Phật giáo.
Nền tảng tôn giáo vững chắc, không bị quốc doanh hóa như lương tâm trong sáng, đã giúp dân tộc họ vượt qua được những khó khăn, cám dỗ nhứt thời để nhắm đến một đích đến cao , xa và trong sáng.
Đặc điểm lớn nhất của người VN là: Tham lam, ích kỷ, cam chịu và hèn nhát, nói hay nhưng làm dở (rất nhiều người muốn tự do, dân chủ, công bằng nhưng lại sợ gia đình, vợ con bị thiệt). Chỉ vùng vẫy khi bị dồn đến đường cùng của quyền lợi cá nhân thôi.
Nên tôi tin, muôn đời sẽ không có một cuộc cách mạng nào hết.
Nguyễn Trường Sơn says:
Quan thì Tham, dân thì gian, trí thức thì cơ hội
Việt nam còn tồn tại độc tài toàn trị,và không có dân chủ trong nhiều năm tới
Nói thẳng ra như thế cho thật lòng
CD@3n says:
– tuy đây là “khuân + vác” , nhưng xin đặt tựa đề : đại biêu QH, tâm tư, ấm ức, và chu tịch tỉnh ( tư lịnh ngành? cao hơn nữa…?)…thừa?! :
“Trước hết, với tư cách là một ĐBQH, ông Lịch tâm tư vì mỗi lần thông qua một dự án luật, với quy trình như hiện nay thì “không bấm nút không được, bấm nút thì ấm ức”. Lý do ông Lịch đưa ra là do các ĐBQH như ông không được đối thoại trực tiếp với Ban soạn thảo, chỉ được nghe báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, nghe xong thì đồng ý hay không cũng không được đối thoại lại. “Ví dụ như chỉ một lát nữa thôi chúng ta thông qua việc phân bổ ngân sách, giờ chúng tôi đọc tài liệu còn nhiều chỗ chưa hiểu, chưa thể đồng tình nhưng không có thời gian để đối chất lại” –
Thẳng thắn đánh giá rằng, nếu so sánh mức độ tranh luận ở kỳ họp thứ 9 và kỳ họp thứ 10 thì kỳ họp này đang có bước thụt lùi so với kỳ họp trước, ĐB Trần Du Lịch lý giải rằng, ở kỳ họp thứ 9, khi còn thiếu mọi thứ, mỗi khi muốn tranh luận thì ĐBQH cầm một tấm bảng và phất, ai phất mạnh thì Chủ tịch sẽ gọi. Nhưng giờ bấm nút như thế này thì với một vấn đề quan trọng, khi ĐB muốn nói cũng không có cách nào.
“Muốn phiên họp có chất lượng thì tranh luận phải đi đến cùng, chứ chúng ta cứ quy định hành chính theo kiểu chỉ được nói một phút, ba phút, rồi cứ nghe Thường vụ quốc hội tiếp thuh mãi thế này thì tôi thấy rất tâm tư”
Về cơ chế đối với các ĐBQH, ông Lịch cho rằng chúng ta có quá 2/3 là ĐB kiêm nhiệm trong khi những quy định dường như chỉ dành cho ĐB chuyên trách. Ví dụ có một vị ĐBQH là Chủ tịch một tỉnh, nếu yêu cầu ông ấy có mặt 6 tuần ở kỳ họp QH này thì công việc ở địa phương sẽ ra sao? Nếu mọi việc ở địa phương đó đều trôi chảy thì chứng tỏ ông Chủ tịch đó là người thừa. Nhưng nếu ông Chủ tịch đó về giải quyết công việc ở địa phương thì lại vướng cơ chế quy định ở Quốc hội.
Một vấn đề nữa được ông Lịch còn băn khoăn là cách thức thảo luận ở Quốc hội. Ông Lịch cho rằng chúng ta thảo luận ở Quốc hội mà giống như công chức, “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”, cứ đến đúng giờ đó là nghỉ. Ví như 5h chiều dù còn nhiều ý kiến nhưng đến giờ nên ĐB không được nói nữa. “Theo tôi vấn đề chúng ta phải đặt lên trên hết chính là trách nhiệm chứ không phải làm việc kiểu như thế này. Đây chính là lúc để nâng cao chất lượng hoạt dộng QH, chúng ta đầu tư vật chất quá tốt rồi thì đừng nên có những quy định hành chính hoá” – ông Lịch đề nghị và cho rằng, việc biểu quyết tới đây có thể thực hiện theo hai kiểu biểu quyết kín và nhấn nút công khai, tuy nhiên khi cử tri muốn biết thông tin về việc ĐB tham gia biểu quyết như thế nào thì QH phải công khai thông tin đó.” ( hết trích).
(xem thêm : http//www.baogiaothong.vn/ong-tran-du-lich-bam-nut-thi-am-uc-d127689.html)
————————————
– thưa đb Trần Du Lịch, hông biết nhiêm kỳ sau, ông có còn được “tái cơ cấu” vào đoàn SG, nhưng xin nhắn qua ô, có 1 bà trong cùng đoàn, “lạ hoắc”, phát biêu rằng : cấm báo chí tư nhân, nhưng vẫn đảm bảo “tự gio” báo chí…nghe rất chi là “nặng mùi- bad smell !”, chuc ông vui, khỏe, đi chơi Goft và nhớ cẩn thận khóa cốp xe khi đổ xăng, kẻo mất cục tiên cỡ 50 triêu thì “uổng” !
CD@3n says:
Đánh giá comment
Nguyễn Trường SƠn says:
Ai cũng sợ, không dám nói đúng sự thật , như ông Hiệu Minh ở phần cuối bài viết
Việt Nam hiện không có dân chủ, và độc tài toàn trị
Và còn như thế nhiều năm nữa, bời vì
Quan thì Tham,
Dân Thì Gian,
Trí thức tử tế không có là bao
CD@3n says:
– Mọi sự so sánh đều là “khập khiễng”, nhưng có 2 điểm “chung” giữa Ba Lan và Myanmar : người dân thân ( và cả phong trào phía sau) : balan : thủ lĩnh và công đoàn đoàn kết, Myanmar : bà Suu kyi, người “suy thoái” thuộc lãnh đạo cao nhất : 3Lan : đại tướng chủ tịch HĐBT, Myanmar : TT then sen ! Đẻ tạo ra 2 điêm chung này, còn có rất nhiêu nhân tố khác, mà xem ra, tại thời điêm này, VN chúng “ta” đệu không hội đủ, còn VN chúng “nó” thì lại “dư thừa”, đặc biêt khoản “mặt thớt” , “lưỡi không xương” và “quần chúng tự phát- bất bình” !
Myanmar thì em không biết điều gì ngoài việc thế kỷ 13 họ đã quyết tử trên con đèo biên giới làm đại quân nguyên mông phải bó tay. Ba lan e cũng không biết nhiều,chỉ biết chopin và Sienkiewicz. Nhưng em nghĩ bất cứ dân tộc nào sở hữu một trong hai người này,ắt không phải là dân tộc tầm thường
Chính xác mà nói,e cần cảm ơn chopin và Sienkiewicz. đã giúp em rất nhiều 40 năm nay
Lúc nào căng thẳng,mệt mỏi thì chỉ cần dọn món Piano Concerto N1 là mọi thứ thành chuyện nhỏ. Lúc nào bất lực,chán thường thoái chí thì làm một chút Étude Op10/n9 thì nhiệt huyết tăng vọt lên 180/180. cả hai món đó dùng kèm đôi chai vodca thì kể như hoàn hảo.
Em phải mua đến hơn 20 bộ quovadis. Khi nào bạn bè hay học trò thân gặp rắc rối tâm lý,chỉ cần tặng chúng một quyển. Hoặc ngay khi chính mình gặp bế tắc,cũng lôi ra đọc lại. Sienkiewicz. cho thấy một thế giới thật khắc nghiệt,nhưng cũng thật đáng sống
À,suýt quyên. còn Oginski nữa. bây giờ có vợ con rồi,lắm khi không dám nghe nhiều polone của oginski nữa.Lỡ ra mà khóc thì bất tiện.Hồi học lớp 10,e từng khăng khăng với đám bạn dân ba lan dứt khoát sẽ có tự do. chỉ cần nghe oginski thì biết.
Tự do không phải là đồ miễn phí,cũng chẳng phải là đồ ăn nhanh. Đến ngay nước mỹ hiện tại vẫn còn tái diễn cảnh đổ máu vì chủng tộc. Hoặc xem cái phim tài liệu Terror in Little Saigon mà PBS mới phát thì thấy bà con việt bên đó cũng chẳng sướng gì hơn bên này. Cũng một nỗi sợ hãi vô hình. Myanmar giành được tự do cho mọi người thì thực sự đáng nể. Nhưng cũng phải chờ xem
HỒ THƠM1 says:
KHÔNG CÓ LỜI về Ba Lan vs Myanmar
– Nói kiểm tra điện không phải là kiểm tra điện mà là kiểm tra…điện! Kiểm tra điện không phải chỉ là kiểm tra mấy cái đồng hồ điện, công tắc điện, hóa đơn đóng tiền điện mà còn kiểm tra các thiết bị dùng điện như máy tính, máy điện thoại, sách vở, thư từ…Vì vậy phải thật bình tĩnh tỉnh táo khôn ngoan sáng suốt, có bản lĩnh chính chị thật vững vàng và phải thật biện trứng thì mới cho kiểm tra được.
– Nếu được phỏng vấn về sự khác nhau giữa thời cộng sản và thời bà Aung San Suu Kyi, ông …Thân Sề sẽ nói:
“Bây giờ thì tuyệt đối không ai còn dám …Cưa Đá giữa công viên Tổ nữa, vì tung Bụi Mù có thể bị đánh thương tích…đến 10%, và Bao Cao su đã qua sử dụng, Hóa đơn thuế cũng không được dùng làm công cụ phá án của Cảnh sát nữa” :evil: 8O
Em không bênh ai,nhưng ở vn điều gì cũng có thể xảy ra. chỉ cần lườm nhau là đủ đâm chết rồi nên đi xe tung bụi mà bị đánh thế là còn may
Mọi người bây giờ không chịu phân biệt đâu là vấn đề cá nhân, đâu là vấn đề kỹ thuật và đâu là vấn đề chính trị. Sử dụng thuế để trừng trị một tội khác không phải là phát minh của vn. Nếu em không nhầm thì trên 1/3 án tù các trùm mafia nhận là do tội trốn thuế trong khi cảnh sát không tìm ra được bằng chứng cho tội khác
Thiết nghĩ mọi việc nên cần có dữ liệu đầy đủ,phân tích thấu đáo. vụ ĐD chết trong tù kiểu đó thì khá phổ biến thế giới. vấn đề là phải làm rõ khúc nào là bọn côn đồ,khúc nào là lỗi quản giáo,khúc nào lỗi do qui định tạm giữ,khúc nào do thể chế chính trị vvv. Chứ hiện tại qua mấy vụ ầm ĩ,e thấy nhiều người có vẻ lu loa ăn vạ nhiều hơn và cả hai phe đều dùng những thủ đoan khá tầm thường. Những nhà báo việt chết tức tưởi ở Little Saigon 33 năm nay có thấy ai biểu tình,kháng cáo không, rồi để một người mỹ đòi giải oan. Chứ còn cứ bám víu vào mấy cái vụ vớ vẩn đó mà trụp mũ cho chính quyền thì chính quyền lại được lợi.
Tất nhiên,làm chính trị phe nào cũng thủ đoạn cả. gần đây đọc lại hồi ký của tôn thất ngân(đăng trên xưa và nay) mới thấy thủ đoạn chính trị nguy hiểm thế nào. sự kiện gọi là ‘xô viết nghệ tĩnh’ thực ra chỉ là chuyện tranh chấp đất đai vớ vẩn,chính quyền cư xử không khéo làm cho các thầy cs bôi ra thành chuyện lớn,kích động và biến thành một trường giao tranh đẫm máu.
Xem 2 lề vn bây giờ,hệt như xem bọn nhóc đánh nhau. trời,việc của chúng mày là đi học đi đã,lớn rồi tính.
Quả là một thật tế hơi chua xót.
Cái ông họ Lê tên Nin đó, có lẽ là người đầu tiên biết và làm thành công trong việc huy động đám đông ở tầng lớp bần cùng để dành lấy quyền lực. Và chiêu này vẫn đc dùng trong 100 năm qua.
Có một sự tương đồng của 2 nước này, theo Mta là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự chuyển đổi xãy ra. Đó là dân trí cao (theo ngôn ngữ quốc doanh) hay tầng lớp tinh hoa (theo cách gọi của HC) khá nhiều.
Đó là cái thiếu của VN. Một phần bị nướng vào bom đạn Xô, Mỹ, một phần làm trí thức quốc doanh trong mấy cái hội do mặt trận quản lý. Một phần còn lại phải chạy ra nước ngoài hoặc im lặng.
May mắn là có Internet, để những người có lòng với đất mẹ dù ở DC, hay trong căn hộ trên tầng cao ở Hanoi, … vẫn có thể góp sức :)
TC Bình says:
Ba Lan mí Mý Ăng Ma
Đang là độc tái quay ra dân chù
Việt Nam thắp đuốc…mù u
Phán rằng: Tăm tối! Bọn ngu chúng mày!
(Đến phải nhờ lão hoàng cương “giáo dục” dùm cô thư ký xinh đẹp :) )
Đánh giá comment
Phần không lời là thơ rồi, “ngôn tại, ý ngoại”. Chưa có gì? Có tất cả những gì?
Lạc Việt says:
Cháu dự định về Trường Yên du lịch nhưng lại thấy lo lo. Kính nhờ chủ blog hỏi thử bác lớp trưởng xem liệu về quê xe chẳng may bắn bụi thì có bị đánh không?
Đánh giá comment
lê minh says:
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam
độc lập – (trừ đi) tự do – (trừ đi) hạnh phúc……………….thì bằng gì?
Làm gì có chữ dân chủ nào hả Hang cua?
“Dân chủ” có trong tên nước cũ nhưng xét thấy không phù hợp nên người ta đã bỏ nó đi.
dqhai says:
Tui bắt quả tang lão cua đang viết Blog,
Ảnh hưởng của TQ lên VN là có nhưng ăn thua vẫn là ở chúng ta.