Chúng tôi chất vấn 4 thanh niên lạ mặt, hỏi họ là ai mà có quyền hành gì cấm chúng tôi không được đến đây? Đuối lý họ đành tháo chạy cả 4 người trên 2 xe máy ra khỏi đám đông. Chúng tôi vào nhà anh Đạt, anh trai của bạn Paul Trần Minh Nhật gặp gỡ gia đình, gặp bạn Paul Trần Minh Nhật để nghe gia đình kể về tài sản bị phá hoại của gia đình anh Đường (anh hai của bạn Minh Nhật), gia đình anh Đạt (anh thứ 2 của Minh Nhật) và của gia đình cha mẹ Minh Nhật.
6 giờ 50 phút sáng ngày 15/3/2016 xe của chúng tôi tới thôn Yên Thành, xã Đạ Dờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Khí hậu mát mẻ, bình minh đang lên trên những quả núi trồng thông, caphe và trải dài trên thảm lúa trước mặt nhà bạn trẻ Paul Trần Minh Nhật. Bắt đầu thấy xuất hiện 4 thanh niên mặc áo thun đen, quần đen đi trên 2 xe máy bám sát theo xe của chúng tôi. Xe dừng trước cửa nhà anh Đạt (anh trai của Minh Nhật), thì 1 xe máy với hai thanh niên chặn ở đầu xe, 1 xe máy với hai thanh niên chặn ở cửa lên xuống.
Các camera của anh em bắt đầu hoạt động. Cửa mở anh em bước xuống, thì cả hai nam thanh niên mặc áo thun đen, quần đen bịt khẩu trang giang tay chặn cửa xe và nói to: Mọi người không được ra khỏi xe! Quay xe về ngay! Không được đến đây! Sau câu nói của hai thanh niên này anh em trên xe dồn xuống và đi về phía đầu xe để vào nhà bạn trẻ Paul Trần Minh Nhật, thì 2 thanh niên đứng chặn ở đầu xe yêu cầu mọi người lên xe và quay trở lại, không được đến đây. Họ dồn đẩy mọi người trở lại xe, cuộc xô đầy và đối thoại bắt đầu giữa chúng tôi và những thanh niên này. Các máy quay cá nhân đang hoạt động ghi lại khung cảnh này.
Có tiếng hỏi của anh em với 4 người này: Các anh là ai mà có quyền ra lệnh bắt chúng tôi quay lại? Điều nào trong Luật cấm chúng tôi không được đến đây? Thì cả 4 nam thanh niên này không trả lời được. Một nam thanh niên thò tay giật điện thoại của một người trong đoàn quật xuống đất bể tan màn hình. Nam thanh niên giụt điện thoại và người có điện thoại 2 bên cãi nhau.
Chúng tôi chất vấn 4 thanh niên lạ mặt, hỏi họ là ai mà có quyền hành gì cấm chúng tôi không được đến đây? Đuối lý họ đành tháo chạy cả 4 người trên 2 xe máy ra khỏi đám đông. Chúng tôi vào nhà anh Đạt, anh trai của bạn Paul Trần Minh Nhật gặp gỡ gia đình, gặp bạn Paul Trần Minh Nhật để nghe gia đình kể về tài sản bị phá hoại của gia đình anh Đường (anh hai của bạn Minh Nhật), gia đình anh Đạt (anh thứ 2 của Minh Nhật) và của gia đình cha mẹ Minh Nhật.
Chúng tôi đang ngồi nói chuyện trong nhà anh Đạt, thì thấy ầm ầm ngoài cổng nhiều nam thanh niên dân tộc đủ mọi lứa tuổi, nhiều phụ nữ người dân tộc. Người già có, người bồng con nhỏ đi theo có. Có sự huy động số đông người dân tộc đến để bao vây ngôi nhà của anh Đạt!
Họ đứng chỉ trỏ vào nhà một lúc rồi thấy cả đàn ông tay cầm gạch đá và mấy bà già và mấy người phụ nữ bồng con nhỏ dàn hàng ngang trước cổng đồng thanh lên tiếng vọng vào nhà chửi chúng tôi những câu buồn cười không có ý nghĩa gì cả: “chúng mày cậy có xe to dắt nhau lên đây định mua đất cướp đất của chúng tao à? Chúng mày tưởng chúng mày là thiên chúa chúng mày ngon à? Chúng mày cút đi! Chúng mày ra khỏi đây tao giết chết hết chúng mày! Chúng tao đốt xe của chúng mày! ĐẢ ĐẢO CHÚNG MÀY LUÔN! ĐẢO, ĐẢO ĐẢO, ĐẢO, ĐẢO! Chúng mày cút ngay khỏi đây! Tháp tùng cùng những người dân tộc có cả những viên chức của huyện Lâm Hà, cùng 2 máy quay phim đứng quay.
Chúng tôi lắng nghe những lời của họ và nhận định ngay được rằng, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân tộc nơi đây nên đã kích động xúi dục đến để bao vây, uy hiếp chúng tôi. Lúc này tình hình đã căng thẳng. Anh em nào giơ máy lên chụp hình và quay phim, lập tức gạch đá ném rào rào từ mặt đường bay vào trong nhà. Chỉ có 1 vài anh em ẩn nấp thì quay được đoàn người ngoài cổng.
Bạn Paul Trần Minh Nhật gọi điện cho công an Thiều phản ảnh tình trạng gây hấn với gia đình của số đông người lạ mặt kéo đến. Nhưng viên công an này đã khéo léo từ chối không giải quyết qua điện thoại rồi tắt máy. Bạn Nhật gọi tiếp vào số máy của vị chủ tịch xã yêu cầu họ phải bảo vệ an ninh cho gia đình, thì câu trả lời của vị chủ tịch xã cũng ngó lơ: Khi nào ông Thiều yêu cầu thì chúng tôi mới làm việc. Rồi ông ta tắt máy.
Ngoài cổng những người dân tộc bị kích động đang sôi lên sùng sục. Đoàn chúng tôi không ai dám ra đường và chuẩn bị tinh thần bất bạo động. Đến 10h30 ngày 15/3/2016 thì có 1 xe ô tô biển xanh đi vào khu vực này. Họ xuống xe 4 người và vào 1 gia đình cách nhà anh Đạt chừng hơn 1oom.
Dân tiếp tục căng bạt ngoài đường (trước cổng nhà anh Đạt) họ tập trung ngồi trong đó la hét chửi rủa chúng tôi. Họ đặt đá ra giữa đường làm vật cản không cho x e ra. Thỉnh thoảng lại xuất hiện giữa cổng 1 tốp chừng 10 người có cả trẻ em, tay cầm đá và la hét chửi bới.
Lúc 11h30 ngày 15/3/2016 tiếp tục 1 xe ô tô biển xanh thứ 2 chở đến khu vực này 3 vị mặc thường phục. Tình hình không được cải thiện tích cực. Anh em trong đoàn phải gọi điện đến các lãnh sự quán Mỹ, Nauy, và Úc nhờ can thiệp. Những thông tin về tình hình nóng của chúng tôi đã được loan tải trong cộng đồng mạng. Lúc này trời đang nắng gắt, nên một số dân đã về nhà. Còn lại chừng 20 chục người dân tộc và 1 viên an ninh ở lại.
Buổi trưa ngày 15/3/2016, vì không muốn đụng độ với người dân nên chúng tôi không ra được bên ngoài và bị đói bữa trưa. Phải lấy mấy thùng mì ra ăn.
13 giờ chúng tôi điện thoại báo với công an tỉnh Lâm Đồng chúng tôi chuẩn bị ra về vào lúc 14 giờ. Yêu cầu công an tỉnh Lâm Đồng bảo vệ an toàn cho chúng tôi. Họ hứa sẽ giải quyết. 2 xe ô tô biển xanh đã thấy ra khỏi khu vực.
Hơn 14 giờ dân chúng lại tụ hợp đông như lúc sáng trong cái lều bạt. Chúng tôi vẫn quyết định lên xe ra về. Xe chạy từ ra đến cổng, thì số dân đang tập hợp ở cổng có cả con nít còn bồng trên tay người mẹ đều đồng loạt đứng dậy người nào cũng sẵn sàng 2 cục đá trong tay chuẩn bị ném vào xe. Tình hình căng thẳng quá chúng tôi đành lùi trở lại trong nhà và đóng cổng.
14g15 lại gọi điện cho các vị trong công an tỉnh Lâm Đồng và công an huyện Lâm Hà và chủ tịch xã Đạ Đờn yêu cầu họ bảo vệ an toàn cho 21 người chúng tôi. Họ đều tắt hết máy. Một lúc sau thì ngài chủ tịch đích thân đến khu vực. Họ không vào nhà mà đứng nói chuyện với người dân. Lập tức dân lại ào ào đứng trước cổng chửi chúng tôi. Nhưng nội dung khác, không phải nội dung cũ “chúng mày cậy có tiền chúng mày lên đây mua đất cướp đất của chúng tao à” như buổi sáng họ đã chửi.
Nội dung văn chửi của buổi chiểu rất dõng dạc: “chúng mày dám bảo chúng tao là đồ mọi rợ à? Chúng mày ra đây tao giết, tao đốt xe”. Buổi chiều những nhà tuyên huấn của Đảng ta vẫn dùng chiêu đưa phụ nữ có con nhỏ, bà già và các em trai còn đang tuỗi thiếu niên ra gây hấn! Tình hình đang căng lên cao độ, chị Nguyệt và anh Vinh đi ra đám đông gặp chủ tịch xã Đã Đờn nói chuyện. Ngài chủ tịch nói rằng: Các vị lên đây không xin phép UBND xã mà tự tiện đi thẳng vào nhà người mới đi tù về, đang bị quản thúc tại địa phương! Các vị còn xỉ nhục người dân tộc ở đây là thứ mọi rợ. Vì thế mà người dân bức xúc họ kéo đến để phản đối các vị. Bây giờ các vị cử 1 người trong đoàn lên UBND xã xin lỗi người dân rồi dân họ sẽ để các vị ra về,
Chị Nguyệt và anh Vinh trả lời ngài chủ tịch:
1. Các anh cấm chúng tôi không được vào nhà người mới đi tù về, muốn vào phải xin phép. Vậy anh căn cứ điều nào của luật để bắt chúng tôi phải tuân theo?
2. Thưa bà con chúng tôi đến đây lúc 7 giờ sáng chỉ gặp có 4 người an ninh, cấm cản không cho chúng tôi vào nhà anh Minh Nhật. Chúng tôi đối thoại với 4 người an ninh này. Chúng tôi không gặp bất kì một người dân nào ở đây để nói câu nói đó gây xích mích với những người anh em. Chúng tôi rất quý trọng nhân dân. Một người an ninh giựt máy điện thoại đang cầm trong tay của một người của chúng tôi đập bể màn hình. Nếu chúng tôi đã nói thì chúng tôi sẵn sàng quỳ tại đây chúng tôi lậy các vị chúng tôi cũng lậy.
Không khí đã có phần hạ nhiệt.
Ngài chủ tịch nói với chị Nguyệt: ở đây chúng tôi không cần luật. Chúng tôi dựa vào dân, hỏi ý kiến dân. Dân bảo sao chúng tôi thực hiện theo ý dân!
Tôi hỏi ngài chủ tịch: anh phải điều hành nhà nước bằng pháp luật. Nói như anh thì ban hành bộ Luật ra để làm gì? Nghe tôi hỏi ông ta không trả lời lại được và ra thông báo: đoàn hãy cử 1 người lên UBND xin lỗi nhân dân rồi giải quyết cho về.
Như các bạn đã biết, đã từng có nhiều người dân lên trụ sở UBND xã hay đồn CAND xã một mình đã không trở về. Hoặc có trở về thì cũng chết trên đường vào bệnh viện., Vì thế mà tôi yêu cầu chị nguyệt không đi một mình. Tất cả 21 người chúng tôi cùng đến UBND chứ không để chị Nguyệt đi một mình được. Ông chủ tịch không chấp nhận.
Trong đám đông ồn ào ấy có rất nhiều an ninh mặc thường phục kích động nhân dân bị tôi bắt gặp. Tôi đang đứng nói chuyện với ông chủ tịch thì 1 viên an ninh đã cản trở đoàn chúng tôi lúc sáng xô 1 em trai cỡ 15 tuổi đổ vào người tôi. Tôi bị đổ vào người bên cạnh, mục đích gì thì mọi người cũng đã biết rồi. Lúc này đã hơn 15 giờ, chúng tôi cùng quay trở vào nhà và đóng cổng lại. Quyết định ở lại đến sáng hôm sau.
Chúng tôi vào nhà rồi, dân lại xông lên kéo toang 2 cánh cổng ra và tập trung đông chắn ngang cổng tiếp tục chửi bới la hét, dùng ná thun bắn gạch đá vào nhà không cho chúng tôi quay phim chụp ảnh. Những người phụ nữ tay bồng con, người thì dắt con chửi chúng tôi với 2 nội dung mới:
Chúng mày tập trung đến đây chống phá đảng, chúng mày nhận tiền của Việt Tân để theo Việt tân. Chúng mày cút đi khỏi đây. Chúng mày ra đây chúng tao đập chết, chúng tao đốt xe của chúng mày luôn.
Chúng mày cút đi! ĐẢ ĐẢO VIỆT TÂN! ĐẢ ĐẢO CHÚNG MÀY LUÔN! ĐẢO ĐẢO ĐẢO ĐẢO ĐẢO.
Chúng tôi lặng thinh không trả lời và cũng không ai đưa máy lên quay phim để không bị rơi vào cái bẫy của lông lá của công an dựng sẵn. Họ chửi đã chán, họ lại cho 4 em trai thiếu niên vào trong sân sừng sộ hỏi chúng tôi: hồi nãy đứa nào đã chửi chúng tao là đồ mọi rợ, thì ra đây? Một em trai trong đoàn đã trả lời rằng bà con và các em là đồng bào ruột thịt của các anh. Các anh rất yêu quý các em và đồng bào đều là ruột thịt của nhau. 4 em trai này nghe xong lẳng lặng quay ra.
Các bạn trong cộng đồng trong nước và hải ngoại ngay lúc đó nhắn tin cho tôi hãy dựa vào Luật để nói chuyện với chính quyền địa phương để thuyết phục họ. Xin thưa với các bạn rằng, cũng chính họ là người thò bàn tay kích động người dân tộc tại địa phương. Họ mua cho mỗi người 1 hộp cơm, phát cho mỗi người dân có mặt chửi bới chúng tôi 50.000VND và đàn ông thì họ mua rượu cho uống. Vậy thì nói chuyện bằng Luật với họ chỉ bằng thừa! Họ muốn dùng lại bổn cũ của những năm CCRD dùng dân làm áp lực đấu tố với chúng tôi.
Nếu không có tác động của cộng đồng, của bạn hữu và kênh ngoại giao và sức mạnh của truyền thông thì số phận chúng tôi không biết sẽ ra sao?
Đám đông tụ tập đến khi trời tối thì họ thưa dần. Chỉ còn lại những kẻ bảo kê dấu mặt chúng bầy cỗ ăn nhậu với nhau. Trời tối dần, điện nhà anh Đạt bị cúp. Lại sửa chữa, một lúc lâu sau thì có điện. Tiếp tục ăn mỗi người 1 gói mì và chờ màn đêm qua nhanh.
Anh em lại gọi điện đến những cơ quan công an của tình, huyện, xã. Họ đều tắt máy hết.
Vào hồi 22 giờ thì có 3 công an mặc sắc phục:
1- Trung tá Nguyễn Viết Hải, số hiệu 397 014
2- Thiếu tá Nguyễn Thế Anh, số hiệu 397 145
3- Thượng úy Nguyễn Hồ Nam, số hiệu 398011
cùng đi có 1 ông công an xã và 1 người mặc thường phục gọi cửa anh Đạt vào nhà để kiểm tra hộ khẩu. Vào đến nhà họ đều giơ tay chào chúng tôi theo đúng điều lệnh. Nghe công an giới thiệu tên của 3 người công an và tên của công an xã cùng với người đi theo mặc thường phục là phóng viên của ĐTH, thông báo nội dung sẽ làm việc tiếp theo với chủ nhà và không làm việc với chúng tôi.
Cuộc làm việc bắt đầu. Người mặc thường phục đưa máy quay lên quay phim. Tất cả các điện thoại của anh em trong đoàn cũng cùng hoạt động.
Anh Đạt giới thiệu đoàn chúng tôi có 21 người ở Sài Gòn lên thăm và người dân đến bao vây chửi bới từ chiều. Đoàn bị dân bao vây nên không về được từ lúc chiều.
Công an yêu cầu anh Đạt chủ nhà khai tên tuổi và xuất trình giấy tờ của 21 người. Chúng tôi phản đối cách làm việc này của công an và không đồng ý cách “diễn tuồng” của họ. Vì suốt buổi chiều khi chúng tôi bị dân bao vây, chúng tôi đã trình báo. Nhưng họ không đến giải quyết. Chúng tôi muốn ra về từ 14 giờ chứ không ở đây. Đến bây giờ họ lại đến để diển tuồng với chúng tôi. Họ bắt chúng tôi phải bỏ hết các máy quay phim xuống. Chúng tôi chỉ vào người của họ vào nhà anh Đạt đang quay phim thì công an đã xin phép chủ nhà chưa? Ngài Thiếu tá trả lời là không biết anh quay phim là ai, không phải người của công an!
Chúng tôi yêu cầu anh Đạt bắt anh ta ngưng quay phim ngay và đi ra khỏi nhà. Anh ta vẫn cứ quay. Vì công an đã trả lời không biết anh quay phim là ai? Yêu cầu chủ nhà có quyền mời ra. Anh ta không ra thì phải trói lại. Trước sự phản đối quyết liệt của chúng tôi anh ta phải ra ngoài.
23h50 Công an kết thúc và yêu cầu chủ nhà kí biên bản, chủ nhà không đồng ý kí biên bản đó và họ ra về. Lúc họ về, đón họ ở ngoài cổng cũng lại khoảng 50 người bật đèn pin sáng loáng đang chờ họ.
Cả đêm cứ hễ nghe tiếng chó sủa rát là chúng tôi lại phải đi tuần quanh nhà đề phòng sự phá hoại như họ đã làm với gia đình của anh Đường. Gia đình anh Đạt và gia đình của cha mẹ bạn Minh Nhật mà họ đã làm vào ngày 24/12/2015.
Trời dần sáng, lúc 6 giờ ngày 16/3/2016 chúng tôi gọi điện cho công an các cấp trình báo chúng tôi ra về và yêu cầu họ bảo vệ an toàn cho đoàn chúng tôi và 7gio ngày 16/3/2016 chúng tôi ra về an toàn.
Kết thúc bài viết này, một lần nữa thay mặt toàn thể anh em trong đoàn chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến công đồng bạn bè trong và ngoài nước cùng các đại sứ quán, lãnh sự quán Mỹ, Nauy, Úc đã lo lắng ủng hộ chúng tôi, lên tiếng bảo vệ chúng tôi, ngăn chặn tội ác và sự bẩn thỉu của công an Lâm Hà tỉnh lâm Đồng gây ra cho đoàn chúng tôi trong suốt 24 giờ.
Xin trân trọng cảm tạ!
Ngô Thị Hồng Lâm