Vậy là sau nhiều năm “lỡ hẹn”, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông chuẩn bị bước vào vận hành trong sự háo hức, mong chờ của người dân. Thế nhưng, theo thông tin vừa được Ban Quản lý dự án này tiết lộ, sẽ cần đến 600 người để vận hành 13km đường này và toàn bộ kinh phí đào tạo cho 600 người này đều nằm trong kinh phí dự án.
Tôi đọc thông tin này mà ngỡ như đang đọc một câu chuyện đùa. 600 người cho một tuyến đường dài 13 cây số, như vậy là khoảng 50 người cho 1km đường sắt tuyến Cát Linh- Hà Đông. Họ sẽ làm gì ở đó?
Thử hình dung với quãng đường dài như thế, từng ấy con người đứng dàn hàng thôi, chưa cần phải làm gì thì có lẽ chiều dài của dòng người cũng đã phủ suốt quãng đường rồi.
Ông Vũ Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Ban quản lý Dự án Đường sắt (Bộ GTVT) cho biết: “Khối nhân sự này gồm lái tàu, nhân viên trung tâm điều độ, nhân viên trung tâm ga, sửa chữa tàu, ga, đường ray… Các lái tàu, nhân viên kỹ thuật… được đưa sang Trung Quốc để đào tạo từ năm 2015”. Theo đó, trong số 200 người được cử sang Trung Quốc đào tạo, chỉ có 37 lái tàu.
Như vậy, ngoài 37 lái tàu, hơn 160 người còn lại được đưa sang Trung Quốc sẽ học gì? Tất cả đều là nhân viên kỹ thuật ư? Cần hơn 12 nhân viên kỹ thuật cho 1 km đường sắt trên cao vận hành? Một tuyến đường sắt 13 km đã cần bấy nhiêu nhân lực, nếu vận hành tất cả 8 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội với tổng chiều dài gần 300km, con số này sẽ khủng khiếp thế nào? Vài ngàn ư? Quá ít, hơn 10 nghìn nhân viên vận hành là ít. Quả thật chỉ có ở Việt Nam.
1 km đường sắt trên cao cần hơn 50 nhân viên, thật quá lãng phí.
Nhìn sang các dịch vụ giao thông công cộng ở nước bạn như Singapore, Thái Lan, Malaysia… để làm cơ sở so sánh. Những tuyến đường sắt trên không, tàu điện ngầm ở nước ngoài hầu như đã được tự động hóa hoàn toàn, vắng tanh không có bóng người soát vé, hoặc chỉ có 2-3 nhân viên kiểm soát là cao. Công nghệ tự động hóa này không mới được các nước áp dụng ngày một ngày hai mà đã rất nhiều năm.
Vậy tại sao chúng ta đi sau các nước lâu như thế mà lại chọn một công nghệ tiêu tốn nhiều nhân lực đến vậy? Tại sao để vận hành 13km đường sắt mà cần tới 600 người? Họ sẽ làm gì? Bán vé? Soát vé bằng tay? Điều khiển bảng tín hiệu bằng tay? Thổi còi toe toe đuổi bắt hàng rong ở sân ga? Hay là nói cho vui, chắc ngành đường sắt lo xa, các bác đang đề phòng trường hợp tàu Trung Quốc, công nghệ Trung Quốc thì vận hành thế nào cũng có lúc tàu chết máy, phải chuẩn bị sẵn đội quân cứu hộ hùng hậu để mà đẩy tàu về bến, chả nhẽ cứ để tàu nằm lù lù giữa đường?
Người dân đã mong chờ biết bao nhiêu ngày tháng để có một tuyến đường sắt trên không hiện đại đầu tiên tại Thủ đô, giải quyết nhu cầu đi lại của người dân. Ấy thế mà, đổi lấy sự chờ mong từ năm này sang năm nọ, người dân đã biết bao nhiêu lần thót tim khi nghe Ban quản lý thông báo cái tuyến đường sắt ấy chỉ “điều chỉnh một tý thôi” đã mất hơn 300 triệu đô, tức là tương đương hơn 7.000 tỷ đồng; bao nhiêu lần rơi vào sợ hãi khi chưa thấy hiện đại đâu, chỉ thấy sắt thép công trình rơi xuống đầu dân, tai nạn thi công xảy ra như cơm bữa, đường sắt thì quanh co “uốn lượn” như rồng; nay lại thêm thông tin chỉ có 13km đường sắt mà phải tới 600 người mới vận hành nổi. Vậy thì khi nó đi vào hoạt động, chỉ tính riêng tiền lương trả cho ngần ấy người đã tốn kém biết là bao nhiêu?
Sử dụng thầu Trung Quốc, nhân công và vật liệu đến từ Trung Quốc, công nghệ lạc hậu nên việc thi công tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông thường xuyên gặp sự cố sập sàn, chết người là không thể tránh khỏi
Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đến giờ vẫn chưa đi vào khai thác do chậm tiến độ 2-3 năm trời, mức đội giá thành được xếp vào “hàng khủng” và đã được các chuyên gia bình luận là “quá đắt đỏ”. Nếu như mức trung bình làm 1km tàu điện của thế giới chỉ là 20-30 triệu USD, thì tuyến Cát Linh – Hà Đông này là 70 triệu USD, chưa kể nói đến sử dụng công nghệ lạc hậu, vận hành “thủ công”.
Chưa biết loại hình vận tải này vận hành ra sao, có an toàn không khi toàn bộ công nghệ, trang thiết bị, nhân sự đều đến từ Trung Quốc? Chỉ tính riêng hiệu quả kinh tế của tuyến đường sắt Cát Linh Hà Đông đã là một điểm trừ to tướng. 600 người cho 13km đường? Con số không thể tin nổi. Ai sẽ đứng ra trả lời cho người dân về vấn đề này?
Bạn đọc Minh Anh
kiến bạn đọc: (46)Mới nhất|Quan tâm
Nguyễn Phong
23/02/2017
Đó là cách Trung quốc đang tàn hại dân tộc VN . Đưa sang một công nghệ lạc hậu, huy động tốn kém người quản lý như vậy thì tác dụng của công trình là gì. Đáu đớn thay những người có trách nhiệm nhận "hàng" của TQuốc lại không có tâm và không đủ tầm để biết mình đang nhận cái gì từ TQuốc.
Hải Long
23/02/2017
Quí Còm ta thắc mắc chi cho tổn sức lực, để dành sức ấy mà về tạ ơn bà xã, nước Việt mình bây giờ là cái gì cũng nhất thế giới, nhất khu vực: uống bia nhiều nhất thế giới, y tế cũng giỏi nhất khu vực, lượng kiều hối năm nay về nhiều hơn năm trước, xuất khẩu đạt hàng tỉ USD, tiến sĩ, thạc sĩ có số lượng nhiều nhất thế giới, nhưng chất lượng thì bèo nhất thế giới vì không biết làm ra con ốc vít, trường đại học nhiều vô số kể tận Nam Quan cho đến mũi Cà Mau có hàng vạn trường đại học hay học đại, và người Việt mình hiện nay thích đâm chém cũng nhất thế giới, cứ nhìn không thích là chém ngay, cuối cùng thì người Việt mình có thu nhập thua cả người Lào và người Campuchia, thì giời ơi là giời ngó xuống mà coi.
Phu Ngu
23/02/2017
Không sớm thì muộn, sự thật cho thấy cung cách đầu tư, vận hành, hoạt động của tuyến đường sắt kì tích này sẽ thiết lập thêm các kì tích mới về hệ lụy xấu! Chờ xem chuyện gì tiếp theo thôi!
Manh chun
23/02/2017
Không biết là tạo công ăn việc làm cho người dân hay là tiêu tốn thêm tiền của dân đây? Thật là nực cười, 50 người cho 1km mà đường là đường sắt lại ở trên cao, hai bên không có nhà dân hay vướng víu gì cả, vậy 50 này đứng ở đâu và làm gì?
Thinh
23/02/2017
Tôi xin khẳng định 100% nhân viên đó là con em cháu tra của các bác trong ngành
tuntun
23/02/2017
Ồ! Đây là cách đột phá về việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho công dân thủ đô! Tin rất vui với những sinh viên ra trường thất nghiệp! Chỉ là khi tuyển lao động có công khai minh bạch hay không thôi! Nhiều nhân viên làm việc -> chi phí tăng cao -> vé tàu giá cao -> ít người đi tàu -> thua lỗ chi phí -> nhà nước lại móc túi từ tiền thuế của dân.
luongto123
23/02/2017
CÁC BẠN CỨ XEM, người dân HÀ NỘI sẽ là người tai nạn đầu tiên, vì công nghệ TQ, lỗi thời so với các nước tiên tiến. các quan tham đã ký hợp đồng là do có hỏa hồng lớn không khác gì quan chức cam pu chia, phải chăng trung ương cũng có thành phần nằm trong số lợi ích nhóm này vì thời gian chậm trễ mà cứ để như vậy không biết sót sa đồng tiền của đất nước chi vô tội vạ...
TRẦN QUỐC VIỆT
23/02/2017
Công nghệ TQ chỉ phù hợp với đất nước 1,3 tỷ dân thôi.
Lữ khách phương Nam
23/02/2017
Chơi với Tàu chỉ bị thiệt, nhưng lọt sàng xuống nia đi đâu mà thiệt. Tuyển nhân sự dự phòng để đẩy tàu về ga là phương án đúng đắn đấy
hoài anh
23/02/2017
giờ kêu sinh viên đại học thất nghiệp tràn lan , người ta tạo công ăn việc làm cho dân lại còn kêu
Việt Dương
23/02/2017
Cần thiết phải vẽ ra nhiều biên chế cứng để chúng tôi còn bán. Chứ cứ rinh thứ công nghệ hiện đại từ EU, Nhật, Mỹ về thì đám quản lý bậu xậu... móm hết à!!!
Homless Bolsa
23/02/2017
Thông tin từ đâu mà tác giả biết có 600 người thì tác giả hỏi từ đó ?
mạnh nguyễn
23/02/2017
tác giả đã tìm hiểu đường sắt trên cao vận hành như thế nào chưa. nó bao nhiêu bộ phận, cần làm những gì. tại sao lại phán xét như vậy. làm gì có chuyện một ga tàu 3 nhân viên điều hành. tôi đi tàu ở singapore ít nhất cũng vài chục người chưa nói là các bộ phận khác mà mình không nhìn thấy được.
Hoàng khánh Hào
23-02-2017
Ko phải 13 km 600 ng . 26 km là số ng tăng gấp đôi ,bộ phận quản lý dĩ nhiên sẽ cố định ,có tăng là tăng nv soát vé ở các trạm thôi chứ ai chơi nhân số ng theo km như vậy
y kien
23/02/2017
Dù sao cũng đã lỡ theo lao rồi ! lãnh đạo của chúng ta cứ nghe là thấy hợp lý rồi còn có biến thì kệ tính sau. chấp nhận thôi
Nguyên văn thành
23/02/2017
Mai này còn phải nhận tin lương của nhân viên đường sắt trên cao cao gấp mấy lương của nhân viên đường sắt nữa đấy
Minh Quân
23/02/2017
Đọc 600 người điều hành trên đoạn đường 13km mà bật cười. Nếu biết thế này các bác chỉ cần khôi phục lại xe điện như những năm 1980 có lẽ " vừa túi tiền " hơn. Ngày ấy có lẽ chỉ cần 20 người cho đoạn từ hồ Hoàn Kiếm về tới chợ Hà Đông.
Như Quỳnh
23/02/2017
Nên thuê Nhật và Pháp làm đường sắt sẽ tiết kiệm nhân lực hơn nhiều.
Hải Long
23/02/2017
ước mơ của tôi là bao giờ Việt Nam mình xây được tàu cao tốc như Đài Loan sắp thành hiện thực rồi. Nhưng mới chỉ có 13 km thôi. Bao giờ nó mới về tới Hải Phòng nhỉ
sonvm
23/02/2017
Đừng hỏi vì sao? Vì quản lý thuế vừa vào thông báo là thuế nhà tôi tăng lên gấp đôi từ 150k lên 300k đây này.
Hải Dương
23/02/2017
Tại Matxcova, họ cũng có 1 hệ thống tàu điện 1 đường ray chạy trên không. Hệ thống khai trương từ 11.2004, đầu tiên là dùng cho khách tham quan . Từ 01.2008 thì chuyển sang chế độ vận chuyển hành khách theo hệ thống của metro. Hệ thống đường trên không dài 4,7 km, gồm 6 nhà ga. Hàng ngày hệ thống vận chuyển 18.000-19.000 hành khách trong các ngày làm việc và 11.000-12.000 hành khách trong các ngày nghỉ. Thời gian trung bình giữa các chuyến tàu là 16p. Các tàu điện 1 đường ray chạy trên không duy nhất trên thế giới chạy bằng các động cơ điện xoay chiều tuyến tính (chứ không phải bằng đệm từ), được lắp ở các trục quay bó sát vào đường ray treo 3 mặt và có hệ số an toàn rất cao. Mỗi đoàn tàu thường có 6 toa. Hệ thống hiện có 8 đoàn tàu, 6 hoạt động thường xuyên, 1 dự bị (dùng cho trường hợp quá tải khách và các trường hợp cứu hộ khẩn cấp), 1 thay nhau sửa chữa theo định kỳ. Hệ thống có thể hoạt động ở các chế độ hoàn toàn tự động, bán tự động và điều khiển bằng tay. Hiện tại hệ thống được hoạt động chủ yếu ở chế độ bán tự động. Mỗi đoàn tầu hiện chỉ có 1 người lái,còn tổ phục vụ ở các nhà ga (gồm 1 bán vé, 1 bảo vệ, 1 lao công, 1 quan sát camera và điều hành) cũng không quá 6 người/1ca. Hệ thống được trang bị các máy camera kiểm soát tự động. Mặc dù vậy, hệ thống này sau thời gian hoạt động đã cho thấy không hiệu quả bằng metro ngầm. Chi phí cho xây dựng và hoạt động của nó cũng khá cao so với hệ thống tầu điện trên mặt đất nên thành phố đã có lúc định đóng lại hoàn toàn loại phương tiện này. thu gọn
Khánh Đoan
23/02/2017
Cứ nghĩ là chỉ cần vài trăm người là quá dư thừa nay có trên 600 người không biết họ làm cái gì cho hết thời gian có lẽ lập danh sách nhân sự để hưởng lương thôi
Hoài AnLương Trịnh
23/02/2017
Trung bình 1 người/ 20 mét dài, thế thì mỗi người nên bế (ẵm) khách rồi chạy 20 mét chuyển cho người tiếp theo, bỏ tầu lại ở ga cho nó mới vưa đỡ tốn điện lại khỏe như VĐV
Hai
23/02/2017
Việt Nam lại có thêm kỉ lục mới được xác nhân
BPhone
23/02/2017
Rồi xem số lượng khách sẽ rất thưa thớt vì hệ thống giao thông của ta chưa kết nối liên thông và đồng bộ như các nước khác.
Số nhân viên nhà Ga sẽ đông hơn cả lượng khách lưu thông trên tầu.
Nghĩa Hiếu
23/02/2017
Chắc các bác ấy nghĩ: "Đang thời buổi người khôn của khó, cho nên tạo ra được 600 công ăn việc làm là một thành tích vang dội đáng được sử sách ghi công" rồi.
Tùng Lâm
23/02/2017
Hàng ngày tôi đi lại dọc đường Nguyễn Trãi, hơn năm nay thây tiến độ, tốc độ thi công cũng như phần thiết kế khá lủng củng (kích thước cột, dầm; lắp đặt dầm dọc; thi công nhà ga;.. cứ làm cách quãng,lúc nhanh lúc rất chậm, bỏ cách quãng ...). Và chúng tôi hỏi nhau về khả năng sử dụng nó, đặt địa vị tôi, nếu còn xe buýt thì tôi cũng sẽ không bao giờ leo lên leo xuống để đi tàu này đâu
Hữu Tâm
23/02/2017
Tác giả viết như thế cũng đúng. Có một nội dung về tuyển người đi nước ngoài đào tạo bằng vốn vay thì có thể người viết thật thà quá ? Họ không "dại" như vậy đâu...
Đức Huy
23/02/2017
Mình thì không khoái cái món Metro của TP.HCM cho lắm! Chỉ một tuyến số 1 đã lên tới hơn 2 tỉ đô - la Mỹ, tức là khoảng trên 40.000 tỉ đồng. Số tiền này nếu bỏ ra làm đường bộ thì TP.HCM sẽ mở thêm được khoảng 40 con đường cho toàn thành phố - tác dụng thúc đẩy kinh tế là lớn hơn gấp nhiều lần cái Metro kia. Metro thì chỉ dành cho người đi, còn đường bộ thì không chỉ có người mà còn cho hàng hóa lưu thông nữa, lợi hại hơn nhiều.
Tiến Minh
23-02-2017
Bạn ơi, không phải ngẫu nhiên mà các nước tiên tiến trên thế giới đã có Metro hàng trăm năm nay. Lợi ích của nó rất lớn nếu được khai thác hợp lý và đúng công suất... Nhìn quanh ta Sing, Mã, Thái cũng có trước ta vài chục năm rồi. Cái gì thế giới đã làm thì ít nhiều gì cũng đáng để Việt Nam ta học hỏi và tiếp cận, có như vậy thì đất nước mới văn minh hiện đại trong tương lai bạn ạ!
Kiều Nga
23-02-2017
Nhiều người đi trên đó thì đường bộ sẽ thông thoáng thôi bạn. 40 con đường cũng chẳng là gì so với mạng lưới giao thông tại TP. HCM và lại với chi phí mở rộng và giải tỏa thì cũng chẳng làm được bao nhiêu km đường trong thành phố đâu.
Chấn Huy
23/02/2017
trời ơi chỉ có 13 km mà cần tới 600 người phục vụ đoàn tàu thật là lãng phí nhân lực và tiền bạc ,sao không lắp hệ thống tự động lái tàu như ở hàn quốc ,bán vé tự động một ga chỉ có duy nhất một người bảo vệ thì lợi kinh phí rất nhiều ...
Tuấn Hùng
23/02/2017
Thế giới đã khởi động cách mạng Công nghiệp 4.0 được mấy năm rồi. Không hiểu đoàn tàu này thế hệ thứ mấy mà bộ máy quản lý vận hành to thế, ngân sách nào chịu nổi. Bây giờ cho các bác ( Bộ máy 50 người/1 km nói trên) tự chủ hoàn toàn khi khai thác đoàn tàu này liệu các bác có dám nhận không? Bộ GTVT nên cân nhắc và xem xét nghiêm túc vấn đề này.
Phương Quang
23/02/2017
Nhân sự đông đảo là truyền thống của các công ty nhà nước mà.
Phạm Nguyên An
23/02/2017
Đọc mà chẳng biết cuộc sống sau này còn nhiều chuyện bi hài và bao nhiêu tấn hài kịch nữa. Cảm thấy mọi việc vô lý sờ sờ thế mà nó cứ diễn ra. Uất nghẹn vô cùng
Tran Chu Tich
23/02/2017
6oo ngươi phuc vu 13km nhưng trong đó có 599nguoi là con cháu ah em cua các vi lãnh đao to nhỏ của bộ no nganh kia roi cuả thành phô rồi
Khải Tâm
23/02/2017
Tôi tin công trình này có xong thì cũng lại đắp chiếu như nhiều công trình khác thôi. Một sự lãng phí vô tội vạ. Hàng của trung quốc thì dân cũng chẳng dám đi đâu. Giờ đi đâu qu đường đấy cũng sợ. Tàu lao xuống thì lại khổ nhiều người dân nữa
Công Trần
23/02/2017
Giao cho Tổng cục đường sắt tự hoạch định kinh doanh, tự nuôi công nhân, tự trả nợ... xem bao nhiêu lâu thì Nhà nước thu hồi vốn. Chắc phải bán vé giá bằng VN airline chặng HN-HCM.
Gia Đình
23/02/2017
Nhà Gà Tại sao phải dùng đến 600 con người là vì đây là tàu china chứ đâu phải japan hay usa như mấy chiếc xe cá nhân của các cán bộ. Cũng vì vậy nếu trượt bánh đường day thì lấy đâu ra người đỡ em và các bác đều đi lm đề mưa sinh mà lên 600 con người kia ra đỡ các bác à.
Vĩnh Hòa
23/02/2017
Công việc quản lý, vạn hành phải căn cứ các định mức kỹ thuật chuyên ngành mà bố trí nhân sự Người không hiểu chớ suy diễn và cho là lãng phí. Bởi chính họ phải hạch toán để trả khấu hao,, chi bảo dưỡng thường xuyên và trả lương cho bộ máy vận hành, nộp thuế nhà nước nữa v.v...Đương nhiên không thể để lỗ được đâu.mọi người ơi.
đỗ mạnh tuấn
23/02/2017
Tôi thấy mấy bác cứ hỏi là : thông tin ở đâu ra 600 người? Có biết vận hành những gì ko? Vv...
Xin thưa mấy bác đặt câu hỏi là Các bác đầu óc thật ấu trĩ có thể nói là kém cỏi và ko chịu khó tìm hiểu bjo thông tin đầy dẫy mà hỏi câu hỏi quá khó như vậy.
Xin thưa với các bác, các bác ko có điều kiện ra nc ngoài thì các bác cũng phải tìm hiểu trước khi nói nhé !
Tôi ở hàn quốc mấy năm mà tôi để ý hệ thống tàu điện ngầm của họ vận hành rất tốt ... Ấy vậy mà tự động hoá đa số từ mua vé cho đến soát vé....thì thử hỏi có bao nhiêu nhân viên ??? Trong khi hệ thống tàu điện ngầm của họ trải khắp đất nc????
Thế cho nên các bác đừng đặt câu hỏi như thế người ta lại cười cho.
mr.tân
23/02/2017
Có bác nào biết tuyển nhân viên đương sắt chỗ nào không chỉ em với
dân đen
23/02/2017
mọi thứ thế giới không có chỉ việt nam mới có?????
Minh Vo
23/02/2017
Tôi đi tàu điện ở singapore, tàu chạy không có người lái (họ đã tự động hóa hoàn toàn) ở ga tôi chỉ thấy có 2 nhân viên trực trong boot để giải quyết những công việc cần thiết. Mọi chỉ dẫn được hiển thị bằng hệ thống màn hình điện tử hoặc bảng in chữ to, rõ ràng, ở phía trước các bục check in (tự động) có bảng sơ đồ hệ thống tàu điện, mọi thứ rất minh bạch, rõ ràng. Nhà ga sạch đẹp, văn minh lịch sự, dòng người lên xuống tấp nập nhưng vẫn rất trật tự không ồn ào, tự động xếp hàng khi lên tàu. Vậy mà VN mình lại đi mua cái tàu công nghệ cổ xưa ấy, rồi đây tiền vé sao đủ chi trả lương cho nhân viên đây ?
khuong duy hung
23/02/2017
do nhận thức hay bị chơi khăm , mà một sự lãng phí không hề nhỏ cho công trình chẳng đáng !
Nguyễn nam
23/02/2017
Đây là cách các ông Việt nam bảo là ( đi tắt đón đầu) toàn lợi ích nhóm
Chắc cần nhiều công nhân để vá lóp xe điện.