Tổ chức Friedrich-Ebert-Stiftung là một cơ quan phụ thuộc đảng Xã hội Dân chủ Đức (SPD). Giống như các đảng phái chính trị khác, SPD cùng các cơ sở lệ thuộc hoạt động qua sự tài trợ của ngân sách quốc gia và tiểu bang, nói cách khác, hoạt động nhờ vào tiền thuế do người dân đóng.
Ngày 25.04 vừa qua, Friedrich-Ebert-Stiftung phối hợp với một cơ quan khác để tổ chức một buổi hội thảo tại thủ đô Berlin mà mục đích chính là giới thiệu cuốn sách mang đầu đề “UnSichtbar. Vietnamesisch-Deutsche Wirklichkeiten“. (Vô Hình. Các Sự thật Việt-Đức). Nội dung chính của sách là những chuyện kể. Những nhân vật tham gia kể chuyện bản thân là thuyền nhân, thợ khách và những kẻ sang Đức rồi về lại Việt Nam. Có tất cả mười hai người Việt Nam sử dụng lối văn trần thuật bên cạnh vài nhân vật người Việt được phỏng vấn. Ngoài ra còn có một số người Đức góp bài viết cho cuốn sách dày 368 trang.
Khi nhận được thông tin liên quan đến buổi hội thảo và sau khi đọc kỹ tên họ những thành phần Việt và Đức có tên trong danh sách những người tham dự, tôi gửi thư chất vấn ban tổ chức vì tuy sách được giới thiệu là tài liệu nghiên cứu khoa học về thuyền nhân tỵ nạn và di dân kinh tế Việt Nam nhưng chỉ có hai người là thuyền nhân chính cống trong khi những thành phần đang hợp tác với bạo quyền Việt cộng hoặc những kẻ đã sang Đức kiếm việc làm, thậm chí xin tỵ nạn nhưng rồi lại quay trở về Việt Nam sinh sống, lại chiếm đa số. Hơn nữa trong số tham dự viên có cả gã Đại sứ Việt cộng tại Đức (nghe nói gã Đại sứ vào giờ chót từ chối không tham dự buổi hội thảo). Thư tôi gửi cho những người Đức mà tôi xem là có thẩm quyền và trách nhiệm nhưng phụ trách trực tiếp trả lời cho tôi qua điện thoại lại là một người Việt.
Người Việt trả lời tôi qua điện thoại tự xưng tên là Thanh Long và cho biết sinh vào thập niên 1980. Theo dự thảo chương trình, anh ta phụ trách một phần buổi hội thảo vào buổi sáng. Anh Thanh Long còn là người sáng lập và xúc tiến từ hơn mười năm nay nhiều dự án tạo hiểu biết giữa thiểu số di dân và đa số dân chúng trong xã hội Đức mà một trong những dự án đó là dự án UnSichtbar. Ngoài ra lấy nguồn cảm hứng từ dự án UnSichtbar, Thanh Long đã có sáng tác nghệ thuật mang tựa đề “Die Unsichtbaren“ (Những kẻ vô hình), tác phẩm nghệ thuật này được biết đã được triển lãm tại Hội trường Nghệ Thuật Liên bang ở Bonn năm 2016. Lần này cùng cộng tác với tổ chức Friedrich-Ebert-Stiftung và cơ quan DOMID, một trung tâm lưu trữ tài liệu liên quan đến di dân ở Köln, Thanh Long cho ra mắt cuốn sách UnSichtbar. Tất cả chi tiết liên quan đến Thanh Long chỉ có vậy; trong khi đối với một số những người Việt Nam khác – như Đinh Kim Tân, Hoàng Thị Mỹ Lâm, Hoàng Thị Minh Thảo, Lê Thị Lài, Lê Trần Bình, Tạ Thị Minh Tâm – người đọc được cung cấp chi tiết về sinh quán thậm chí về gốc gác. Tuy nhiên nếu tài liệu in trên giấy trắng và bằng mực đen không đem lại chi tiết gì về cội rễ của nhân vật Thanh Long thì chỉ cần nghe anh nói chuyện – qua điện thoại – một hai phút là có thể ước đoán gay gốc gác của anh. Giọng nói, cách phát âm, lối dùng chữ của Thanh Long chứng tỏ anh không thể nào thuộc “chủng tộc“ Việt Nam Cộng Hoà. Hầu hết nếu không là tất cả người Việt Miền Nam khi nghe một đồng hương nói chuyện đều có thể nhận biết ngay là người đối thoại với mình không thuộc xã hội Miền Nam trước 1975.
Con người không thuộc xã hội Miền Nam trước 75 giờ đây ở Đức đưa ra đường lối nhằm “die Tür zur Versöhnung zwischen den ehemaligen Kriegsgegnern einen Spalt zu öffnen“ (mở hé cánh cửa dàn hoà giữa những kẻ thù hai bên chiến tuyến ngày trước). Nghe thật mủi lòng.
Tuy nhiên cánh cửa lúc nào cũng đã mở rồi
Ở nước Đức này, tập thể người Việt tỵ nạn cộng sản đã từng đón tiếp nhiều bà con nguyên xuất thân từ bên kia chiến tuyến. Các anh chị đến cùng chúng tôi trong những buổi sinh hoạt đấu tranh chính trị và/hoặc văn hoá xã hội. Thông thường họ là những cá nhân : một linh mục xuất thân từ xứ đạo Thái Hà, một nhà văn nữ ở Berlin, một nam kỹ sư ở Leipzig, một cựu sĩ quan thuộc các “lực lượng vũ trang nhân dân“ ở München, một nhân vật được xem là đối kháng xin tỵ nạn tại Pháp v.v..; nhưng cá biệt họ có thể là một nhóm người khá đông đảo. Trong tam cá nguyệt đầu năm 2014, Trung cộng đưa giàn khoan dầu xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Chúng tôi cấp tốc tổ chức biểu tình phản đối trước đại sứ quán Trung cộng ở Berlin. Khi được biết tin này, Bà Trịnh thị Mùi, Chủ tịch Hội đồng Thành viên thuộc Hội Liên Hiệp Người Việt toàn Liên Bang Đức – là một tổ chức của Việt cộng –, Tổng Giám đốc Trung tâm Thương mại Thái Bình Dương ở Berlin, nguyên là công nhân lao động xuất khẩu thời mồ ma Đông Đức, gửi điện thư và gọi điện thoại cho chúng tôi, đề nghị cùng phối hợp tổ chức biểu tình chống Trung cộng. Chúng tôi không đồng ý phối hợp tổ chức nhưng chấp thuận để Bà Trịnh thị Mùi gửi người cùng tham gia biểu tình với điều kiện không được sử dụng cờ đỏ sao vàng mà tất cả cùng đứng dưới Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà nền vàng ba sọc đỏ. Bà Trịnh thị Mùi tán thành và chúng tôi có thêm một nhóm người cùng góp phần biểu dương lực lượng. Trong trường hợp này đã có sự "làm lành" ngắn hạn giữa hai thành phần người Việt từng ở hai chiến tuyến, một bên chống cộng và một bên theo cộng. Sở dĩ được như vậy là vì trên nguyên tắc, những đồng bào đã rời bỏ đất nước mà không phải vì muốn sang Đức kiếm ăn thì chỉ có thể chọn cho mình phe nào có chính nghĩa, chọn cho mình phe nào đấu tranh cho đất nước thoát ách nô lệ kẻ thù truyền kiếp phương Bắc. Trong khi đó thì thái độ thoả hiệp với bạo quyền Việt cộng là thái độ phản bội chính nghĩa dân tộc.
Phí phạm ngân quỹ
Công luận Đức biết rõ là trường sở nhiều nơi trên đất Đức vì thiếu tiền nên tường vách dơ bẩn, nhà vệ sinh mất hẳn vệ sinh; nó cũng biết rõ là đường sá nhiều vùng trên đất Đức vì thiếu tiền nên người dân chạy xe sụp ổ gà hà rầm. Tờ nhật báo General-Anzeiger ở Bonn số ra hai ngày thứ bảy/chủ nhật 29/30.04.2017 chạy tít lớn nơi trang nhất Krankenhäusern fehlt das Geld (Nhà thương thiếu tiền). Theo thiên phóng sự này thì trong năm qua bảy bệnh viện ở Bonn với 2898 giường bệnh thiếu hụt 15,5 triệu Euro. Kết quả là phải hạn chế trang bị hiện đại và đắt tiền và/hoặc phải dẹp bớt một số chuyên khoa. Trong khi đó thì một tổ chức thống thuộc một đảng lớn đang tham gia cầm quyền lại có đủ tiền để trang trải chi phí cho một buổi hội thảo nặng tính trình diễn mà nhẹ phần thiết thực. Một mặt người dân Đức cần cù lao động oằn vai đóng thuế để rồi lúc ốm đau vào bệnh viện thì bệnh viện thiếu tiền, ra ngoài đường thì ổ gà lồi lõm, cho con cháu đi học thì nhà trường dơ bẩn không có vệ sinh. Mặt khác có những kẻ hữu trách hữu quyền sẵn lòng mang công quỹ ra ứng cấp cho những kế hoạch tài trợ chi phí di chuyển, ấn hành tài liệu v.v..nhằm hoàn thành một chương trình được gọi tên là nghiên cứu khoa học nhân văn mà mục đích là hoá phép cho những con người vô hình trở thành hữu hình (!?!?).
Từ trường chính nghĩa
Người Việt tỵ nạn cộng sản có chính nghĩa. Điều này những ai còn chút lương tri, còn chút đạo lý đều không thể nào bác bỏ được. Và những ai còn chút lương tri, còn chút đạo lý thì đều sẵn sàng đến với những người có chính nghĩa. Ngoạn mục hơn nữa, các anh chị em bình thản và thung dung chấp nhận cùng chúng tôi đứng dưới một lá cờ chung. Tôi muốn nói rõ hơn : đứng dưới quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà nền vàng ba sọc đỏ.
Ngày Quốc Hận năm nay tôi đã quan sát những thành phần dân tộc do sức hút của từ trường chính nghĩa quốc gia phát huy tác dụng thu hút đến Hội trường Thánh đường St. Aloysius Berlin khi các anh cùng chúng tôi cử hành nghi lễ khai mạc. Không rõ các anh đã thuộc lòng bài Tiếng gọi công dân chưa nhưng điều đó cũng chẳng có gì là quan trọng khi khí thế bừng bừng trong Hội trường vào lúc cử quốc ca thừa sức tiếp lời ca, thay tiếng hát cho các anh chị em. Lúc chúng tôi cùng hát bàiDeutschlandlied thì đâu có ai đảm bảo là mọi người chúng tôi đều cùng thuộc nằm lòng quốc ca nước bạn đã cho các anh chị em một chỗ trú thân an toàn bên cạnh chúng tôi!
Không phí phạm một xu tiền thuế do người dân Đức đóng góp, chúng tôi vẫn đạt được mục đích mở rộng cánh cửa, dang tay chào đón những đồng hương thực sự có lòng với chính nghĩa.
Bs.Trần Văn Tích
03.05.2017
* Jason Charles Bourne là một nhân vật tiểu thuyết phản gián có lý lịch rất mơ hồ, Hollywood đã quay thành phim.
------********------
Tài liệu này đã được gửi cho những giới chức Đức có thẩm quyền và có trách nhiệm.
Die Tür der Versöhnung à la Vietnamesisch
Tran Van Tich
Die der Sozialdemokratischen Partei Deutschland (SPD) nahestehende Friedrich-Ebert-Stiftung e.V. organisierte am 25. April 2017 in Berlin eine besondere Konferenz mit dem Hauptziel, ein Buch zu präsentieren, das es sich zur Aufgabe macht, die Geschichte(n) verschiedener Boatpeople und Migranten aus Vietnam sichtbar zu machen. Das Buch wird vom Dokumentationszentrum und Museum über die Migration in Deutschland e.V. (DOMID e.V.) und der Friedrich-Ebert-Stiftung herausgegeben und hat als Titel „UnSichtbar. Vietnamesisch-Deutsche Wirklichkeiten“. Für die Verantwortlichen und insbesondere für den Leiter des Projekts „UnSICHTBAR“, Herrn Thanh Long, ist das Schicksal der Flüchtlinge und/oder Migranten aus Vietnam bis jetzt unsichtbar. Außerdem versucht Herr Thanh Long gern, die Tür zur Versöhnung zwischen den ehemaligen Kriegsgegnern einen Spalt zu öffnen. Ich habe das Glück und die Ehre, ein Exemplar des Buches als literarisches Geschenk zu erhalten. Als Zeichen meiner Dankbarkeit, erlaube ich mir hiermit, meine unmaßgebliche und konstruktive Meinung über das Buch zu äußern.
Porträt eines Unbekannten
Erst am 24. April habe ich die Gelegenheit gehabt, Herrn Thanh Long kennenzulernen und zwar durch sein Telefonat aus Berlin. Nach nur einer Minute direktes Gespräch weiß ich sofort, dass Herr Thanh Long und seine Familie Kriegsgegner von mir und meiner Familie in der Vergangenheit waren. Die Aussprache, die Artikulation, die Formulierungen verraten deutlich seine Herkunft. Seine Familie stammt aus Nordvietnam, meine Familie ist authentisch südvietnamesisch. Seine Eltern haben höchstwahrscheinlich nicht die zahllosen Umerziehungslager für kontra-revolutionäre Elemente aus Südvietnam nach der Machtergreifung der Kommunisten am 30.04.1975 kennengelernt, wie ich. Er selbst hat sehr wahrscheinlich nicht die traurige und fatale Lage erlebt, wonach die Aufnahme eines Jungen oder eines Mädchen an der Universität vom Lebenslauf und nicht von den Leistungen abhängig ist, wie meine Kinder. Es kann sein, dass er in Südvietnam geboren war, aber er ist kein echter Südvietnamese im Sinne der historischen Entwicklung der Neuzeit in unserer Heimat. Kurz und bündig formuliert, gehört die Familie des Herrn Thanh Long den sogenannten Siegern des letzten Krieges während meine Familie sogenannte Verlierer des gleichen Krieges war. Jetzt versucht dieser in Deutschland lebende Sieger eine Tür zu öffnen und zwar zwischen ihm und seinen Kommilitonen einerseits und landsmannschaftlichen, besiegten Familien und Persönlichkeiten andererseits. Sicherlich eine ehrenvolle Idee, jedoch eine zügellose Phantasie.
In der Rubrik „Autor_innenverzeichnis“ des Buches gibt es zwölf vietnamesische Namen. Ihr kurzer Lebenslauf lässt ahnen, wer sie sind. Im Gegenteil sind wichtige Einzelheiten der Vergangenheit von Herrn Thanh Long außer Acht gelassen worden. Für mich ist es zielbewusst. Für seine Mission, die Tür zur Versöhnung zwischen den ehemaligen Kriegsgegnern einen Spalt zu öffnen, braucht er eine Jason Bourne Biographie*. Aber dies hat als Konsequenz, dass man das Vertrauen zu ihm verliert bevor man die Absicht hat, etwas mit ihm zu tun.
Ein verschwenderisches Projekt
Das Buch erzählt die Geschichte(n) einiger Boatpeople sowie die einiger Vertragsarbeiter_innen. Diese fragmentarische Darstellung des Lebens von Menschen hat nichts Besonderes. In unzählbaren individuellen Memoiren ist es zu lesen. Die Lebensgeschichten in dem Buch sind mehrheitlich banal und langweilig. Warum soll also die Friedrich-Ebert-Stiftung e.V. dieses Projekt finanziell unterstützen, natürlich überwiegend durch Zuwendungen aus dem Bundes- sowie den Länderhaushalten; das heißt, durch Steuern; während mehrere deutsche Schulen, viele lokale Straßen usw. sich in einer desaströsen Lage befinden?** Man befürwortet ein Projekt das das Ziel anvisiert, Thomas Mann, Heinrich Mann, Klaus Mann, Anna Seghers, Bertolt Brecht mit Anhängern des „Führers“ zu versöhnen, anlässlich einer Tagung über die Exilliteratur !
Die kommunistische Partei Vietnams hat viele Resolutionen veröffentlicht, um eine so-genannte Versöhnung zwischen den ehemaligen Kriegsgegnern zu erreichen; bis jetzt jedoch quasi erfolglos. Die frühzeitige Bevölkerung Südvietnams leidet fürchterlich unter der kommunistischen Gewaltherrschaft und kann nie die Verbrechen der Kommunisten vergessen. Außerdem bleibt Vietnam weiterhin kein freies, demokratisches Land. Regimekritiker_innen, Menschenrechtler_innen, Umweltaktivisten werden dort willkürlich schikaniert, verhaftet, gefoltert, gebannt und sogar ermordet. Ein verantwortungsvoller und patriotischer Vietnamese kann nur prinzipiell und radikal die Legitimität aller kommunistischen Institutionen und/oder Behörden verneinen. Die Organisatoren der Tagung haben aber den vietnamesischen kommunistischen Botschafter zur Tagung eingeladen. Die Würdigung diplomatischer Beziehungen darf nicht die unkritische Unterstützung der politischen Diktatur beinhalten.
Zurück zum Ziel der Tagung, zumindest vom Standpunkt des Herrn Thanh Long. Wir sind bereit, gute und freundschaftliche Beziehungen mit der anderen Seite zu unterhalten. Bei vielen politischen und/oder sozialen Veranstaltungen haben wir Persönlichkeiten vom Kreis der vietnamesischen Dissidenten herzlich begrüßt. Wir sehen leider keine Möglichkeit, wir haben unglücklicherweise kein Interesse, mit Personen oder Vereinen Kontakt bzw. Mitarbeit durchzuführen, die nicht die internationalen Grundwerte respektieren und die sich ein diktatorisches Regime unterwerfen. Eine Kooperation mit kommunistischen Organisationen lehnen wir kategorisch ab. Wir wollen einfach nicht nochmals politisch kapitulieren, nachdem wir militärisch kapitulieren mußten, als die Amerikaner uns verräterisch und inhuman am 30.04.1975 im Stich gelassen haben.
Unser autarker eigener unabhängiger Weg
Im ersten Trimester des Jahres 2014 schickten die kommunistischen Chinesen eine Ölbohrungsmaschine in die vietnamesischen nationalen Hoheitsgewässer. Die Exil-Vietnamesen veranstalteten sofort eine Protestkundgebung vor der Berliner kommunistischen chinesischen Botschaft. Bei dieser Gelegenheit schlug Frau Trinh Thi Mui, eine in Berlin lebende führende Persönlichkeit des so genannten Bundesverbands der Vietnamesen in Deutschland e.V.*** vor, zusammen mit uns Exil-Vietnamesen die Demonstration vor der chinesischen Botschaft zu organisieren. Ich, als damaliger Vorsitzender des Bundesverbands der vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland e.V., lehnte diese Art von Kooperation spontan ab. Ich erlaubte aber Frau Trinh Thi Mui ihre Anhänger zur Veranstaltung zu schicken mit der einzigen Bedingung, dass wir alle zusammen unter der südvietnamesischen Flagge standen. Frau Trinh Thi Mui war damit einverstanden. Wir haben die Tür zur Versöhnung zwischen den ehemaligen Kriegsgegnern weit, weit geöffnet und zwar mit eigenen Mitteln, ohne die Unterstützung von irgendwelchen Institutionen, ohne einen Cent von Steuerzahlern zu verlangen. Dies war uns so gelungen weil wir ehrliche, offene und anständige Leute sind; Leute die für die Menschenrechte, die Grundwerte der internationalen Zivilisation gekämpft haben und weiter kämpfen werden. Dies war uns so gelungen weil wir an der Seite der Gerechtigkeit stehen. Dies war uns so gelungen weil wir den Aufbau und die Konsolidierung demokratischer, sozialer und rechtsstaatlicher Strukturen befürworten, genau wie die Friedrich-Ebert-Stiftung e.V.. Nur wir befürworten diese großartigen Pläne nach unserer bescheidenen Art und Weise, die keinen Pfennig bzw. keinen Cent dem deutschen Otto-Normalsteuerzahler kostet.
2. Mai 2017
Dr. med. (staatl. Vietnam) Tran Van Tich
Ehrenvorsitzender des Bundesverbands der vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland
* Jason Charles Bourne ist eine von Robert Ludlum erfundene Figur eines Geheimagenten, der als Auftragsmörder für die CIA arbeitet.
(N.d.R., nach Wikipedia).
** Mir wurde erzählt, dass ein in Oldenburg lebendes vietnamesisches Ehepaar als Gäste der Tagung Fahrkosten komplett erstattet bekommt. In der Liste der Gäste sind zumindest zwei Personen, die direkt von Vietnam zur Tagung kommen. Ich weiß nicht, wer für die beiden Herren die Flugkosten nach Berlin, die Übernachtungskosten in Berlin usw. bezahlt.
*** Der sich ausgebende als Bundesverband der Vietnamesen in Deutschland e.V. ist eine von der kommunistischen vietnamesischen Botschaft in Berlin unterstützende Organisation.