Thật tội nghiệp cho cựu Tổng thống Mỹ Obama, vì ông tưởng rằng chính nhờ ông mà nền kinh tế Mỹ đang bùng nổ như hiện nay, Fox News viết.
Phát biểu tại một hội nghị các thị trưởng thành phố Chicago hồi tháng 6/2017, ông Obama nói: “Chúng ta đã chứng kiến một giai đoạn tăng trưởng việc làm kéo dài nhất trong lịch sử nước Mỹ – và vẫn đang tiếp tục”. Sau một lúc ngưng lại, ông nói thêm: “Cảm ơn Obama.”
Ông Obama luôn xuất sắc trong những bài phát biểu. Nhưng thực tế ông có làm nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ hay không?
Không nhiều lắm. Chắc chắn không phải là loại tăng trưởng 3% mà Hoa Kỳ đang hưởng ngày hôm nay. Sự tăng trưởng mạnh mẽ hiện nay đã giúp tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 17 năm qua.
Thay vào đó, chúng ta đã thấy một giai đoạn tăng trưởng tẻ nhạt, không thể giúp thúc đẩy tinh thần (hay tiền lương) của những người Mỹ chán nản khi Obama làm tổng thống.
Cựu Tổng thống Obama sẽ không bao giờ hiểu được những gì đã xảy ra vào Ngày Bầu cử và tại sao tâm trạng của người Mỹ lại sáng lên.
Trái với mọi dự đoán, thị trường chứng khoán bắt đầu bùng nổ vào ngày 9/11/2016, một ngày sau khi cuộc bầu cử kết thúc. Chỉ số Dow đã tăng 257 điểm, và tăng thêm 9% vào cuối năm.
Tại sao? Bởi vì các nhà đầu tư tin rằng Tổng thống tân cử Donald Trump có quyết tâm tạo thêm công ăn việc làm, đưa các hợp đồng kinh tế trở lại Mỹ, giảm thuế và nới lỏng các chính sách quản lý do ông Obama tạo ra. Đó là lý do tại sao ông Trump đắc cử.
Điều ông Obama không bao giờ biết được là có một mối quan hệ gần gũi và quan trọng giữa sự lạc quan và tăng trưởng. Người tiêu dùng lạc quan tiêu tiền. Nhà đầu tư lạc quan mua cổ phiếu. Quan trọng nhất là các chủ doanh nghiệp nhìn thấy được tương lai lạc quan và họ sẽ đầu tư vào tăng trưởng.
Sự lạc quan bùng nổ vào ngày 8/11 năm ngoái thật đáng kinh ngạc. Theo tổ chức nghiên cứu Conference Board, vào 1 tháng sau cuộc bầu cử, chỉ số niềm tin tiêu dùng đã tăng lên mức cao nhất trong 15 năm qua. Nó “vượt xa mong đợi của nhà phân tích”. Chỉ số này chính xác đã tăng lên từ 98,6 đến 107,1. Kinh tế vĩ mô đã được dự báo chỉ số 101.5, nhảy lên mức cao nhất kể từ năm 2003.
Đại học Michigan cũng chứng kiến bước nhảy vọt của chỉ số niềm tin tiêu dùng. Richard Curtin, trưởng chuyên gia kinh tế của cuộc khảo sát cho biết: “Phản ứng ban đầu của người tiêu dùng đối với chiến thắng của ông Trump là để bày tỏ sự lạc quan hơn về tài chính cá nhân của họ cũng như triển vọng cải thiện cho nền kinh tế quốc gia.”
Người tiêu dùng không đơn độc. Các chủ doanh nghiệp nhỏ cũng được cổ vũ bởi cuộc bầu cử của ông Trump. Trên thực tế, hầu hết các biện pháp sản xuất và tình trạng kinh doanh đã được cải thiện trong những tuần lễ sau cuộc bầu cử.
Đảng Dân chủ coi công ty Mỹ là kẻ thù. Chuck Schumer mô tả kế hoạch thuế GOP như một phần thưởng cho các công ty lớn của Mỹ, như thể những lợi ích của nhóm đó là trái ngược với lợi ích của những người thuộc tầng lớp lao động Mỹ. Ông Obama không bao giờ quan tâm tới cộng đồng doanh nghiệp, không bao giờ cố gắng hiểu và giảm bớt mối lo lắng của họ.
Nhưng ông Trump đang làm điều đó.
Ông Obama đã để lại một danh sách các việc cần phải làm. Ông cũng để lại một nền kinh tế làm thất vọng hàng triệu người Mỹ trung lưu. Vì vậy, họ đã bầu Tổng thống Trump thay thế ông.
An Bình