Ảnh: Người dân Venezuela tại biên giới Colombia.
DẤU HIỆU MỸ SẮP TẤN CÔNG VENEZUELA ĐỂ GIẢI THOÁT CHO NGƯỜI DÂN KHỎI CHẾ ĐỘ PHI ĐẠO LÝ VÀ ĐỂ NẮN GÂN TRUNG QUỐC
Cuộc đại khủng hoảng ở Venezuela kéo dài từ lâu do sự thay đổi đường lối phát triển từ tư bản qua hình thái mang màu sắc xã hội chủ nghĩa của cố tổng thống Hugo Chavez ngày càng rơi vào tình trạng tồi tệ. Chỉ số lạm phát đã lên đến mức 200.000%, cùng với đó là tình trạng thiếu thức ăn và nhu yếu phẩm cần thiết, dẫn đến nạn đói và dịch bệnh hoành hành. Khủng hoảng khiến tạo nên một làn sóng hỗn loạn chạy trốn khỏi Venezuela lên đến gần 3 triệu người, chiếm đến 10% dân số nước này.
Tuy nhiên tổng thống hiện thời của Venezuela là Nicolas Maduro vẫn giữ đường lối bảo thủ, kiên quyết đi theo con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa mà không chịu thay đổi theo hướng kinh tế thị trường. Vì vậy việc giải quyết khủng hoảng ở Venezuela hầu như bế tắc.
AP dẫn một nguồn tin thạo tin cho biết hồi tháng 8/2018, Tổng thống Donald Trump có đề xuất một phương án quân sự đối với nước này nhằm giải quyết tình trạng bất ổn đe dọa an ninh trong khu vực.
Sau đó ngày 14/9, Tổng thư ký Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ (OAS) Luis Almagro tới thăm khu vực biên giới Colombia và Venezuela, nơi có làn sóng người dân tị nạn Venezuela tràn qua biên giới rất mạnh. Tại đây ông Luis Almagro úp mở: “Tôi không cho rằng nên loại trừ khả năng can thiệp quân sự vào Venezuela để lật đổ chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro. Ngoại giao nên là giải pháp ưu tiên hàng đầu nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng về nhân đạo và di cư trong khu vực, nhưng chúng tôi sẽ không bỏ qua bất cứ phương án nào, bao gồm cả quân sự”.
Phát biểu của ông Luis Almagro khiến Tổng thống Venezuela lo lắng. Một mặt ông này đe dọa “sẽ đưa phát ngôn của ông Almagro lên Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác vì ông ấy đã sử dụng chức Tổng thư ký OAS một cách không phù hợp nhằm khuyến khích can thiệp quân sự vào quê hương Venezuela của chúng tôi, cũng như tấn công vào nền hòa bình ở khu vực Mỹ Latin và Caribe”, một mặt khẩn cấp công du đến Trung quốc để tìm kiếm chỗ dựa.
Sau chuyến công du Trung quốc của ông Nicolas Maduro, vào ngày 22/9 vừa qua, một tàu hải quân Trung quốc lần đầu tiên đến Venezuela trong chuyến viếng thăm 8 ngày, có lẽ để bắn tiếng với Mỹ rằng Trung quốc sẵn sàng đứng sau lưng ông Nicolas Maduro.
Tuy nhiên mới đây ông Trump vừa ký quyết định trừng phạt mới về tài chính lên đệ nhất phu nhân Venezuela, bổ sung vào hàng loạt biện pháp trừng phạt tài chính các quan chức nước này, khiến tình hình càng nóng hơn.
Về mặt chiến lược, đối với một số nước trong phe xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới, Mỹ đã giải quyết tương đối ổn. Với Cu Ba, nước này đã có những bước đi cởi mở với Mỹ. Với Triều Tiên, hai nước đã có những tiến bộ vượt bậc trong ngoại giao. Với Việt Nam thì đã là đối tác tốt từ lâu. Chỉ còn Trung quốc và Venezuela là 2 quốc gia đối đầu với Mỹ thì Mỹ liên tiếp ra đòn trừng phạt về thương mại và tài chính. Trong tình hình hiện tại khi Trung quốc rơi vào vòng xoáy chiến tranh thương mại thì một hành động quân sự với Venezuela rất dễ được ông Trump cân nhắc, một mặt là để kết thúc sự tồn tại một chế độ phi đạo lý, giải thoát cho người dân Venezuela khỏi cảnh lầm than, một mặt để dằn mặt Trung quốc. Và nếu Trung quốc có sự can thiệp quân sự vào Venezuela thì đó cũng là một lý do cho Mỹ khởi động cuộc chiến quân sự với Trung quốc.
Mới nhất vào hôm qua, ngày 25/9, phát biểu về vấn đề Venezuela, Tổng thống Donald Trump gọi chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro là một chế độ tàn bạo và nói tình hình tại quốc gia Nam Mỹ này là không thể chấp nhận được.
Có lẽ một cuộc tấn công quân sự sẽ sớm xảy ra.