Hôm 7.9.2018 các tờ báo lớn của Slovakia đưa tin Tổng công tố liên bang Đức, ông Peter Frank và Tổng Công tố Slovakia, ông Jaromir Čižnár đã gặp nhau một lần nữa tại trụ sở Tư pháp châu Âu (Eurojust) ở Den Haag – Hà Lan. Đây là một cuộc họp giữa những người đồng nhiệm đứng đầu cơ quan điều tra của hai nhà nước Đức và Slovakia, nội dung trao đổi đặt trọng tâm vào vụ Trịnh Xuân Thanh có lẽ đã bị đưa ra khỏi khu vực Schengen cũng như khu vực EU bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia.
Ông Trịnh Xuân Thanh, một công dân Việt Nam trước đó vài ngày đã bị những mật vụ thuộc Bộ Công an Việt Nam kết hợp với mạng lưới nằm vùng tại châu Âu và các cán bộ ngoại giao Việt Nam ở Berlin tiếp tay bắt cóc ngay giữa ban ngày, hôm 23.7.2017 ở trung tâm Berlin.
“Như Tổng Công tố Slovakia, ông Jaromír Čižnár công bố tại cuộc họp báo ngày 13/8/2018: Sau cuộc họp tại Karlsruhe – Đức với Tổng công tố liên bang Đức ông Peter Frank, hai Bên đã thỏa thuận sẽ có một cuộc họp tiếp theo. Đó là cuộc họp hôm nay tại trụ sở Tư pháp châu Âu (Eurojust) ở Den Haag ngày 7 tháng 9 năm 2018. Những chi tiết về cuộc họp này sẽ được Tổng công tố Slovakia công bố trong thời gian tới“, nữ phát ngôn viên của Tổng công tố viện Andrea Predaňová trả lời tờ Pravda.
Tư pháp châu Âu (Eurojust) là một cơ quan do Liên minh châu Âu (EU) lập ra nhằm mục đích tăng cường sự hợp tác trong cuộc chiến chống tội phạm. Cơ quan này đặt trụ sở tại Den Haag – Hà Lan và có nhiệm vụ tăng cường hợp tác tư pháp và điều phối việc điều tra và truy tố tội phạm nghiêm trọng trên lãnh thổ của các quốc gia EU khác nhau. Mỗi nước thành viên cử một đại diện có tư cách là công tố viên, thẩm phán hoặc cảnh sát vào cơ quan Tư pháp châu Âu (Eurojust), họ có quyền hạn ngang bằng nhau. Cơ quan Tư pháp châu Âu (Eurojust) sẽ vào cuộc khi ít nhất hai nước thành viên có liên quan đến lĩnh vực tội phạm nghiêm trọng, tức là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Tòa án hình sự quốc tế cũng đặt trụ sở tại thành phố Den Haag – Hà Lan. Ngoài Tư pháp châu Âu (Eurojust), 27 nước thành viên EU còn thành lập và cộng tác chặt chẻ trong tổ chức Cảnh sát Hình sự châu Âu Europol, tương tự như tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol). Trụ sở của Cảnh sát Hình sự châu Âu (Europol) cũng nằm tại Den Haag – Hà Lan.
“Đã có tổng cộng 44 nhân viên các bộ, ngành và cảnh sát hộ tống cùng những người phục vụ cho chuyến đến thăm và làm việc của Bộ trưởng Tô Lâm với Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák đã được miễn trách nhiệm bảo mật thông tin, để phục vụ cuộc điều tra, nghĩa là họ được phép cung khai tất cả cho cơ quan điều tra”, nhật báo Dennik N của Slovakia cho biết thêm.
Nguồn tin từ phía Đức cũng xác nhận “Đúng là có cuộc gặp của Tổng công tố Liên bang Đức và Tổng công tố Slovakia vào hôm 7.9 tại trụ sở Tư pháp châu Âu (Eurojust) ở Den Haag – Hà Lan”.
Trước đó vào tháng 5.2018, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Slovakia Pellegrini tai Berlin để bàn về các vấn đề liên quan, trong đó đã trao đổi nhiều về vụ bắt cóc do mật vụ Việt Nam gây ra trên nước Đức, dẫn đến “tan vỡ lòng tin“ giữa nhiều nước châu Âu với Việt Nam.
Gần đây, dưới sức ép phía Đức và công luận trong nước. Chính phủ Slovakia bắt đầu có biện pháp điều tra mở rộng vụ việc, người đang được dư luận quan tâm nhất là cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia, ông Robert Kaliňák vì đã bị các đảng đối lập cáo buộc cho Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam mượn máy bay để chở Trịnh Xuân Thanh từ Bratislava sang Moscow hôm 26.7.2017.
Nhân vật thứ 2 là cựu Đại biện lâm thời Slovakia tại Hà Nội, ông Lê Hồng Quang được cho rằng đã làm trung gian móc nối, vận hành toàn bộ kế hoạch làm việc chớp nhoáng của Bộ trưởng Tô Lâm tại Slovakia, che đậy cho âm mưu chuyển người bị bắt cóc ra khỏi lãnh thổ châu Âu.
Theo một nhân chứng người Việt cho biết “Đã nhìn thấy ông Lê Hồng Quang và vợ cùng con gái rời khỏi Slovakia hôm 2.8.2018 trên một chuyến bay từ Bratislava quá cảnh qua Moscow để về Việt Nam”.
Một người bạn khác của ông Quang ở Hà Nội cho biết thêm “Tôi vừa gọi cho anh Quang hôm 9.8.2018, anh ấy đang ở Hà Nội “.
Gần đây nhất, hôm 9.9.2018 ông Lê Hồng Quang đã xuất hiện trong một cuộc gặp tạị Flamingo Đại Lải Resort, cách Hà Nội khoảng 50 Km.
Cựu Đại biện lâm thời Slovakia Lê Hồng Quang ( đeo kính trước ngực) vừa xuất hiện hôm 9.9.2018 tại Flamingo Đại Lải Resort, cách Hà Nội khoảng 50 Km
Cựu Đại biện lâm thời Slovakia Lê Hồng Quang ( ngoài cùng, bên trái) vừa xuất hiện hôm 9.9.2018 tại Flamingo Đại Lải Resort, cách Hà Nội khoảng 50 Km
Được biết, hiện nay cảnh sát điều tra Đức rất quan tâm đến nhân chứng Lê Hồng Quang vì là người đã nắm rõ và vạch kế hoạch cùng Tô Lâm tiếp cận Chính phủ Slovakia để mượn chiếc máy bay của nước này, chở người bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ra khỏi châu Âu.
Hiện nay ông Lê Hồng Quang là một nghi phạm quan trong trong vụ án bắt cóc người tại Đức, những thông tin liên quan đến các hoạt động tội pháp hình sự của nhân vật này, có thể gửi về Đại sứ quán Đức hoặc Slovakia ở Hà Nội.
Tại Đức hoặc Slovakia gửi về cơ quan cảnh sát điều tra gần nhất.
Danh thiếp của Lê Hồng Quang, cố vấn Thủ tướng Slovakia
Lê Hồng Quang cùng Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kalniak thăm một nhà máy sản xuất thiết bị an ninh của bộ Công an Việt Nam.
Văn phòng du lịch của ông Lê Hồng Quang tại Slovakia : Rolnícka 9095/142, 831 07 Vajnory, Slowakei
Ông Lê Hồng Quang,khi còn là Đại biện lâm thời Đại Sứ quán Cộng hòa Slovakia tại Việt Nam.
Chính phủ Slovakia xem xét tạm thời chưa bổ nhiệm Đại sứ tới Việt Nam vì vụ bắt cóc TXT. Ảnh: Đại sứ quán Slovakia ở Hà Nội.
Lê Anh
Nguồn – Thoibao.de