Hoàng Chi Phong là khuôn mặt của sự đấu tranh tại Hồng Kông
Trước khi người thanh niên bước vào phòng thì những phóng viên đã chen lấn để có được chỗ ngồi tốt nhất. Hoàng Chi Phong bước qua ngưỡng cửa phòng họp báo của liên bang một cách bình thản. Người thanh niên 22 bước tới bục họp báo với dáng vẻ gần giống như một chính khách trong bộ vest màu xám. Anh ta hết nhìn phải rồi nhìn trái để tất cả các phóng viên có thể chụp được hình. Khi ngồi xuống anh ta uống một ngụm nước rồi đặt một mảnh giấy trước mặt. Sau đó anh ta đã thuyết trình. 15 phút, 20 phút và không ai dám ngắt lời anh ta.
"Hồng Kông là một Berlin mới trong cuộc chiến tranh lạnh mới." Đó là những câu tạo nhà hoạt động nổi tiếng thành khuôn mặt đấu tranh ở vùng đặt quyền tại Trung Quốc (tức Hồng Kông).
Từ mấy tuần qua hàng trăm ngàn người ở Hồng Kông đã xuống đường. Đó là một phong trào không có và không cần người dẫn dắt. Tuy nhiên Hoàng Chi Phong đã đến Berlin và nói thay cho họ. Vào tuần đầu, khi cuộc biểu tình phản đối việc thỏa thuận dẫn độ với Trung Quốc vừa bắt đầu thì người thanh niên 22 tuổi vẫn đang ở trong tù. Anh ta phải ngồi tù 2 tháng vì đã vi phạm phán quyết của tòa án. Bản án này tồn tại từ đợt phong trào Dù Vàng vào năm 2014. Đối với số đông dân chúng thì việc xét xử những người đứng đầu phong trào lúc đó là dấu hiệu của một sự thay đổi ở Hồng Kông, nơi đã có tự do và quyền lợi công dân, là thứ mà Bắc Kinh chưa hề ưu đãi cho dân đại lục.
Gọng kiếng to, tóc xù và khả năng dùng đúng lời đúng lúc là đặc điểm của Hoàng Chi Phong, người mà đã tổ chức biểu tình lần đầu khi mới 12 tuổi để phản đối môn học mới có nội dung tẩy não khiến giới trẻ Hồng Kông trung thành với đảng cộng sản.
Anh ta đã nói: "Chúng tôi không bao giờ im lặng. Báo chí thì cho đó là màn châu chấu đã voi. Còn Hoàng Chi Phong thì gọi là làm được những điều không thể được.
Vào thời điểm này những người biểu tình rất cần một kẻ như anh ta để cất lên tiếng nói cho họ. Dĩ nhiên không ở Hồng Kông mà tại nước Đức, nơi mà chính phủ Đức đang gặp khó khăn trong việc ngoại giao với một cường quốc kinh tế đang lên như Trung Quốc. Bởi Trung Quốc cam kết nhiều, nhưng lại luôn bội ước. Chỗ nào Trung Quốc cũng muốn tham gia, nhưng lại không giữ đúng luật.
Lâu nay người ta luôn nghĩ rằng những cuộc biểu tình ở Hồng Kông không có người dẫn đầu, không có ai đứng ra tổ chức. Nhưng nay việc Hoàng Chi Phong đến Đức tìm kiếm sự ủng hộ của Đức và thế giới cũng như chụp hình chung với Bộ trưởng Ngoại giáo Heiko Maas, uống cà phê với Nghị viên Quốc hội Đức Christian Lindner (Đảng viên đảng FDP, người đã bị Trung cộng chỉ trích nặng nề khi đã đến Hồng Kông mấy tháng trước để gặp gỡ những người biểu tình và vừa rồi đã yêu cầu Thủ tướng phải mạnh mẽ lên tiếng với Trung Quốc về vấn đề Hồng Kông trước khi bà Merkel công du Trung Quốc) và nữ Đảng viên Margarete Bause của đảng Xanh đã cầm Dù Xanh đứng cạnh Hoàng Chi Phong đã cho thế giới biết ai là người đứng đầu phong trào đấu tranh tìm tự do và nhân quyền cho người Hồng Kông thời gian qua.
Mặc dù Hoàng Chi Phong luôn khẳng định anh ta không phải là người đứng đầu của phong trào đấu tranh, nhưng ai cũng nhận ra sự quyến rũ, nổi tiếng và gây cảm tình đúng mực của anh ta, nhất là với chính quyền Đức.
Điều mà Hoàng Chi Phong đã đạt được trong thời gian ngắn ở Đức là làm cho Bắc Kinh nổi cáu, hay còn gọi là rất bất bình như Bộ Ngoại giao Trung cộng đã lên tiếng. Thậm chí Trung cộng đã cho rằng Đức đã quyết định để Hoàng Chi Phong đến Đức là hành động dung túng quân ly khai, là hành động thiếu tôn trọng.
Trung cộng đã nhiều lần gây sức ép để Đức từ chối cho Hoàng Chi Phong nhập cảnh vào Đức, nhưng chính phủ Đức đã phớt lờ. Vì vậy Bắc Kinh đã triệu tập Đại sứ Đức tại Trung Quốc đến để bày tỏ sự tức giận này. Riêng Bắc Kinh đã thông Đại sứ Trung cộng tại Berlin để úp mở đe dọa rằng: "Sự cố này sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ song phương giữa Đức và Trung Quốc."
Qua đó cho thấy Trung cộng đã đối mặt với áp lực rất nặng nề. Việc tuần trước Carrie Lam rút lại việc thông qua Luật dẫn độ đã cho thấy Trung Quốc đang tìm cách cứu vãn tình hình. Nhưng hành động "hòa giải" đó hầu như không còn giá trị gì nữa đối với những người đã xuống đường tại Hồng Kông vì đã quá trễ và dân Hồng Kông đã phải trả một cái giá quá đắt khi nhiều người đã tử tự để phán đối và cả ngàn người đang bị giam cầm cũng như bị khởi tố.
Hiện nay dân Hồng Kông vẫn tiếp tục biểu tình và họ sẽ đấu tranh đến cùng cho tới khi 4 điều khoản họ đưa ra được đáp ứng gồm:
1. Trả tự do cho tất cả những người biểu tình đang bị giam giữ và chấm dứt một sự truy tố.
2. Điều tra một cách khách quan những vi phạm của cảnh sát Hồng Kông khi thời gian qua họ đã đàn áp dã man người biểu tình cũng như cố tình giả dạng người biểu tình để tạo ra các cuộc bạo loạn trá hình nhằm có cớ bắt giữ những người biểu tình ôn hòa.
3. Sửa đổi luật để người dân được bầu cử tự do và không có sự can thiệp của Bắc Kinh vào cử tri.
4. Không được phép gọi người biểu tình là phiến quân đảo chính, ly khai.
Hằng ngày tại Hồng Kông vẫn có những cuộc biểu tình lớn nhỏ diễn ra. Đông đảo sinh viên và học sinh đã bỏ học để hưởng ứng những người biểu tình. Thậm chí trong một trận bóng đá chiều thứ Ba khán giả đã la ó ầm ĩ rồi đồng loạt đứng quay lưng lại sân banh khi Quốc ca của Trung Quốc được cất lên như một sự phản đối, tấy chay những gì liên qua đến Trung cộng. Nhưng ngay sau đó khán giả đã cùng hát vang "Glory to Hongkong", là bản nhạc đã được soạn riêng cho phong trào đấu tranh và được cho là Quốc ca bán chính thức của Hồng Kông. Qua thái độ bài xích Trung cộng của người dân Hồng Kông hiện nay đã cho thấy một sự kết thúc biểu tình sẽ không ngày một ngày hai mà còn kéo dài cho đến khi những yêu cầu của người dân Hồng Kông được đáp ứng thỏa đáng.
Trong khi đó dân Trung Hoa Đại lục thì bất bình vì họ không được hưởng những quyền lợi đặc biệt như người Hồng Kông sau khi hay tin Carrie Lam rút lại Luật dẫn độ. Họ cho rằng người Hồng Kông có quyền đòi hỏi điều này điều kia, còn họ thì không.
Theo thông tin chưa được kiểm chứng thì nội bộ Bắc Kinh đang có rục rịch vì tranh chấp phe phái. Người ta cho rằng một số đảng viên cộng sản bảo thủ đã gây ảnh hưởng khiến Carrie Lam nhượng bộ là nhằm làm mất uy tín của Tập Cận Bình. Để rồi phế truất Tập Cận Bình vì kẻ này đang nắm trọn mọi quyền hành như một Hoàng để thời phong kiến.
Trong khi đó Tập Cận Bình lại lo ngại dân Đại lục sẽ nhìn gương Hồng Kông mà nổi loạn. Vì vậy mấy ngày qua báo chí Trung cộng hạn chế tối đa đăng tải tin tức về Hồng Kông.
Thay vì kích động dân Đại lục thù hằn, cô lập dân Hồng Kông bằng nhưng bài báo và hình ảnh tuyên truyền, xuyên tạc thì nay Bắc Kinh ráo riết kiểm duyệt những gì liên quan đến Hồng Kông.
Một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đã tự bức dây động rừng.
CHUYỆN BÊN LỀ:
Vài ngày trước một cặp gấu trúc (Panda Bear) đã được sinh ra ở sở thú Berliner Zoogarten. Gấu cha và gấu mẹ đã được Trung cộng cho Đức mượn mấy năm qua.
Hiện nay người ta đã thăm dò xem nên đặt hai chú gấu con tên gì. Đa số ý kiến đã đề nghị đặt hai chú gấu là Hồng và Kông. Biết được tin này Bắc Kinh đã nổi đóa và đang lên kế hoạch "triệu hồi" toàn bộ gấu trúc đã cho Đức mượn về để phản đối Đức đã ưu ái với người Hồng Kông.
Một trò rất trẻ con của Trung cộng đã khiến báo chí Đức cười nghiêng ngả.
Joshua Wong ist das Gesicht des Protests in Hongkong
Noch ehe der junge Mann den Raum betritt, rangeln die Fotografen bereits um die besten Plätze. Joshua Wong, der wenig später durch die Tür der Bundespressekonferenz tritt, wirkt umso ruhiger. Beinahe staatsmännisch tritt der 22-Jährige am Mittwoch in seinem grauen Anzug auf das Podium. Er schaut zunächst abwechselnd nach links und nach rechts, damit alle Kameras ihn erwischen. Als er dann sitzt, nimmt er erst einmal einen Schluck Wasser und legt sich einen Zettel zurecht. Dann redet er. 15, 20 Minuten lang, ohne dass es jemand wagt, ihn zu unterbrechen. "Hongkongist das neue Berlin in einem neuen Kalten Krieg." Es sind solche Sätze, die den bekannten Hongkonger Aktivisten erneut zum Gesicht der Proteste in der chinesischen Sonderverwaltungszone werden lassen.
Seit Wochen gehen in Hongkong Hunderttausende Menschen auf die Straße. Es ist eine Bewegung, die keinen Anführer will, keinen Anführer hat. Und doch ist Wong nun nach Berlin gekommen, um für sie zu sprechen. Die ersten Wochen, als die Proteste um das Auslieferungsabkommen mit China gerade erst begonnen hatten, da saß der 22-Jährige noch im Gefängnis. Zwei Monate musste er wegen Missachtung des Gerichts absitzen. Die Vorwürfe stammten immer noch aus der Zeit der Regenschirmbewegung von 2014. Die Prozesse gegen die führenden Köpfe der Bewegung waren damals für viele Menschen das erste Zeichen dafür, dass sich etwas verändert in ihrer Stadt. Dem stolzen Hongkong, in dem es lange Freiheiten und Rechte gab, die Peking seinen eigenen Bürgern nie zugestanden hat.....