Mạng xã hội đưa hai bức ảnh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt tay thầy giáo và ảnh Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ bắt tay một người già.
Hai bức ảnh nhận được nhiều bình luận phản cảm và chia sẻ nhanh chóng trên mạng xã hội.
Chúng ta thấy gì?
Cha ông dạy: Thầy nào, trò đó. Thầy cũng chẳng ra cái tư cách gì, khúm núm nịnh bợ. Loại người này hèn, không biết tư cách của mình khi đó là gì. Loại này học trò nó khinh cho cũng không có gì đáng thương.
Còn học trò, thì không hiểu rằng dù mình có là Vua, thì thầy mãi mãi vẫn là thầy và học trò thì phải lễ phép với thầy.
Còn cái kiểu bắt tay người khác mà mắt chăm chăm vào chén rượu, cũng không nên trách làm gì. Đây là thói quen cũng nên.
Leo lên đến đó, thì chuyện ăn là quan trọng nhất và đã thành thói quen: Ăn cơm, ăn cắp, ăn hối lộ, ăn xương máu… đủ thứ. Thế nên nhăm nhăm vào chén rượu là đặc tính riêng của đám phàm phu tục tử…
Người đứng khom lưng bắt tay kia mới đáng thương, khốn khổ, cứ thấy nó lớn hơn mình ở cái ghế là xun xoe làm cái giề. Đâu phải trên cái ghế to nào cũng là con người, nhiều khi chỉ là cái đụn rơm thôi.
Người dân Quảng Trị kể lại câu chuyện này:
Ngày trước, sau 1975, lần đầu Lê Duẩn về quê, có đến thăm một gia đình trước đó Lê Duẩn ở chăn trâu và làm thuê cho nhà đó. Nhà này giàu có nhưng sau được cách mạng “Cách mẹ cái mạng nó đi” nên tiến nhanh, tiến mạnh tiếng vững chắc lên nghèo khó.
Khi Lê Duẩn đến thăm nhà, người ta tưng bừng chuẩn bị đón tiếp Tổng Bí thư, còn bà chủ nhà vẫn ngồi trong buồng. Lê Duẩn bước vào nhà tưởng bà ở trong nhà, chào thì bà ngồi trong buồng vọng ra:
– Mi đó hả Duẩn?
Lê Duẩn phải trả lời:
– Dạ con đây, Duẩn đây.
Khi đó bà mới trong buồng bước ra.
Và Duẩn đứng yên chờ bà ra chứ bà ấy không đứng chờ Lê Duẩn, dù Lê Duẩn khi đó là vua.
Bà nông dân ấy có học hơn lão thầy giáo.
Qua hai bức ảnh, người ta có thể đúc kết được câu này về cách ứng xử nhìn thấy của quan chức cấp cao:
– TRÒ CÓ HỌC NHƯNG MẤT DẠY
– THẦY CÓ DẠY NHƯNG VÔ HỌC.
7/9/2019
J.B Nguyễn Hữu Vinh