Bộ GD-ĐT cho biết nước Việt Nam trên toàn quốc có khỏang 120 cơ sở đào tạo tiến sĩ. Năm 2013 nước ta đã có hơn 20.000 TS, so với dân số thì, nước ta đào tạo được nhiều TS , hơn tất cả các nước khác ở vùng Đông Nam Á.
Chỉ tiêu đào tạo mỗi năm bộ giáo dục đưa ra là 1,400 người cho mỗi năm nhưng con số đạt được chỉ khoảng 81%, số còn lại 19% được hiểu ngầm là đỗ TS bằng cách mua luận án.
Luận Án giá rẽ bèo được rao bán ngay trong các cơ sở với giá từ 25.000 trở lên cho mỗi Vụ Đại Học & sau Đại Học. Những luận án được bán ra được chủ yếu sao chép lại tất cả các công trình người học trước, bán lại cho người học sau. GD-ĐT Việt Nam chưa có hệ thống lưu giữ lại những luận án cũ, do đó luận án của học sinh trường nầy có thể bán và dùng lại cho học sinh trường khác dễ dàng.
GS.TSKH Bành Tiến Long - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT cho biết: "Tình trạng sao chép luận án, sao chép những sáng tạo của người khác đã đến lúc phải báo động."
Muốn làm được luận án Tiến sĩ, không cần phải nhức đầu, chỉ cần ra thẳng "Chợ" luận án trong khuôn viên trường đại học để mua. Bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH, cho biết những khiếu nại gần đây về luận án TS tập trung chủ yếu vào việc kiện sao chép công trình của người khác.
Các báo chí đã cảnh báo, tờ NLĐ cho biết : "Ngay trong khuôn viên Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, từ lâu đã tồn tại một loại chợ rất đặc thù: chợ luận án, luận văn. Chỉ một đoạn ngõ dài chưa đầy 100 mét mà đã có đến gần 30 cửa hàng photocopy san sát nhau. Ở đây, bạn có thể mua tất cả luận văn, luận án nào mà bạn thích: luật, kinh tế, báo chí, văn học, xây dựng, kiến trúc... với giá cực rẻ, khoảng 20.000-25.000 đồng/luận văn, luận án."
Những giáo sư đào tạo, đánh giá luận án của tiến sĩ cũng bị mang tiếng là SAO CHÉP thì thử hỏi những học sinh của họ có thoát khỏi sự gian lận nầy không.
GS.TSKH Bành Tiến Long - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT cũng đã bị mang tiếng về luận án SAO CHÉP được đăng trên Tạp Chí "THE INTERNATIONAL JOURNAL OF ADVANCED MANUFACTURING TECHNOLOGY, (2011) SCIE" đã bị tạp chí nầy lấy xuống.
Với 20.000 TS cho cả nước nhưng hiện nay Việt Nam vẫn chưa có một hãng làm Xe Đạp mà chỉ có những cơ sở, chủ yếu lắp ráp bằng những phụ tùng của nước ngoài nhập về.
Nước ta vẫn chưa làm được, xe đạp, xe máy, ô tô nên các phương tiện giao thông điều lệ thuộc vào nước khác.
Nếu đem so sánh nước CHXHCNVN vào năm 2013 thì thua xa nước VNCH năm 1970 vì nước VNCH đã có HÃNG XE ĐẠP PHI LONG, tự sáng chế từ sườn xe đạp đến bánh xe đạp, tuy không bền và đẹp bằng xe các đạp của Pháp, Nhật nhưng ít ra cũng hãnh diện vì Việt Nam tự chế.
Một hãnh diện khác của VNCH là đã sản xuất xe hơi vào năm 1970, với hàng tự chế là 75% và hàng nhập là 25%. Chiếc xe La Dalat của Công Ty Xe Hơi Citroën (Công Ty Xe Hơi Saigon), theo tài liệu thì Citroën nhập cảng vào Việt Nam những cơ-phận chính như bộ phận máy, tay lái, bộ nhún, bộ thắng,v.v. còn lại như đèn, kén báo hiệu, ghế nệm, dàn đồng đóng bằng tôn, mui xe bằng lá thép uốn hoặc vải, v.v. được chế tạo tại Việt Nam.
Lúc tung ra thị trường vào năm 1970, tỷ lệ cơ phận nhập cảng so với cơ phận nội địa là 75/25 cho đến năm cuối cùng khi hảng Citroën đóng cửa vào năm 1975 là 60/40. Có tất cả là 4 kiểu La Dalat : loại 4 chổ ngồi hoặc 2 chổ ngồi với thùng chở hàng.
Sự so sánh chênh lệch giữa 2 chế độ, cho thấy người Việt Nam rất thông minh và sáng tạo, chỉ cần cho họ sống trong một chế độ có Tự Do như VNCH thì cũng đủ để phát triển, làm được xe Ô TÔ từ năm 1970, tuy những chiếc xe La-Dalat vẫn còn lệ thuộc 25% vào phụ tùng nước ngoài nhưng không thể không hãnh diện vì 75% là do người VNCH tự chế.
Nếu để chế độ VNCH tồn tại cho tới ngày hôm nay thì nước ta đã có nhiều chiếc xe Ô TÔ mang thương hiệu Việt Nam, cạnh tranh với các nước khác trên thế giới.
Nước CHXHCNVN vào năm 2013 với hơn 20.000 TS đã làm được gì chưa ??? MỘT CHIẾC XE ĐẠP ? - KHÔNG, một con số KHÔNG to tướng!
Nguyễn Thùy Trang