Nguyễn Tấn Dũng ăn 100 triệu đô của Trung Quốc xong bỏ chạy, bây giờ nhân dân lãnh đủ!
Dioxin phát thải vượt 5000 lần, PGS.TS Lê Kế Sơn lên tiếng
TP - Theo PGS.TS Lê Kế Sơn, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều năm qua, Việt Nam chưa quan tâm và đầu tư đúng mức vấn đề xử lý rác thải. Đã đến lúc phải dũng cảm thay đổi công nghệ, không thể để những công nghệ xử lý rác xả ra nước thải có chứa dioxin vượt tới 5.000 lần mức cho phép như hiện nay.
Yêu cầu dừng hoạt động lò đốt lạc hậu
Theo các chuyên gia thực hiện nghiên cứu phát thải dioxin từ hoạt động công nghiệp ở Việt Nam, việc hàng loạt nhà máy xử lý rác thải thải dioxin vượt mức cho phép từ vài lần đến 5.000 lần cần phải được quản lý chặt chẽ.
Đây chính là nguồn phát thải chính dioxin và các hợp chất có độc tính giống dioxin ra môi trường (gọi tắt là DRCs). Vì thế, để hạn chế tối đa việc hình thành và phát thải DRCs từ hoạt động công nghiệp cần quản lý chặt chẽ các cơ sở thiêu đốt chất thải, yêu cầu ngừng hoạt động với các lò đốt lạc hậu, cải tiến công nghệ đang và sẽ vận hành.
Theo PGS. TS Lê Kế Sơn, những năm qua chúng ta quan tâm nhiều đến dioxin từ nguồn gốc chiến tranh. Những mẫu đất, nước trầm tích, mẫu máu, sữa mẹ ở sân bay Đà Nẵng, sân bay Biên Hòa hay Phù Cát được nói nhiều mà ít để ý đến dioxin từ công nghiệp. Thực tế những hoạt động công nghiệp quy mô nhỏ, tự phát, khó kiểm soát lại tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng về phát thải dioxin ra môi trường.
Năm 2010, nhóm nhà khoa học Nhật Bản và các cộng sự tiến hành lấy mẫu trầm tích ở Cần Giờ (TPHCM) - nơi bị rải chất độc da cam trong chiến tranh để nghiên cứu DRCs và hai mẫu ở Hà Nội. Kết quả bất ngờ khi Hà Nội, nơi chưa từng bị rải chất độc da cam trong chiến tranh lại có nồng độ dioxin cao gấp 40 lần Cần Giờ. Điều này cho thấy sự hình thành dioxin từ hoạt động công nghiệp có xu hướng gia tăng, trở nên đáng lo ngại và cần kiểm soát chặt chẽ hơn.
Theo PGS.TS Lê Kế Sơn “dù dioxin và các hợp chất có độc tính giống dioxin phát thải từ hoạt động công nghiệp không độc bằng dioxin có nguồn gốc chiến tranh nhưng dioxin vẫn là dioxin – là hoá chất độc nhất mà con người tìm thấy, là nguồn cơn của nhiều căn bệnh quái ác. Vì thế phải quản lý chặt chẽ”.
PGS Sơn cho biết, cần tập trung vào mấy việc cụ thể như đổi mới các công nghệ xử lý rác thải lạc hậu. Đây là việc làm quan trọng nhất vì công nghệ lạc hậu là nguồn gốc phát thải DRCs. Tiếp đó cần xây dựng hệ thống giám sát, quan trắc chặt chẽ nồng độ DRCs trong môi trường.
“Nhiều nước công nghiệp đã phải trả giá rất đắt cho việc thải DRCs ra môi trường. Vì vậy hàng năm họ xây dựng một chương trình giám sát rất chặt chẽ với môi trường không khí, đất, nước, trầm tích”, ông Sơn nói. Để làm được thế, Việt Nam cần xây dựng các cơ sở có khả năng phân tích DRCs lên hàng chục (hiện mới có hai cơ sở). Ngoài ra phải xây dựng hệ thống pháp lý liên quan đến quản lý DRCs, trong đó có vấn đề xử phạt với các doanh nghiệp thải DRCs ra môi trường.
Nên ưu tiên những công nghệ xanh
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế, sau 15 năm chủ yếu sử dụng công nghệ đốt để xử lý rác thải y tế thì nay đã áp dụng một số công nghệ mới như công nghệ hấp, vi sóng. Công nghệ hấp mới triển khai ở một số ít bệnh viện cấp tỉnh, cấp huyện.
Công nghệ vi sóng triển khai ở hơn chục bệnh viện tuyến trung ương. Tuy nhiên, theo PGS Nga, quản lý chất thải y tế không chỉ là đưa đi đốt hay hấp, đó là những biện pháp cực chẳng đã. Cái quan trọng là xây dựng và thực hiện một quy trình chuẩn trong xử lý. Các lãnh đạo bệnh viện khi đấu thầu trang thiết bị nên sử dụng các thiết bị, vật tư ít tạo ra rác, tiến hành phân loại, áp dụng các công nghệ xử lý xanh, thân thiện với môi trường.
Theo PGS Lê Kế Sơn, một công nghệ hiện đại phải đáp ứng các yếu tố không thải chất độc ra môi trường và thu hồi được tài nguyên từ rác như giấy, nhựa, thủy tinh hoặc biến rác thành nguyên liệu sản xuất phân vi sinh, vật liệu xây dựng hay nhiệt điện, điện sinh học. Đây là hướng Việt Nam cần đi theo trong hoạt động xử lý rác thải.
Nguyễn Hoài (nguồn Tiền Phong)