Quyền phụ nữ, gọi khái quát là quyền nữ giới hay nữ quyền, là các quyền lợi bình đẳng giới được khẳng định là dành cho phụ nữ và trẻ em gái trong nhiều xã hội trên thế giới. Tại một số nơi, những quyền này được định chế hóa hoặc hỗ trợ bởi luật pháp, phong tục và tập quán địa phương, trong khi tại một số nơi khác, chúng bị phớt lờ hoặc hạn chế. Các quyền này khác biệt với các khái niệm rộng hơn về quyền con người thông qua các nhận định về thành kiến truyền thống và lịch sử cố hữu chống lại việc thực hiện quyền của phụ nữ và trẻ em gái trong khi thiên vị nam giới và trẻ em trai.
Các vấn đề thường liên quan tới khái niệm về quyền nữ giới gồm các quyền: toàn vẹn và tự chủ thân thể, bỏ phiếu (bầu cử), nắm giữ chức vụ công, làm việc, nhận mức lương bình đẳng hoặc công bằng, nắm giữ tài sản riêng, tiếp nhận giáo dục, phục vụ trong quân ngũ, ký kết hợp đồng pháp lý, và các quyền trong hôn nhân và làm phụ huynh.
Nữ quyền là một quyền căn bản nằm trong bộ luật quốc tế về Nhân Quyền do LHQ công bố năm 1948. CHXHCNVN là một thành viên chính thức của LHQ từ năm 1977, do đó phải có trách nhiệm trong việc tôn trọng các quyền căn bản nằm trong bộ luật nầy. Trích một số điều khoản trong bộ luật Nhân Quyền do LHQ công bố vào năm 1948 liên quan đến vấn đề nữ quyền:
Điều 23.
1. Gia đình là một tế bào cơ bản và tự nhiên của xã hội, cần phải được nhà nước và xã hội bảo hộ.
2. Quyền kết hôn và lập gia đình của nam và nữ đến tuổi kết hôn phải được thừa nhận.
3. Không được tổ chức việc kết hôn nếu không có sự đồng ý hoàn toàn và tự nguyện của cặp vợ chồng tương lai.
4. Các quốc gia thành viên Công ước phải tiến hành các biện pháp thích hợp để bảo đảm sự bình đẳng về quyền và trách nhiệm của vợ và chồng trong suốt thời gian chung sống và khi ly hôn. Trong trường hợp ly hôn, phải có quy định bảo đảm sự bảo hộ cần thiết với con cái.
Điều 24.
1. Mọi trẻ em, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản hoặc dòng dõi đều có quyền được hưởng những biện pháp bảo hộ của gia đình, xã hội và nhà nước cần thiết cho người chưa thành niên.
2. Mọi trẻ em đều phải được đăng ký khai sinh ngay sau khi ra đời và phải có tên gọi.
3. Mọi trẻ em đều có quyền có quốc tịch.
Điều 25.
Mọi công dân, không có bất kỳ sự phân biệt nào như đã nêu ở điều 2 và không có bất kỳ sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội để:
a) Tham gia điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện do họ tự do lựa chọn;
b) Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, nhằm đảm bảo cho cử tri được tự do bày tỏ ý nguyện của mình;
c) Được tiếp cận với các dịch vụ công cộng ở đất nước mình trên cơ sở bình đẳng.
Cờ máu nước CHXHCN Việt Nam tại trụ sở
Liên Hợp quốc trong lễ kết nạp Việt Nam làm thành viên chính thức, ngày 20/9/1977
Tuy nhiên với bác và đảng thì ngược lại, nhiều thập niên qua những cái loa đảng và hệ thống truyền thông của csVN luôn ca tụng về người phụ nữ- song song với việc ru ngũ người đàn bà nước nam bằng các công cụ thông tin lề phải, csVN còn cho tổ chức ngày 8.3 hàng năm rất trọng thễ để vinh danh người phụ nữ và hay đưa ra những đặc quyền đặc lợi mà bác và đảng cs dành cho người phụ nữ. Nghe qua rất xôm tụ như cà pháo chấm với mắm tôm trong những bửa ăn thường nhật của nhân dân VN. Nhưng thật ra nữ quyền trong chế độ csVN chỉ là một cái bánh vẽ khổng lồ dùng để che mắt thế giới và đồng bào VN.
Tốt nhất là đồng bào nhất là giới phư nữ VN nên nghe và để tâm một câu nói đầy kinh nghiệm của một nhà lãnh đạo của miền nam VN trước 1975 nói về bản chất của người cs là "Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cs làm". Đây là những trãi ngiệm trong cuộc sống của người quốc gia về cộng sản VN. Một thí dụ dưới đây để cho thấy mánh khoé chính trị của bộ máy tuyên truyền csVN,
Cổng TTĐT tỉnh Bắc Giang http://www.bacgiang.gov.vn/ves-portal/27553/Phat-huy-vai-tro,-tiem-nang-to-lon-cua-phu-nu-Viet-Nam.html
Năm năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, tạo điều kiện cho phụ nữ và các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát huy tốt nhất vai trò, tiềm năng, sức sáng tạo, thế mạnh và khả năng đóng góp của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến phụ nữ được ban hành và thực hiện có hiệu quả, nhiều mục tiêu bình đẳng giới đạt kết quả tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần và vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng cao. Các tầng lớp phụ nữ đã phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, nỗ lực trong học tập, lao động đạt nhiều thành tích xuất sắc và có nhiều đóng góp trên tất cả các lĩnh vực của đất nước.
Nghe và thấy những lời tuyên truyền của các loa đảng trên đây nhân dân thấy một vầng hào quang đang rực rỡ đã đến với người phụ nữ VN bằng một giọng điệu rất rất nhân từ và đáng được tôn vinh.https://www.youtube.com/watch?t=1&v=NTRj2ziVSqs
Tất cã những gì cộng sản nói đều là bịp bợm!!
Nói như người cựu đại tá QĐND Bùi Tín: Từ Hồ Chí Minh cho đến các đệ tử gần gũi của ông ta đều lớn tiếng kêu gào rằng trong chế độ cũ (phi xã hội chủ nghĩa), người phụ nữ là “đồ chơi”, là “đồ trang sức” cho đàn ông và giai cấp thống trị. Buồn thay, ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta đã “giải phóng” phụ nữ khỏi cái chế độ cũ ấy để bước vào chế độ Hồ Chí Minh với thân phận vừa là “đồ chơi” vừa là “đồ trang sức” vừa là “nô lệ”.
Những nữ nô lệ của thế kỷ 20
Ngày ban hành bộ luật “Hôn nhân và gia đình”, ông Hồ Chí Minh đắc ý tuyên bố rằng thể chế chính trị ở Việt Nam là tiến bộ nhất vì là nước đầu tiên ở khu vực Á-Phi đã xóa bỏ chế độ đa thệ Nhưng cũng chính ông Hồ Chí Minh đã giới thiệu (không qua bầu bán) Lê Duẩn thay ông ta giữ ghế bí thư thứ nhất của trung ương cộng đảng Việt Nam có lẽ vì... Lê Duẩn cùng lúc ba vợ. Cũng chính ông ta bổ nhiệm Lê Đức Thọ cùng lúc hai vợ, vào chức vụ trưởng ban tổ chức trung ương cộng đảng. Cũng chính ông ta đưa ra danh sách bộ chính trị trong đại hội đảng cộng khóa 3 (1960) những nhân vật có vợ lẽ hoặc bồ nhí như
-Phạm Hùng (2 vợ),
-Hoàng Văn Hoan (bồ nhí tên là Hoa, hiện ở Pháp);
những nhân vật khác trong ban bí thư TW/ĐCSVN như:
-Tố Hữu (bồ nhí),
-Nguyễn Văn Trân (bồ nhí),
-Nguyễn Côn (bồ nhí),
-Văn Tiến Dũng (bồ nhí),
-Xuân Thủy (bồ nhí); chủ tịch tổng công đoàn, kiêm viện trưởng viện kiểm sát tối cao, kiêm chủ tịch đoàn chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc là Hoàng Quốc Việt (bồ nhí). Được phép bỏ vợ già lấy vợ trẻ như Trần Xuân Bách, Nguyễn Đức Lạc, Cù Huy Cận... Cho phép lấy thêm vợ lẽ như Trần Huy Liệu, Nguyễn Khánh Toàn, Hoàng Minh Giám... Phải chăng những đảng viên thân cận của ông Hồ vẫn được phép đa thê ? Và, thực sự trong con mắt của ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta, phụ nữ vẫn là “đồ chơi”... rẻ tiền nhất. Vì, ông ta cũng hay quất ngựa truy phong.
Sau khi được ăn hai cái bánh vẽ của ông Hồ Chí Minh là “được giải phóng” và “được bình đẳng”, người phụ nữ Việt nam bị khoác vào cổ một lô gông xiềng “3 đảm”, “tay búa tay súng”, “tay cày tay súng”.
Trong “3 đảm” có hai khoản là “đảm đang việc nước” và “đảm đang việc xã hội”, nghĩa là thay người đàn ông làm lính và nhận gánh nặng lao động sản xuất trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và kinh tế quốc phòng cũng như sức nặng của sưu dịch - tức một năm tự túc lương thực đi dân công 3 tháng hoặc gia nhập các đội thanh niên xung phong thường trực.
Người phụ nữ xưa kia làm nhiệm vụ thờ chồng, nuôi con, vun vén gia đình mình ở vị trí “nội tướng” thì nay được ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta cho làm cùng lúc vừa là lính vừa là nông hoặc công nhân, vừa là phu phen tạp dịch.
Để chắp vá thêm cho tấm bình phong che đậy bộ mặt bán nước hại dân, ông Hồ Chí Minh đích thân viết thư mời bà Hoàng Thị Thế con gái cụ Đề Thám, ở Pháp về (1960). Sau khi chụp ảnh, quay phim, báo chí trong và ngoài nước đưa tin đã tới mức “quá đầy đủ” thì bà Hoàng Thị Thế bị đưa về “lưu đày” ở Bắc Giang. Cũng may chính quyền ở tỉnh và huyện hầu hết là binh lính hoặc con em binh lính cụ Đề Thám nên bà Thế không bị khó khăn lắm. Thế là ông Hồ cho lôi bà về Hà-nội, ở một phòng thuộc lầu 2 nhà tập thể trong ngõ Khâm Thiên, tháng tháng ra Mặt Trận Tổ Quốc lĩnh một số tiền vừa đủ khỏi chết đóị Bà Thế xin trở lại Pháp không được và đã chết già trong cô đơn và nghèo khổ. Nguồn http://nhabaobuitin.blogspot.de/2011/12/phu-nu-viet-nam-duoi-ach-thong-tri-cua.html
Ngay “được” làm vợ của các “ông lớn” thì nhiều phụ nữ cũng vẫn chỉ như “con ở”; chẳng có chút bình đẳng nào trong quan hệ vợ chồng. Thí dụ như vợ chồng Trường Chinh, trong khi ông ta ngồi ăn cơm thì bà vợ mặc áo dài đứng hầu cơm. Hay như Lê Duẩn, bà vợ cả được cho qua “gánh việc nước” ở sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung cộng). Còn Xuân Thủy, ngự tọa trong tòa vi-la liền tường với trường Nguyễn Trãi (cũ) ở đường Lý Thường Kiệt, sang trọng tiếp các Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Hằng v.v... để bàn “việc nước” ở nhà trên; còn bà vợ già răng đen, ăn trầu thuốc, lấy ông ta từ khi Xuân Thủy còn thái dao cầu, tán thuốc bắc ở ga Đa Phúc thì... ăn ngủ ở nhà ngang, chỗ xưa chủ Tây cho bồi bếp và chị hai ở! Nữ ca sỹ Diệu Thúy, giọng hát trẻ đang lên, vừa tốt nghiệp trường đại học âm nhạc Hà-nội, trong chuyến đi Chili - thời kỳ A-gien-đê cầm quyền - với bí thư thứ nhất đoàn thanh niên lao động (cộng sản) Hồ Chí Minh là Vũ Quang, bị “ăn cơm trước kẻng” (tức ngủ trước khi cưới) khi ghé qua La Habana; về làm vợ Vũ Quang.
Ở miền Bắc, phụ nữ vừa là lính; vừa là lao động chính thay trâu cày bừa trên đồng ruộng, thay máy trong các công trường xí nghiệp; vừa là phu đi đắp đường, khẩn hoang, xây dựng các công trình phục vụ quân sự, hoặc có thời hạn - mỗi năm 3 tháng phải tự túc lương thực, hoặc phải thường trực - tức thanh niên xung phong. Người phụ nữ phải làm tất cả những việc nặng nhọc nhất, hoàn toàn không phù hợp với giới tính; bị bóc lột sức lao động tàn khốc dưới cái trò thi đua “làm thay cho đồng bào miền Nam”, làm thay cho anh “anh Trổi, chị Quyên” để phải lao động cả 3 ca/ngày và hoàn toàn không có ngày nghỉ trong suốt 3 tháng đi sưu như vậy trong mỗi năm. Còn nữ thanh niên xung phong ? Được nuôi cơm... độn, một năm 2 bộ quần áo, được đi phép 10 ngày/năm, được lương tháng đủ ăn... những 2 tô phở theo giá mậu dịch quốc doanh (nếu là nam giới thì chỉ đủ tiền một lần hớt tóc). Điều đáng nói là chị em phải lao động không kể giờ giấc, hoàn cảnh, địa hình, tình trạng sức khỏe. Nghĩa là ngày kinh nguyệt cũng phải lội sông, ngâm bùn, gánh nặng; ốm bệnh cũng phải lao động; lao động không kể ngày đêm : từ làm đường ở Trường Sơn cho đến phá bom nổ chậm; từ tải thương cho đến gánh vác súng đạn. Ấy thế mà trong thực tế người nào cũng phải làm đơn “xin hiến” 10 ngày phép năm cho “đảng” và “bác” cho đến khi “cách mạng thành công” và còn thi đua “mặc áo cũ không lãnh áo mới” để tiết kiệm tiền của vào việc “đánh Mỹ-Ngụy”! Mỗi tháng còn vài lần nhịn ăn lấy gạo “giúp đồng bào miền Nam ruột thịt” (vì như sách, truyện của đảng cho biết : miền Nam đói khổ đến nỗi lính Mỹ còn phải “cưỡi trực thăng đi cướp từng bao gạo” và nhà buôn thì trộn hạt ny-lông vào gạo để bán)!!! Bị chôn vùi cả tuổi trẻ trong rừng sâu, bị lừa đảo niềm tin, bị tước đoạt sức khỏe và hạnh phúc, bị làm “trò giải khuây” cho những người lính “sinh Bắc tử Nam” trên đường hành quân... nên hầu hết nữ thanh niên xung phong bị bệnh phụ khoa, bị rong kinh, bị sốt rét rừng, bị bệnh đường ruột, bị tâm thần... mà không được chữa chạy, bị... phá thai chôn gốc cây rừng v.v... Có ai thoát về làng thì cũng... quá lứa lỡ thì ! Ông Hồ Chí Minh kêu gọi thanh niên rằng :“Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” cũng như bài “Thanh niên xung phong ca” có câu :
“Bác Hồ dạy chúng ta
Không có việc gì khó
Đào núi và lấp biển
Quyết chí cũng làm nên”
Nhưng chỉ có “thơ ghế đá” mới nói đúng số phận của nữ thanh niên xung phong :
“Em là thanh niên xung phong
Đắp đường, tải đạn, long đong tháng ngày
Đảng nuôi hai bữa một ngày
Cơm độn ba bát, muối đầy lòng tay
Aó quần hai bộ đổi thay
Một năm đi phép mười ngày... “có lương”
Cho nên chẳng có người thương
Xuân tình chợt gặp giữa đường với nhau
Nói ra bảo kể khổ đau
Thời gian thấm thoát bước mau về già
Sốt rừng da mái, mắt lòa
Đảng cho giải ngũ về nhà ăn rơm !
Tuổi xuân chôn chốn Trường sơn
Nhiều cô thai nạo vứt chân cây rừng
Về làng chân bước ngập ngừng
Tương lai mờ mịt, gối trùng, lưng cong
Biết khôn đã chót vào tròng !!!”
Hai chính sách nữa rất tàn bạo của ông Hồ Chí Minh và cái đảng Mafia của ông ta đối với phụ nữ miền Bắc Việt Nam (kể cả một số vùng trong Nam gọi là “vùng giải phóng”) là đem phụ nữ làm cái mồi câu, làm vật khen thưởng mua bán (nhất là phụ nữ ở nông thôn): một là tổ chức theo lối cưỡng bức để buộc nữ thanh niên lấy chồng là thương bệnh binh - nhất là những người lính bị tàn phế nặng - làm chồng mà còn phải làm đơn tình nguyện “lao động nuôi chồng” không nhận một thứ trợ cấp nào. Chính sách tàn bạo này đã là nguyên nhân của biết bao vụ “vợ đầu độc chồng” cho thoát nợ đời hoặc người vợ đành... tự tử chết mà không nhắm được mắt. Hai là tổ chức cưới cho những thanh niên bị bắt lính trước khi nhập ngũ vài ngày nhằm trút gánh nặng lao động bên gia đình người tân binh lên đầu người phụ nữ, nhằm lấp lỗ hổng trong luật nghĩa vụ quân sự về khoản “miễn đi lính cho những thanh niên là con một trong gia đình”. Chính quyền Hồ Chí Minh tổ chức lấy vợ cho thanh niên đến tuổi bắt lính và lý luận rằng “khi người thanh niên con một có vợ thì không còn là con một nữa vì vợ cũng là con trong gia đình nên không được miễn lính như luật nghĩa vụ quân sự qui định”!!! Còn nữa, đó là ràng buộc tình cảm người lính với “quê hương” để yên tâm đi chiến đấu cho “sự nghiệp của đảng và bác” vì cha mẹ đã có vợ “đảm đang” (khoản thứ ba trong đường lối “3 đảm” của phụ nữ), hệt như ngón võ “tập kết ra Bắc” của năm 1954.
Đó là lời những lời kể của nhà báo Bùi Tín, từng là Phó Tổng Biên Tập của tờ Nhân Dân, tiếng nói của đảng Mafia csV, kiêm Tổng biên tập tuần báo Nhân Dân Chủ Nhật.
Sự thật về con người của HCM
KHÁI NIỆM VỀ NỮ QUYỀN TẠI VN:
Trong lúc người phụ nữ VN còn nằm trong quỹ đạo " Trọng nam khinh nữ", bị chà đạp nữ quyền trong thời quân chủ chuyên chế một cách triệt đễ- vì sự xuất hiện của Nho giáo và Khổng thuyết tại một số nước phương Đông, như Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật, Việt Nam...được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau: sinh con trai được quý trọng hơn sinh con gái; quyền hành của anh trai trưởng trong gia đình rất lớn (quyền huynh thế phụ); người phụ nữ phải kiêm đủ Tam tòng Tứ đức; tất cã những quyền căn bản cho người phụ nữ đều không được tôn trọng như: quyền thừa kế gia sản của cha mẹ dành cho con trai; việc truyền nghề tại các làng nghề thường không truyền cho con dâu hay con gái; người con trai được học hành để thi cử, tiến thân bằng theo con đường quan lộ nhưng người phụ nữ thì chỉ quanh quẩn với việc nhà v.v. Trong bối cảnh tối tăm đó, thì một minh quân của VN đã cởi trói cho người phụ nữ bằng bộ luật Hồng Đức.
Đó là một nét son rực rỡ của thời Lê Sơ: nhân quyền và nữ quyền đã thấy xuất hiện lần đầu tiên tại VN và củng là đầu tiên trên thế giới, người phụ nữ được luật pháp bảo vệ, đề cao.
Để thấy rõ việc nầy, chúng ta nên xem lại pháp luật nhà nước thời Lê Sơ là một trong những thành tựu lớn của lịch sử văn hóa văn minh ở Việt Nam và cả ở toàn châu Á thời trung đại. Quả thật bộ luật Hồng Đức có những đặc điểm làm chúng ta đi từ kinh ngạc tới thán phục. Điểm đặc sắc lớn đầu tiên là bộ luật cổ kính này đã bảo vệ và đề cao nhân quyền trong hai lãnh vực: các quyền bình đẳng và các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của mọi người dân đương thời.Trong các quyền bình đẳng, đáng chú ý là quyền bình đẳng giữa đàn bà và đàn ông, giữa vợ và chồng, giữa các sắc tộc trên toàn cõi Đại Việt. Mọi người dân có quyền hưởng cơ hội đồng đều về giáo dục, quyền tự do mở trường dạy học, tự do chọn trường và chọn thầy, phụ huynh có thể mời thầy về nhà dạy con mình từ vỡ lòng tới lúc chuẩn bị đi thi tiến sĩ, v.v...
Các sắc tộc ít người có quyền tự trị hành chánh vì nhà nước đã đặt ra cấp châu (ngang cấp huyện của người Việt) do chính người sắc tộc giữ chức tri châu (ngang cấp tri huyện vùng đồng bằng) để cai trị dân vùng cao; dưới các tri châu là các pơ tao (ngang cấp xã quan ở đồng bằng) là những tù trưởng cha truyền con nối cai trị các buôn làng. Các sắc tộc ít người được tự do canh tác các mảnh đất hoang ở vùng cao không hạn chế diện tích , v.v... Rõ ràng pháp luật thời Lê Sơ đã rất cởi mở và tiên tiến trong lãnh vực nhân quyền. https://vi.wikipedia.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt_H%E1%BB%93ng_%C4%90%E1%BB%A9c
Điểm đặc sắc lớn thứ hai mà có lẽ ưu tú nhất là bộ luật Hồng Đức bảo vệ và đề cao nữ quyền, một điều hiếm thấy trong pháp luật và văn hóa Á Đông suốt thời trung đại:
- Bộ luật qui định quyền thuận tình kết hôn và thành lập một gia đình giữa đàn bà và đàn ông, quyền người mẹ và trẻ em được săn sóc và bảo vệ.
- Khi qui định quyền bình đẳng dân sự giữa vợ và chồng, luật Hồng Đức nêu rõ : nếu người chồng chểnh mảng hay bỏ bê vợ vì si mê một người đàn bà khác thì sẽ bị trừng phạt nếu vợ cáo giác trước cửa quan.
- Bộ luật qui định vợ chồng hoàn toàn bình đẳng về hôn sản: lúc hai người còn sống chung, vợ chồng đều bình quyền trong việc quản trị tài sản gia đình. Khi vợ hay chồng mất thì người còn sống, bất luận là vợ hay chồng, có quyền thu hồi đầy đủ quyền sở hữu toàn bộ bất động sản xuất phát từ gia đình bố mẹ mình, đồng thời có quyền thu hồi một nửa phần bất động sản do hai vợ chồng tạo mãi trong thời kỳ sống chung.
- Con gái được hưởng quyền chia gia tài bình đẳng như con trai. Trong trường hợp gia đình không có con trai thì con gái trưởng được quyền thừa kế hương hỏa , v.v...
Khi bảo vệ và đề cao nữ quyền như đã thấy trên đây, bộ luật Hồng Đức đã xác nhận truyền thống chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam lâu đời, và đã cho chủ nghĩa Tống Nho một bài học đích đáng.
Năm 1987, giới Đông phương học và giới văn hóa đã ghi nhận một sự kiện đặc sắc: nhà xuất bản Đại học Ohio (Hoa Kỳ) công bố công trình nghiên cứu, kèm theo bản dịch tiếng Anh của toàn văn bộ luật Hồng Đức nhan đề Lê's Code : Law in traditionnal Vietnam của ba giáo sư Tạ Văn Tài, Nguyễn Ngọc Huy và Trần Văn Liêm.
Ngay sau đó, giáo sư Olivier Oldman, chủ nhiệm khoa Luật Đông Á, thuộc trường Luật Đại Học Harward, đã đánh giá :
" Bộ luật thời Lê của nước Việt Nam truyền thống là một công trình bất hủ ở vùng đại Đông Á truyền thống [ ... ] Chúng ta thấy triều Lê vào những thế kỷ đặc sắc của mình đã nỗ lực xây dựng một quốc gia vững mạnh như thế nào để bảo vệ những quyền hợp pháp của con người thông qua một hệ thống pháp luật tiến bộ, trong đó có nhiều điều đã có thể sánh ngang về mặt chức năng với những quan điểm pháp luật phương Tây cận hiện đại ".
SỰ NHEN NHÚM NỮ QUYỀN TẠI VN ĐẦU THẾ KỶ XX:
Trong bối cảnh xã hội nam quyền theo quan niệm tư tưỡng của Khổng-Nho thường nữ quyền vẩn được coi là xa xí phẫm, vì thế người phụ nữ thường được khuyến khích cam chịu thân phận, an phận thủ thường. Trong văn học VN, một người phụ nữ hay lên tiếng nói của một nhà thơ nữ như Hồ Xuân Hương (1772; † 1822) đề cập đến quyền sống phụ nữ xét về đời sống bản năng có ý nghĩa bênh vực nữ quyền thực sự. Bởi vì so với nam giới, người phụ nữ chịu nhiều bất công, thiệt thòi nhất trong đời sống bản năng.
Ngay trước công nguyên vài ngàn năm, công chúa Tiên Dung đã không tuân mệnh vua cha, tự mình quyết định kết hôn với Chử Đồng Tử, một chàng đánh cá nghèo khổ, mình trần thân trụi, lại quyết định cùng chồng sáng lập cơ nghiệp. Chuyện này ở Việt Nam đã trở thành một biểu tượng đẹp về ý chí tự lập, tự cường, khẳng định quyền sống và quyền hưởng hạnh phúc của người phụ nữ.
Vào năm 40 đầu công nguyên, người phất ngọn cờ cứu nước đầu tiên ở Việt Nam thuộc về hai nữ anh hùng Trưng Trắc và Trưng Nhị. Dưới truớng hai vị nữ anh hùng này hầu hết là nữ binh, nữ tướng, còn đám nam giới dũng cảm muốn đi theo hai Bà cũng phải ăn mặc như phụ nữ. Tướng đàn ông cũng phải mặc giả nữ mới có đủ uy tín. Dù chỉ giữ được chính quyền trong ba năm, Hai Bà Trưng cũng đã truyền lại cho muôn đời sau chí khí quật khởi và khí phách hào hùng của một dân tộc quyết giành bằng được quyền sống độc lập - tự chủ. Đó là hiện tượng nam nữ bình quyền trong việc lãnh đạo toàn dân về vấn đề chống giặc giử nước.
Và cho đến nay, sau 17 thế kỷ, trên đất Việt này như còn đang vang vọng tiếng nói tràn đầy hào khí, tình yêu nước thương dân và ý thức bình đẳng, tự do của người nữ anh hùng họ Triệu ( Triệu thị Trinh 225; † 248) ): “Ta muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta” .
Lịch sử Việt Nam còn tiếp tục ghi nhận tài năng trị nước của Ỷ Lan thái phi (?-1117) và tư duy triết lý của ni sư Diệu Nhân (1041-1113) thời Lý; năng lực tổ chức hậu cần quân đội của Linh Từ quốc mẫu (thế kỷ XIII) cũng như óc sáng suốt, phẩm chất công minh chính trực của Phụng Dương công chúa (thế kỷ XIII) đời Trần. Còn tên tuổi của các nữ tướng như Bùi Thị Xuân thời Tây Sơn, v.v... mãi mãi là niềm tự hào của toàn dân tộc.
Ngay cả thời kỳ tối tăm của nhiều thế kỷ của thời quân chủ tại Việt Nam không cho phép người phụ nữ được học hành thi cử và từ đời này qua đời khác các nhà hủ nho cứ thay nhau ra rả tụng những tín điều sai lầm và bất công của Khổng giáo “nam tôn nữ ti” (đàn ông là cao quý, đàn bà là thấp hèn), “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một con trai coi như là có, mười con gái coi như là không)... nhưng rồi tất cả vẫn cứ phải nghiêng mình bái phục trước tài năng kiệt xuất của các bậc nữ thi hào. Đó là Đoàn Thị Điểm với Truyền kỳ tân phả và bài dịch thơ lừng danh khúc ngâm Chinh phụ. Đó là Hồ Xuân Hương - bà chúa thơ Nôm với những ngọn roi quất vào mặt giới lãnh đạo vua chúa nho sĩ......thời quân chủ. Thơ Hồ Xuân Hương với một nghệ thuật dùng chữ tuyệt và một nội dung chan chứa tình nhân ái và tinh thần trào lộng đã trở thành một ngọn cờ tư tưởng phục hưng nữ quyền, một hiện tượng văn hóa độc đáo của Việt Nam và nhân loại.
Bàn về vấn đề trọng nam khinh nữ trong văn hóa Việt, nhà báo nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20, Phan Kế Bính viết: Tục ta trọng nam khinh nữ thì là một tục trái hẳn với cách văn minh... Tục ta thì phần nhiều áp chế đàn bà quá. Có người coi vợ như kẻ ăn người ở, nào là bắt sửa túi nâng khăn, nào là bắt cơm dâng nước tiến, nào là bẻ hành bẻ tỏi, nào là bắt nhặt bắt khoan. Chồng ăn chơi như phá không sao, vợ xểnh ra một chút đã sinh ra ỏm tỏi; chồng chim chuột như quỷ thì chẳng hề gì, vợ động đi đâu một lúc thì sinh ra ngờ vực, ấy là trái với đạo công bằng...
Đến thời Pháp thuộc ở VN, ảnh hưởng vào sự quảng bá văn hoá Pháp, báo chí đã đề cập tới vấn đề phụ nữ. Ngay từ năm 1907, trên Đăng Cổ tùng báo, một tờ báo tiếng Việt hiếm hoi lúc bấy giờ đã xuất hiện mục “ Nhời đàn bà” như một diễn đàn của phụ nữ. Ra đời trong bối cảnh của phong trào Duy tân và Đông Kinh nghĩa thục, những vấn đề phụ nữ trên Đăng cổ tùng báo do đó chủ yếu nhằm phê phán hủ tục trong tang ma, cưới xin.. tục đa thê và những quan niệm không đúng về việc phụ nữ đi học.
Vấn đề nữ quyền và sự ra đời của tờ báo phụ nữ đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam- báo Nữ giới "Phụ Nữ Tân Văn". Bên dưới đây là một số hình ảnh báo Phụ Nữ Tân Văn được người viết sưu tầm trên Internet.
Ngay từ năm 1914, giới báo chí Việt Nam đã đề xuất việc ra một tờ báo dành riêng cho phụ nữ. Mặc dù được nhiều người ủng hộ, nhưng phải đến năm 1918, tờ báo dành riêng cho phụ nữ đầu tiên mới ra đời. Đó là báo Nữ giới chung xuất bản số đầu tiên ngày 1/2/1918 tại Sài Gòn do bà Sương Nguyệt Anh làm chủ bút. Bà Sương Nguyệt Anh là con gái thứ năm của nhà thơ yêu nước Nam Bộ Nguyễn Đình Chiểu.
Mặc dù mục đích của tờ báo được nêu trong phần mở đầu báo là “khởi xướng phong trào nữ học, nó không dám dính líu đến chính trị và không có ý tranh đua với nam giới”, nhưng bằng một loạt bài Nghĩa nam nữ bình quyền là gì của Sương Nguyệt Anh, Bàn thêm về chữ nữ quyền của cô Bích Đào hay Nữ quyền tự do luận của cô Liễu, vấn đề nữ quyền và quyền bình đẳng nam nữ đã được đề cập đến một cách trực tiếp với nội dung cụ thể: Nữ quyền là gì? và thế nào là quyền bình đẳng nam nữ? Khái niệm về nữ quyền hay quyền bình đẳng nam nữ từ đó đã khởi động mạnh trên khắp nước.
XẾP HẠNG CAO VỀ SỰ TÔN TRỌNG NỮ QUYỀN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Ngày 26 tháng 9 năm 2011, một nghiên cứu của tạp chí Newsweek được xuất bản dựa trên các quyền và chất lượng cuộc sống của phụ nữ ở các nước trên thế giới. Các yếu tố được đưa xét là công lý, sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, giáo dục, cơ hội kinh tế và quyền lực chính trị. Bảng xếp hạng được xác định bởi Lauren Streib theo các tiêu chí đồng nhất và thống kê đã có. Trong bảng xếp hạng 10 nước cao nhất trên thế giới tôn trọng về vấn đề nữ quyền, trong đó thầu hết oàn là các nước tư bản, không có nước cộng sản nào lọt vào các hạng cao trên thế giới, đó là các nước:
Nhìn trong bảng xếp hạng nầy, chúng ta nhận thấy những quốc gia trên đều là những nước theo Tư Bản CN, trong đó không có mặt các nước cộng sản.
NHÓM TỰ LỰC VĂN ĐOÀN ĐÃ PHÁ QUAN NIỆM KHỔNG TỮ - NÂNG CAO ĐỊA VỊ NGƯỜI PHỤ NỮ
Tự Lực Văn Đoàn thành lập vào trung tuần tháng 7/1933, gồm toàn bộ nhân viên toà soạn Phong Hoá : Nhất Linh, Khái Hưng, Tứ Ly (Hoàng Đạo), Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ. Trên Phong Hoá số 56 vào ngày 22 tháng 7-1933, nhóm chữ-Tự Lực Văn Đoàn đã xuất hiện lần đầu tiên trong hai khung quảng cáo sách Hồn Bướm Mơ Tiên, và Vàng và Máu :
Vì " Không cần có văn bản điều lệ : lấy lòng tin nhau làm cốt", cho nên lúc đầu Văn Đoàn không công bố tôn chỉ. Nửa năm sau, mới đưa ra trên báo Phong Hoá số #87 ngày 2/3/1934. Điều này không do ý muốn của văn đoàn mà vì bị bên ngoài hỏi thăm nhiều quá. Đó là:
1- Tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn chương chứ không phiên dịch sách nước ngoài, nếu những sách này chỉ có tính cách văn chương thôi : mục đích để làm giầu thêm văn sản trong nước.
2- Soạn hay dịch những cuốn sách có giá trị xã hội, chủ ý làm cho Người, cho Xã hội ngày một hay hơn lên.
3- Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những cuốn sách có tính cách bình dân, và cổ động cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân.
4- Dùng một lối văn giản dị dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách Annam.
5- Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời. có trí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ
6- Ca tụng những nết hay, vẻ đẹp của nước mà có tính cách bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Không có tính cách trưởng giả, quý phái.
7- Trọng tự do cá nhân.
8- Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa.
9- Đem phương pháp khoa học thái tây ứng dụng vào văn chương Annam.
10- Theo một điều trong chín điều này cũng được, miễn là đừng trái ngược với những diều khác.
Hiện nay, căn cứ trên Di Cảo " Đời Làm báo " của Nhất Linh, được gia đình ông cho công bố, chúng tôi xác định :
Thành viênTự Lực Văn Đoàn: Ngoài sáu vị đầu tiên, không ai bàn cãi. Trên Di Cảo chỉ một mình Xuân Diệu có thêm hàng chữ "Có chân trong Tự Lực Văn Đoàn". Vậy, nhà thơ vc Xuân Diệu là thành viên thứ bẩy.
1- Nhất Linh (sinh 1905, mất 1963)
2- Khái Hưng (sinh 1896, mất 1947)
3- Hoàng Đạo (sinh 1906, mất 1948)
4- Thạch Lam (sinh 1910, mất 1942)
5- Tú Mỡ (sinh 1900, mất 1976)
6- Thế Lữ (sinh 1907, mất 1989)
7- Xuân Diệu (sinh 1917, mất 1985)
Cơ sở cho hoạt động của nhóm là các tờ tuần báo: Phong hóa (từ 1932-1936),Ngày nay (1936-1946); và nhà xuất bản Đời nay (1933-1945).
Tôn chỉ” của Tự lực văn đoàn được công bố trên báo Phong Hóa số 101 ngày 8 tháng 6 năm 1934 gồm 10 điểm, đúc kết lại trong nội dung " Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ. Theo chủ nghĩa bình dân, không có tính cách trưởng giả quý phái. Tôn trọng tự do cá nhân. Làm cho người ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa. Đem phương pháp Thái Tây áp dụng vào văn chương An Các tiểu thuyết luận đề của Tự Lực Văn Đoàn đã đưa ra chủ trương nâng cao địa vị phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Tấm ảnh quý hiếm Đồi Lim chụp năm 1938. Có 4 thành viên của Tự Lực, và 2 người bạn. Có chữ chữ ký của Thế Lữ (Từ phải sang trái: Đứng: Hoàng Đạo +một người ban.
Ngồi: Khái Hưng, Thế Lữ, Xuân Diệu+ một người bạn). Ảnh sưu tầm.
LỜI KẾT:
Từ sự trưỡng thành nhận thức của phụ nữ đối với vấn đề nữ quyền cũng như sự phát triển của quá trình nhận thức tư tưởng này trong xã hội Việt Nam đã từng bước mang lại sự thay đổi thực sự cho mgười phụ nữ. Trong quá khứ, kể từ khi có bác vả đảng csVN, những người nầy đã lạm dụng quá nhiều về nữ quyền của người phụ nữ VN. Riêng với bác, người phư nữ chỉ là món đồ chơi mua vui cho bác khi cần, nhưng lúc nào mỡ miệng ra bác thường hay đóng tuồng yêu quá người phụ nữ, kêu gọi mọi người nâng cao phẫm chất của người phụ nữ (?!)
Sau khi thế giới đua nhau ruồng bõ chủ thuyết Mác-Lê vào đầu thập niên 90 ( TK 20), đảng csVN vội vã trong thiếu thốn đưa ra một Tư Tưởng học làm xương sống cho đảng csVN đi tiếp, nên đã nắn nót cái gọi là "Tư Tưởng HCM (?!)". Như ai củng biết HCM làm gì có tư TT? Điều nầy HCM củng đã từng xác nhận.
Trên thế giới, các triết gia và người trí thức thường chỉ đề cập đến Marxist, Leninist, Stalinist, Maoist, Titoist nhưng chưa nghe đến Hoist. Kể cả những học giả Tây phương thân cộng như Jean Lacouture cũng xác nhận rằng Hồ Chí Minh là một con người hành động chứ không phải là một lý thuyết gia.
Đảng Cộng Sản Việt Nam định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh như sau:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại...”
Thế nhưng, những quan điểm đó rời rạc và chung chung chứ không phải là hệ thống, không đưa đến một chương trình hành động. Tư tưởng phải nằm trong một hệ thống triết học hoặc một hệ thống tư duy, ông Hồ không đưa ra được một hệ thống mới. Hơn nữa, chính HCM cũng đã nói: Tôi không có tư tưởng nào ngoài tư tưởng Marx- Lenin.
Nếu nhận định thật kỹ. người ta chỉ thấy Tư Tưởng HCM và một TT vô đạo đức với người phụ nữ từng đi qua trong đời làm kách mệnh (?) của ông. Vì thế trong các luận điệu tuyên truyền về vấn đề nâng cao giá trị và nhân phẩm chất cho người phụ nữ đều là bịp bợm!!. Xin mời xem nhân cách của HCM với người phụ nữ VN tại link: http://toiac.webs.com/hvnngthixun.htm.