Ngày Cụ Diểm chết , tôi thấy ba tôi khóc, trở về sau ba tôi thay đổi tâm tính. Ông biến mất thời gian. Trong một bửa tôi, có cảnh sát, , quân cách mạng ,đem ba tôi đi, Thế là gia đình tôi rất khổ sở, một số người bạn của ba đến cho gạo, thực phẩm cho gia đinh. Thời gian sau ba tôi trở lại, được làm trong bưu điện, nhưng tâm tính khác hẳn, ông thường uống rượu, về đánh mẹ tôi, và tôi,có những trận đòn đau, nhưng không biết nguyên nhân lổi lầm của mình. Những lúc đó tôi thường tới nhà thờ, cầu nguyện,..Cầu xin Mẹ hảy che chở cho ba, cầu xin Mẹ hảy làm cho ba thay đổi,..Lúc đó có một người đắng sau tôi, đã lắng nghe tôi cầu nguyện, người đó là linh mục...mà sau nầy tôi gọi ông là bố..Nhờ có bố mà đức tin vửng,,,Thời thơ ấu của tôi , không có cha, nhưng tôi có bố, cho tôi lời an ủi, triều mến, Một lần bị đòn vô căn cứ, tôi đạp xe đạp trong mưa, vừa khóc, tôi ngửa mặt để những giọt mưa thắm ướt trên má tôi , được hòa với nước mắt, Tôi phải đến với bố...để được bố an ủi. Bố tôi . là linh mục Đinh Cao Thuấn
Linh muc Giuse Cao Đình Thuấn sinh năm 1925 tại Phú Nhai, giáo phận Bùi chu, chịu chức linh mục ngày 03-12-1954 tại Saigon, làm Cha phó Bùi Phát, Giáo sư Tiểu Chủng viện thánh Phanxicô, Tuyên uý quân đội (1959-1970), Hạt trưởng Hạt Hóc Môn kiêm Chánh xứ Bùi Môn, đã học tập cải tạo hơn 13 năm (1975-1988), linh mục Chánh xứ Xây Dựng 8 năm (1992-2000), hưu ỡ Nhà hưu dưỡng Linh mục Sài gòn (2000-2006) và hưu ở Giáo xứ Bùi Môn từ năm 2006, qua đời tại đó lúc 5 giờ 25 Chúa nhật ngày 12-7-2009, hưởng thọ 84 tuổi.
Cuộc đời của ngài là gương mẫu về đức vâng lời. Vâng lệnh Đức Tổng Giám mục Saigon, ngài đi làm tuyên uý quân đội với quân hàm Đại uý, rồi lên Thiếu tá làm Phó Tổng Tuyên uý, rồi lên Trung tá làm Tổng tuyên uý, cuối cùng lên đại tá, rồi từ chức Tổng tuyên uý, được cử làm tuyên uý cho Trung tấm huấn luyện sĩ quan tại Đà lạt, rồi giải ngũ về Bùi Môn.
Cha Thuấn đã giải ngũ từ lâu, đáng lẽ ra không phải đi học tập đợt đầu như những sĩ quan tại ngũ, nhưng ngài nghe lời bàn của một linh mục khác có thế giá bảo đi học tập chỉ có một tháng ở trường Tabert và ở Dòng Don Bosco Gò vấp. Không ngờ một tháng kéo mà kéo dài hơn 13 năm! Hầu hết các linh mục được cải tạo ở Sơn la Hà Tuyên. Công việc của Cha Thuấn là hằng ngày gánh nước (50 mươi gánh một ngày) từ giếng lên ngọn đồi cho anh em dùng, hoặc lấy nước vào thùng gánh, cho phân vào, quẫy đều rồi đưa đi tưới rau, hái rau cho anh em dùng. Cũng như anh em linh mục khác, lao động trong vui vẻ, chấp hành luật trại vì ý thức mình là linh mục khiến cán bộ phải nể. Dân vùng nầy nghèo nhưng họ thương “tù linh mục chính trị”, họ ném củ khoai lên đường cho, chẳng ai cúi xuống nhặt vì lệnh cấm mặc dầu bụng đang đói.
Rồi Cha Thuấn được đưa vào Thanh hoá, gia đình mới biết được tin, ra thăm ngài. Lần đầu, bà em ruột với người cháu dem 40 ký đi tiếp tế. Cán bộ cho nhận 20 ký, xin đưa cho cha Dư, họ không nhận. Cha Thuấn nói với bà em trước mặt cán bộ: “Về nói với người nhà cha Dư, cha Dư cần dược tiếp tế lắm”. Khi được tha về, cha Dư nói nếu không có mấy lần tiếp tế của người nhà chắc bị ốm chết”.
Đức Cha Phaolo Nguyễn văn Hoà, thời làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục, đã “báo cáo” lên Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II: “Không có linh mục nào đi học tập cải tạo bị vấp ngã”. Ngày Tết Nguyên đán, Đức Tổng Giám mục Phaolo Nguyễn văn Bình cũng đã đôi ba lần nói như sau: “Các cha đi học tập cải tạo sống, sống tốt quá, không biết khi về có sống tốt như vậy không?” Ai cũng biết Ngài nhắc nhở các linh mục đang ở nhà.
Khi cải tạo về, ba lần công an tới nói: “Linh mục thuộc diện được đi Mỹ”.
Ngài từ chối mặc dầu không biết tương lai mình thế nào (có được làm mục vụ không), lần thứ bốn, ngài trả lời: “Nếu Nhà nước bắt tôi di Mỹ, tôi sẽ đi, nhưng nếu cho tôi chọn, tôi chọn Việt nam…”.
Mấy năm sau, ngài được làm mục vụ, Đức Tổng Giám mục Phaolo Bình bổ nhiệm ngài làm chánh xứ giáo xứ Xây Dựng. Tuổi 65, khi đi nặng 75 ký, bây giờ còn 40 ký, về xứ, ngài bắt tay ngay cùng vời giáo dân và Hội Đồng Mục vụ “sửa sang” ngôi thánh đường, xin lại tầng một đang là trường mầm non Tuấn đức để làm hội trường, nơi sinh hoạt các đoàn thể, nơi tu học của các chủng sinh Bùi chu ở Bắc vào học, phát triển các hội đoàn (Thánh Tâm, Các Bà Mẹ Công giáo, Giới trẻ, Thiếu nhi, Ca đoàn Teresa). Để giáo dục đức tin cho thiếu nhi, ngài chuyển Kinh Thánh thành thơ ca (Tập Trường ca Cứu độ năm 1998 có 1206 câu, mỗi câu bốn hàng theo thơ lục bát):
Con đừng bắt chước người ta,
Toi công mất phúc trươc tòa hiển vinh,
Khi con cầu nguyện đọc kinh,
Vào phòng tĩnh lặng tâm tình cùng Cha. (câu 403)
Chúa Trời lượng cả bao la,
Muôn vàn ơn phúc đồ ra thắm nồng.
Hãy cầu nguyện vơi tâm hồn,
Đừng nhiều lời quá mà lòng lại xa. (câu 404)
Ngài còn sáng tác 917 bài thơ Tin Mừng làm thành tập thơ “Ca vang Lời Chúa”, tập Giáo lý (hỏi thưa), Sách Bài giảng được học giả Hoàng Xuân Việt trân trọng giới thiệu.
Như hình ngài làm việc quá sức, hai ba lần phải đưa ngài đi cấp cứu ở bệnh viện Thống Nhất và nghĩa tử của ngài đã xin Đức Tổng G.B Phạm Minh Mẫn cho ngài nghỉ hưu. Đức Tổng đã đánh gía rất cao công việc của của ngài phục vụ Chúa và địa phận.
Hưu ở nhà hưu Linh mục địa phận, như hình ngài khoẻ ra. Hôm về nhận xứ Xây dựng được hai ngày, tôi đến nhà hưu chào ngài. Ngài đưa tôi ra sân sau, chỉ cho bức phù điêu Chúa Giêsu vác lên vai con chiên lạc, chỉ cây hoa, chim cảnh. Ngài rất thích hình Chúa đi tìm chiên lạc, tìm được rồi thì vác lên vai đưa về. Tại nhà hưu, ăn cơm với các bạn linh mục già, ngài đưa thức ăn lên, rổi hạ xuống nói … Mời ngồi giải tội, ngài đi liền, Đám trẻ rất thích ngài ngồi toà vì ngài dễ tha thứ.
Ngài về hưu ở Giáo xứ Bùi Môn từ năm 2006, qua đời tại đó lúc 5 giờ 25 Chúa nhật ngày 12-7-2009, hưởng thọ 84 tuổi. Thánh Lễ An Táng đã được cử hành vào lúc 9 giờ sáng thứ Tư 15/07/09. Xác ngài được an nghỉ tại khuôn viên Thánh Đường Giáo Xứ Bùi Môn, Sàigòn.
Một cuộc đời chăn chiên, vâng phục và trải qua nhiều thử thách.