SOS NHỤC NHỤC NHỤC !!! :Người Việt tranh ăn, đại sứ quán VN cúi đầu xin lỗi
Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016
Hình ảnh nhiều người Việt Nam tranh cướp nhau khi ăn buffet
Vì xấu hổ, vì danh dự của một quốc gia, đại diện Đại sứ quan tại Malaysia phải chắp tay xin lỗi quan khách vì bị lấy hết đồ ăn.
Câu chuyện trên được ông Trương Văn Món – Giám đốc Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa Chăm kể với Đất Việt.
Đại sứ phải cúi đầu
Ông Món kể: "Tôi từng ở Malaysia 3 năm và là thành viên trong ban bí thư chi bộ. Ở Malaysia, mỗi khi đến dịp lễ 2/9, Đại sứ quán Việt Nam tổ chức sự kiện rất lớn, có mời đại diện Đại sứ quán các nước khác và người lao động Việt Nam ở nước ngoài tới dự. Chúng tôi được yêu cầu hỗ trợ tổ chức chương trình đón tiếp như chuẩn bị bàn ghế, đồ ăn tiếp khách.
Hình ảnh nhiều người Việt Nam tranh cướp nhau khi ăn buffet
Tiệc đứng tổ chức ngoài trời, lễ kỷ niệm tổ chức trong hội trường. Buổi lễ sẽ rất hoàn hảo nếu người Việt có lòng tự trọng và có ý thức cao hơn. Khi buổi lễ chưa kết thúc, trước bao nhiêu quan khách đã ào vào lấy thức ăn. Tạo ra một khung cảnh hỗn loạn vô cùng xấu hổ. Đến mức khách tham dự không còn gì ăn.
Lúc đó, vì xấu hổ, vì danh dự của một quốc gia, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại đây phải chắp tay xin lỗi quan khách vì bị cướp hết đồ ăn".
Cứ tưởng cảnh tượng trên chỉ diễn ra một lần, tuy nhiên, nó lặp lại y như cũ và năm nào cũng vậy, ông nói.
"Đến năm sau, rút kinh nghiệm, chúng tôi tổ chức một nửa tiệc ngoài trời, một nửa trong hội trường. Nhưng tình hình cũng không cải thiện được bao nhiêu. Họ ăn hết ngoài trời lại xông vào hội trường, leo lên cả tầng hai cướp đồ ăn luôn. Không biết xấu hổ là gì. Ăn xong còn vứt rác bừa bãi, chỗ nào cũng vứt. Xấu xí vậy nhưng không cải thiện được", ông Món kể.
Hết chuyện tranh ăn, ông lại kể tiếp việc thiếu ý thức ở sân bay. Theo ông, ở sân bay có những xe đẩy đồ dùng để đẩy đồ cho khách, thì người Việt Nam lại lấy để đẩy người.
"Cứ 2-3 người ngồi lên một cái xe rồi đẩy nhau. Thật không thể hiểu nổi".
Điều đáng nói là ý thức nhận thức của người Việt Nam quá thấp, khi biết rõ những việc làm không đẹp, không đúng nhưng vì thói quen, vì lợi ích của mình nên cứ làm.
Theo ông, không phải người dân nước nào cũng hoàn hảo, cũng đều tốt có điều ở trong một đất nước mà pháp luật, kỷ cương được thiết lập chặt chẽ, người dân có ý thức vươn lên, thấy sai sẽ sửa.
Chứng minh cho lời nói của mình, ông Món kể lại câu chuyện của chính bản thân ông khi còn ở Malyasia.
Ông cho biết, trong một lần đi công tác ở Malaysia, trong lúc đợi lên tàu ông được gặp lại người bạn là người Nhật Bản. Người bạn Nhật của ông đã mua hoa quả, đồ ăn chuẩn bị cho lúc đợi tàu.
Do lâu ngày mới gặp lại, hai người bị cuốn vào câu chuyện và quên mất yêu cầu không được phép mang đồ ăn, hút thuốc khi ra đảo.
Ngay lập tức, cảnh sát Malaysia bước tới yêu cầu quay lại, xử phạt ngay.
"Không như Việt Nam, hút thuốc thoải mái, dù có cấm nhưng cũng chả phạt được ai. Ở đây rõ ràng là ý thức nhưng cũng còn phải do cơ chế quản lý. Không thể chỉ kêu gọi ý thức suông nữa", ông Món nói.
Mâu thuẫn
Nghiên cứu của các chuyên gia trường ĐH Nottingham khi cho biết, Việt Nam bị xếp cuối bảng về tính trung thực. Nghiên cứu cũng cho biết, những quốc gia có tỉ lệ tham nhũng thấp sẽ ít nói dối hơn, nước Anh là quốc gia có công dân trung thực cao nhất.
Ông Món cho hay, nghiên cứu đã chỉ đúng thực chất của Việt Nam. "Việt Nam cam kết xóa đói giảm nghèo và tuyên bố tiêu chuẩn giảm nghèo của VN với Liên Hiệp quốc là 82%. Tuy nhiên, chưa nói tới số liệu thống kê có chính xác, đáng tin cậy hay không nhưng khảo sát thực tế tại các một số xã, huyện miền núi vẫn có xã có đến gần 80% là hộ nghèo.
Trước đó vài hôm, một kênh truyền hình cũng phát tại Bắc Cạn, vẫn trong diện nghèo đói, khó khăn nhưng trong thống kê thì những hộ này đã thoát nghèo. Tôi không bình luận, chỉ nêu ví dụ như vậy để hình dung cho dễ", vị chuyên gia văn hóa cho hay.
Ông cho biết, bản chất của người Việt không xấu, cơ bản là do quản lý không chặt. Khi làm được một lần, làm được lần hai, lần ba, lâu dần sẽ thành thói quen. Một thói quen cứ lặp đi lặp lại thì thành văn hóa.
Ông lấy ví dụ, đi khám bệnh, nếu có một người xé hàng để khám trước nhưng trong cả hàng đó không ai nói gì họ sẽ quen. Một người làm được, người khác sẽ làm, cứ thế ai cũng muốn xé hàng mà không muốn xếp hàng.
Năm nay tôi 45 tuổi ,tôi đã làm việc cho công ty nước ngoài nhiều năm.tôi có ý kiến thế này ,tôi cho rằng nền giáo dục từ nhà đến trường học ở ta đều có vấn đề ,vì sao tôi nói vậy ,vì nếu ai biết sử dụng ngoại ngữ chúng ta sẽ biết được điều đó khí tiếp xúc với một đứa trẻ ngoại quốc nhất là những đúa trẻ đến từ những nước phát triển.chúng rất ý thức và phát triển toàn diền kỹ năng giao tiếp đến văn hóa ứng sử nhất là những nơi công cộng.Nếu chúng ta không thay đổi cách giáo dục từ gia đình đến trường học như hiện nay thì bất kỳ biện pháp gì chúng ta chỉ giải quyết phần ngọn mà không giải quyết được phần gốc của vấn đề.( cổ nhân có câu ăn trông nồi ngồi trông hướng lẽ nào nhiều người không được học câu này ? )
Có gì đâu mà không hiểu? Nhân và quả. Giáo dục và thành quả của nó thôi. Giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Gia đình thì bay giờ được mấy % nhà nề nếp, nhà trường thì tập trung dậy kiến thức để thi cử, học thêm, học bớt, ai quan tâm hết đạo đức. Giáo dục xã hội thì ôi thôi, từ quan cho đến dân, từ tư nhân có đến nhà nước...
Làm thất thoát, tham nhũng hàng triệu USD mà chỉ cần nghiêm túc kiểm điểm và rút kinh nghiệm sâu sắc thì hành động của người dân như thế không có gì là quá đáng cả vì người dân nhìn quan để sống mà.
Những người biết xấu hổ thì đã không làm những việc như thế này, còn những người làm những điều đáng xấu hổ này thì lại không biết xấu hổ (và chắc cũng chả đọc bài này).