Cộng đồng mạng Việt Nam đang "phát sốt" vì những thông tin đang lan truyền về một nhân vật có tên là Hồ Ngọc Thắng, được báo chí Đức nhắc tới như là một nhân viên sở Di Trú Đức (Cơ quan Liên bang phụ trách tị nạn và nhập cư Đức viết tắt là BAMF).
Điều đặc biệt đó là trên trang FB Hồ Ngọc Thắng thường xuyên có những bài viết chống lại quan điểm chính thức của chính phủ Đức cũng như tấn công, thoá mạ những viên chức chính phủ Đức như nghị sĩ M. Patzelt, thành viên ủy ban nhân quyền Quốc hội Đức.
Là một người thường xuyên có bài viết trên tờ báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng CSVN với quan điểm và lập luận hoàn toàn trùng lập với ban tuyên giáo và đã từng nhiều lần được cơ quan này tặng bằng khen, Hồ Ngọc Thắng với tư cách là nhân viên sở Di Trú Đức nên hoàn toàn có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu của BAMF và qua đó dễ dàng có trong tay những thông tin về hồ sơ tị nạn của Trịnh Xuân Thanh từ rất sớm như đã được khẳng định trong bài viết của Hồ Ngọc Thắng trên FB của mình được phổ biến ngày 21.10.2016!
Trích: "..hồ sơ xin tị nạn được lập ra và đưa vào dữ liệu của Cơ quan liên bang phụ trách tị nạn và nhập cư Đức. Chỉ có các nhân viên làm việc trong Cơ quan liên bang phụ trách tị nạn và nhập cư Đức được phép truy cập hệ thống để đọc hồ sơ"
Thắng, một tín đồ của điệp viên Phạm Xuân Ẩn:
Ông Trịnh Xuân Thanh đang lẩn trốn tại CHLB Đức?
Chiều 4-10-2016, Thường trực Ban Bí thư, ông Đinh Thế Huynh trong buổi tiếp xúc cử tri quận Thanh Khê (Đà Nẵng) đã nói, 'Trịnh Xuân Thanh đã trốn sang châu Âu'. Trước đó, nhiều người đặt câu hỏi, liệu Trịnh Xuân Thanh đang lẩn trốn tại Đức? Nhưng tại buổi họp báo ngày 28-9-2016 do Đại sứ quán Đức tại Hà Nội tổ chức, Phó Đại sứ - Trưởng phòng lãnh sự - Trưởng Phòng Kinh tế, TS Wolfang Manig trả lời câu hỏi của phóng viên về trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh và cho biết, đến nay vẫn chưa có thông tin chi tiết cho biết nhân vật đó đang ở đâu. Khi chưa có thông tin chi tiết về việc ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu thì câu hỏi về việc dẫn độ nhân vật này không được đặt ra.
Theo tôi, điều đó không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn khả năng, TXT đang chui lủi ở Đức. Trong trường hợp TXT đang có mặt tại Đức mà không xuất đầu lộ diện thì có các giả thiết sau:
1. Ông TXT không muốn ở lại lâu dài ở Đức vì khả năng bị dẫn độ về VN rất cao. Trong quá khứ, Đức đã đồng ý yêu cầu dẫn độ người Việt bị VN truy nã. Trong những trường hợp đó, phía Đức đưa ra 1 điều kiện: Qua đường ngoại giao VN phải cam kết không thi hành án tử hình nếu đưa đối tượng ra tòa. Cho đến nay, VN đã thực hiện tất cả yêu đó trong các vụ việc. Theo kiểm chứng của Đức, VN cũng giữ đúng lời hứa sau khi tiếp nhận đối tượng.
2. Ông TXT đang chuẩn bị hành trình sang Canada và phải lo hộ chiếu giả. Bọn buôn người và các tổ chức tội phạm biết ông TXT là một con mồi béo bở và một cuộc thương lượng về giá cả không đơn giản và tốn kém cả thời gian và tiền bạc.
3. Ông TXT muốn ở lại Đức qua „quy chế tị nạn chính trị“. Điều đó rất phức tạp, bởi vì báo chí và dư luận xã hội VN đã biết rõ, ông TXT bỏ chạy không phải vì bị đàn áp do hoạt động chính trị chống đối mà là do tham nhũng… Nhà nước Đức không muốn nuôi dưỡng những kẻ đã phạm tội thông thường như nhận hối lộ, trộm cắp, buôn lậu, rửa tiền...Nếu muốn nộp đơn xin tị nạn và muốn có kết quả thì ông cần thời gian, công việc và rất nhiều tiền để liên lạc với bọn phản động trong và ngoài nước, trước hết là qua môi giới của những lái buôn chuyên „buôn nước bọt“. Với sự hổ trợ của những người này ông ta mới có thể „lột xác“ để thành người bất đồng chứng kiến.
Muốn xin tị nạn, trước tiên ông phải trình diện cơ quan nhà nước Đức tự tay ký giấy tờ, bị lấy vân tay và chụp ảnh. Các dữ liệu được lưu trong máy chủ của "Trung tâm thông tin người nước ngoài" (Ausländerzentralregister – viết tắt AZR) là một cơ sở dữ liệu của Cơ quan liên bang phụ trách tị nạn và nhập cư Đức (tương đương một tổng cục của VN), trực thuộc Bộ nội vụ Liên bang. Theo Wikipedia Tiếng Việt, AZR có 23,7 triệu bản ghi về người nước ngoài. Trong đó có dữ liệu từ 4,47 triệu công dân Liên minh châu Âu (Trạng thái: Tháng 2 2009). Có khoảng 6.000 nhân viên có thể truy nhập vào Cơ sở dữ liệu này, gồm có: tất cả các nhân viên Sở Ngoại kiều, các nhân viên làm việc trong Cơ quan liên bang phụ trách tị nạn và nhập cư Đức, Cảnh sát- và Nhân viên Hải quan. Ngoài ra, vân tay của người xin tị nạn được đưa vào hệ thống EURODAC của nhóm nước tham gia Hiệp định Schengen và qua đó có thể nhận biết, liệu một cá nhân đã nộp đơn xin tị nạn ở quốc gia nào đó.
(link dẫn vào Wikipedia Tiếng Việt https://vi.wikipedia.org/wiki/AZR)
Sau đó một hồ sơ xin tị nạn được lập ra và đưa vào dữ liệu của Cơ quan liên bang phụ trách tị nạn và nhập cư Đức. Chỉ có các nhân viên làm việc trong Cơ quan liên bang phụ trách tị nạn và nhập cư Đức được phép truy cập hệ thống để đọc hồ sơ. Một số người Việt đã lẩn trốn ở Đức bằng cách nhập trại tị nạn và khai man tên tuổi. Nhưng cách này thường được người “đi làm kinh tế” vận dụng, sau khi kiếm đủ tiền họ chuồn về VN hay sang nước thứ ba. Người Việt ta có câu, cái kim trong bọc sẽ có ngày lòi ra. Vì vậy, nếu ông TXT đang lẩn trốn tại Đức và muốn xin tị nạn thì sự xuất đầu lộ diện của ông là câu hỏi của thời gian.
Bên lề hội thảo quốc tế về công tác truy nã tội phạm diễn ra sáng 19-10-2016 tại Hà Nội, trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Bộ Công an cho biết công an nhiều nước đã nhận lời phối hợp với lực lượng chức năng Việt Nam truy bắt những kẻ đang mang lệnh truy nã trốn ở nước ngoài, trong đó có TXT. Nhưng nhiều người không biết, khi có đơn xin tị nạn thì tất các cơ quan khác, kể cả cảnh sát, phải chờ cho đến khi thủ tục xét đơn xin tị nạn chính thức kết thúc. Cho đến lúc đó, danh sách truy nã của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol chỉ là thứ yếu.
Link bài viết của Hồ Ngọc Thắng:
(Dân Luận)